Giải pháp hoàn thiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 88)

lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện

- Tăng cường hoạt động khuyến nơng đối với các hộ gia đình trên địa bàn huyện để tăng cường khả hấp thụ khoa học cơng nghệ, chuyển giao sang mơ hình VietGap và hữu cơ trong q trình sản xuất chăn ni các sản phẩm chủ lực trên địa bàn huyện.

- Tăng cường các hoạt động ứng dụng khoa học công nghệ. Cụ thể:

+ Tập trung đẩy mạnh ứng dụng KHKT tạo bước đột phá trong sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, phát triển nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường, tăng cường áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất an tồn.

+ Khuyến khích cơng tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất có sự tham gia, liên kết của các doanh nghiệp với người dân, tạo chuỗi giá trị sản xuất hiệu quả, bền vững.

+ Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, sản xuất nông nghiệp như truy xuất nguồn gốc sản phẩm bằng tem nhãn điện tử...

- Tăng cường xây dựng chuỗi, cụ thể như sau:

+ Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thu sản phẩm chè xanh:

Từ năm 2021 - 2022: Triển khai, xây dựng, hoàn thiện và phát triển 01 chuỗi sản xuất và chế biến chè xanh với quy mô vùng trồng nguyên liệu 15 ha tại hợp tác xã sản xuất chế biến chè an toàn Long Cốc.

Năm 2022 - 2023: Xây dựng, hỗ trợ hợp tác xã sản xuất chế biến chè Hồng Văn, xã Văn Lng xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, bao tiêu sản phẩm với quy mô 15 ha

Năm 2024 - 2025: Đánh giá tổng kết, nhân rộng thêm một số chuỗi sản xuất, chế biến chè tại các hợp tác xã khác trên cơ ở đánh giá 02 chuỗi đã triển khai; quy mô 100 ha.

+ Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm gỗ theo tiêu chuẩn FSC

Từ năm 2020 - 2025: Hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ thành gỗ lớn, quy mô 800 ha (gỗ keo).

Năm 2021 - 2022: Xây dựng hồ sơ quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) 12.000 ha tập trung trên địa bàn các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Thu Ngạc, Xuân Đài, Kim Thượng, Vinh Tiền…. Tạo nguồn nguyên liệu, nâng cao giá trị gỗ rừng trồng trong các khu rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC). Trong đó 50% gỗ được trồng trong các khu rừng được cấp chứng chỉ rừng bền vững (FSC) tham gia chuỗi phục vụ xuất khẩu

+ Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gà Nhiều cựa Tân Sơn chăn ni theo quy trình VietGap:

Từ năm 2021 - 2023: Xây dựng, hoàn thiện và phát triển chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gà Nhiều cựa chăn ni theo quy trình VietGap tại 03 hợp tác xã, với số hộ tham gia chăn nuôi 13 hộ với khả năng cung ứng ra thị trường 6.000 con/năm trở lên thông qua dự án: Liên kết tổ chức sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gà nhiều cựa Tân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Năm 2024 – 2025: Đánh giá tổng kết; tăng quy mô liên kết, tiêu thụ sản phẩm gà Nhiều cựa ra thị trường 30.000 con/năm.

Bảng 3.2. Kinh phí hỗ trợ cần thiết đối với các hoạt động chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp chủ đạo của huyện Tân Sơn

Đơn vị: triệu đồng T t Nội dung Kinh phí thực hiện Trong đó: Ngân sách Trung ương Tỉnh Huyện I Chi phí xây dựng chuỗi 13.160,00 12.910,00 250,00 1 Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu

thụ sản phẩm chè xanh (02 chuỗi) 2.170,00 2.170,00

Hỗ trợ trồng mới, thay thế giống chè 300,00 300,00 Hỗ trợ trang thiết bị, cải tiến cơng nghệ 1.400,00 1.400,00

Phân tích, chứng nhận, sản xuất theo quy

trình an tồn 200,00 200,00

Xây dựng, đăng ký nhãn hiệu, tem nhãn 170,00 170,00

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn 100,00 100,00

2 Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ sản

phẩm gỗ theo tiêu chuẩn FSC 7.780,00 7.780,00

Hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng FSC 1.200,00 1.200,00 Hỗ trợ chuyển hóa rừng gỗ lớn 6.580,00 6.580,00

3

Chuỗi liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm gà Nhiều cựa Tân Sơn theo phương pháp chăn ni an tồn sinh học.

3.210,00 2.960,00 250,00

Hỗ trợ tư vấn liên kết 300,00 300,00

Hỗ trợ hạ tầng phục vụ liên kết 729,00 729,00 Hỗ trợ giống, vật tư thiết yếu 1.651,00 1.651,00 Hỗ trợ bao bì, nhãn mác, tem truy xuất 102,00 102,00 Hỗ trợ tập huấn kỹ thuật, nâng cao

nghiệp vụ 126,00 126,00

Hỗ trợ chuyển giao công nghệ 52,00 52,00

Hỗ trợ cấp giấy chứng nhận VietGap 150,00 150,00

Hỗ trợ tiêm phòng vắc xin 100,00 100,00

II Triển khai chuỗi 1.300,00 1.300,00

Thăm quan các tỉnh một số mơ hình

chuỗi hiệu quả 300,00 300,00

Hội nghị (Xúc tiến thương mại, tổng kết,

giam gia gian hàng, hội chợ..) 250,00 250,00

Tuyên truyền (báo, đài, tờ rơi, áp phích..) 250,00 250,00

Kiểm tra, giám sát 500,00 500,00

Tổng 14.460,0

0 0,00 12.910,00

1.550,0 0

Nguồn: Tác giả tổng hợp và đề xuất

- Hỗ trợ về tìm kiếm thị trường đầu ra

Với xu thế hội nhập ngày càng sâu, rộng, sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực huyện Tân Sơn sẽ phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt với các sản phẩm cùng loại của các nước thành viên WTO trên các thị trường cả trong và ngồi nước. Vì vậy, cần đặc biệt chú trọng thực hiện tích cực và hiệu quả các giải pháp về thị trường như: Tăng cường đầu tư cho công tác điều tra, nghiên cứu, dự báo thị trường; tổ chức thường niên hội chợ triển lãm trong nước và nước ngoài để các doanh nghiệp tham gia giới thiệu, quảng bá các sản phẩm chủ lực của địa phương; các doanh nghiệp cũng cần phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc xây dựng chiến

lược tiếp thị, quản bá sản phẩm nhằm hạn chế chi phí phát sinh vơ ích. Một vấn đề khác cũng không kém phần quan trọng trong cạnh tranh là xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm vụ chủ lực, đây là khâu có thể coi là đột phá trong nhóm giải pháp về thị trường. Song song theo đó, cần mạnh dạn đột phá vào những thị trường lớn và mới nhưng có tiềm năng như Mỹ, EU, Châu Phi, Nhật Bản…, Đặc biệt, các hiệp hội doanh nghiệp cũng như cơ quan chính phủ cần hoạt động tích cực và chuyên nghiệp, phối hợp hỗ trợ nhau hiệu quả nhằm bảo đảm đầu ra vững chắc cho hàng hóa chủ lực của vùng.

Điều kiện thực hiện giải pháp

- UBND huyện quan tâm đến phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của địa phương.

- Có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa người dân và chính quyền địa phương trong phát triển sản phẩm nơng, lâm nghiệp chủ lực.

- Có nguồn NSNN đảm bảo cho các hoạt động hỗ trợ phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực của địa phương.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm nông, lâm nghiệp chủ lực trên địa bàn huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ (Trang 85 - 88)