Kinh nghiệm về hoạt động hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV tại một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

nƣớc trên thế giới

1.6.1. Hoạt động hỗ trợ tín dụng cho DNNVV ở một số nƣớc

Ở nhiều nước trên thế giới, kể cả ở những nước có nền kinh tế phát triển, DNNVV vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Bên cạnh hệ thống tín dụng thương mại, nhiều nước đã xây dựng hệ thống các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV dưới nhiều hình thức thơng qua hệ thống ngân hàng thương mại.

Tại Nhật Bản, các chính sách về DNNVV được hình thành từ những năm 1950.

Trong đó, dành một sự chú ý đặc biệt với việc hỗ trợ tài chính nhằm giúp các DNNVV tháo gỡ những khó khăn, cản trở việc tăng vốn trong q trình sản xuất kinh doanh như: khả năng tiếp cận tín dụng thấp, thiếu sự bảo đảm về vốn vay…. Các biện pháp hỗ trợ này được thực hiện thông qua hệ thống hỗ trợ tín dụng và các tổ chức tài chính cơng cộng phục vụ DNNVV.

Hệ thống hỗ trợ tín dụng giúp cho các DNNVV tiếp cận được nguồn vốn tín dụng, tạo điều kiện cho họ vay vốn của các tổ chức tín dụng tư nhân thơng qua sự bảo lãnh của Hiệp hội bảo lãnh tín dụng trên cơ sở hợp đồng bảo lãnh. Ngồi ra, cịn có 03 tổ chức tài chính cơng cộng khác. Đó là: cơng ty tài chính DNNVV, cơng ty tài chính nhân dân và ngân hàng Shoki Chukin do Chính phủ đầu tư thành lập tồn bộ hoặc một phần nhằm tài trợ vốn cho các DNNVV để đổi mới máy móc thiết bị và hỗ trợ vốn lưu động dài hạn để mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh

Tại Thái Lan: chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ DNNVV dưới hình thức cho vay vốn

với lãi suất ưu đãi. Nguồn ngân quỹ do Chính phủ cấp ở mức 260 triệu bath (hơn 10 triệu USD). Mục đích của quỹ nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất khi thành lập để xây dựng cơ sở vật chất như nhà xưởng, máy móc. DNNVV được vay khơng quá 500.000 bath, lãi suất cố định ở mức 8%/năm (bằng 1/2 mức lãi suất của NHTM). Đối với món vay khơng q 50.000 bath (2.000 USD) không phải trả lãi trong 4 tháng đầu tiên kể từ khi vay, trong thời hạn 02 năm phải trả cả gốc lẫn lãi. Đối với món vay trên 50.000 đến dưới 500.000 bath không phải trả lãi trong 12 tháng đầu kể từ khi vay và phải trả cả gốc lẫn lãi trong vòng 10 năm. Điều kiện vay là doanh nghiệp phải qua khoá bồi dưỡng ở cục hỗ trợ tài chính trong 03 tuần và được sát hạch theo 100 điều quy định về DNNVV.

Tại Indonesia, bắt đầu từ năm 1974, việc hỗ trợ tín dụng cho các DNNVV chủ yếu

NHTM. Các DNNVV thuộc nhóm mục tiêu của từng chương trình được vay vốn với lãi suất ưu đãi, thấp hơn lãi suất thị trường trong đó 23% số tín dụng được cấp là cho doanh nghiệp nhỏ. Đã có 2,5 triệu doanh nghiệp được vay tín dụng với tổng số tiền lên tới 5,7 tỷ rupia. Do việc hỗ trợ tín dụng thơng qua các NH TMCP nên phần lớn các khoản cho vay được dành cho các hoạt động thương mại ngắn hạn mà chưa chú trọng tới các hoạt động sản xuất dài hạn. Những năm gần đây, Chính phủ đã điều chỉnh theo hướng cho vay theo lãi suất thị trường. Đồng thời, Chính phủ nước này quy định tất cả các ngân hàng trong nước phải cung cấp 20% số tín dụng của họ cho các DNNVV.

Tại Malaysia, trong kế hoạch phát triển tổng thể lần thứ hai của Malaysia (1991 -

2000) đã khẳng định rõ vai trò của các DNNVV trong cơng cuộc hiện đại hố đất nước. Do vậy trong thời k này, Chính phủ đã thơng qua chương trình hỗ trợ phát triển DNNVV như: các chương trình về thị trường và hỗ trợ kỹ thuật, chương trình cho vay ưu đãi, chương trình cơng nghệ thơng tin …. Mục đích của chương trình cho vay là nhằm giúp các DNNVV có được một lượng vốn cần thiết để thúc đẩy tự động hoá và hiện đại hố, để cải tiến chất lượng. Chương trình này được thực hiện theo kế hoạch phân bổ hàng năm của Malaysia thông qua Quỹ cho vay ưu đãi, cấp tín dụng trực tiếp cho các nhà sản xuất là các DNNVV.

1.6.2. Bài học kinh nghiệm

Việt Nam là một nước đi sau trong quá trình phát triển kinh tế. Vì vậy chúng ta có nhiều thuận lợi hơn do có thể học hỏi, tiếp thu những bài học phù hợp với hoàn cảnh kinh tế nước nhà và tránh được những lệch hướng của các nước đi trước. Thông qua việc hỗ trợ các DNNVV của các nước trên thế giới, đặc biệt là sự hỗ trợ về tài chính tín dụng, chúng ta rút ra một số bài học kinh nghiệm quý giá nhằm thúc đẩy phát triển một loại hình doanh nghiệp đang chiếm một vị trí quan trọng trong hệ thống các doanh nghiệp ở nước ta như sau:

- Xây dựng nền tảng cơ bản và chắc chắn cho sự phát triển các DNNVV: nền tảng cho phát triển các DNNVV là một Chính phủ mạnh, một môi trường kinh doanh thuận lợi, minh bạch, cạnh tranh lành mạnh và cơ sở hạ tầng có hiệu quả.

- Thành lập các tổ chức hỗ trợ DNNVV vay vốn với lãi suất ưu đãi: Các tổ chức này giúp các DNNVV dễ dàng tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, cải thiện dịch vụ cho vay, nâng cao tính hiệu quả và tính cạnh tranh trong quá trình hoạt động, tạo điều kiện cho các DNNVV vay với lãi suất ưu đãi hoặc các NHTM buộc phải dành một

lượng vốn nhất định cho các DNNVV mới thành lập hoặc mua sắm cơ sở vật chất. - Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV: DNNVV ra đời góp phần đa dạng hố các thành phần kinh tế, tăng tính cạnh tranh giữa các khu vực. Ngay từ khi mới ra đời, các nước đã quan tâm thành lập các quỹ hỗ trợ phát triển DNNVV trên tất cả các mặt. Việc giúp cho các doanh nghiệp này ngay từ khi thành lập cho đến việc hỗ trợ công nghệ thông tin và cả những sản phẩm tiêu thụ … đã giúp hoạt động kinh doanh của các DNNVV dễ dàng hơn, hiệu quả hơn.

- Tăng cường hợp tác giữa tác tổ chức tín dụng với các tổ chức khác trong việc tài trợ vốn cho DNNVV: hầu hết các nước thành công trong việc giúp các DNNVV mở rộng nguồn vốn đều phát triển các cơng ty cho th tài chính với chức năng cho thuê tài chính nhằm tài trợ vốn trung, dài hạn cho các DNNVV, hình thành các tổ chức bảo lãnh tín dụng có sự hợp tác chặt chẽ của các phòng thương mại, hiệp hội doanh nghiệp, ngân hàng và chính quyền địa phương. Hoạt động bảo lãnh khắc phục được khá nhiều khó khăn trong q trình huy động vốn của các DNNVV.

- Thành lập các hiệp hội doanh nghiệp, nghiệp đoàn doanh nghiệp và hội nghề nghiệp để hỗ trợ DNNVV: do quy mô của của các DNNVV nhỏ bé nên việc liên kết, liên doanh là cần thiết nhằm giúp các DNNVV đứng vững trước những biến động của thị trường. Vì thế các nước đã thành lập các hiệp hội, nghiệp đồn DNNVV, thơng qua các hiệp hội này, các DNNVV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm, hỗ trợ thơng tin, quản lý … lẫn nhau tạo điều kiện cho việc phát triển các DNNVV.

- Xây dựng hành lang pháp lý đồng bộ và các chính sách riêng cho các DNNVV: chú trọng các chính sách riêng cho các DNNVV như: xác định đối tượng các doanh nghiệp cần hỗ trợ, lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đơn giản hố các thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực nơng thơn, ngoại thành.

Kết luận chƣơng 1

Tóm lại, trong Chương 1 của luận văn, tác giả đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề sau:

Thứ nhất, nghiên cứu những lý luận chung về tín dụng ngân hàng và cho thấy vai trị của tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Thứ hai, nghiên cứu những lý luận cơ bản về DNNVV như: khái niệm, đặc điểm, vai trò và tiêu chuẩn DNNVV của một số nước và vùng lãnh thổ trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba, tìm hiểu một số kinh nghiệm trong việc cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại đối với DNNVV của một số nước và vùng lãnh thổ trên thế giới, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI CỔ PHẦN QUÂN ĐỘI

TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)