Quy trình cho vay đối với DNNVV tại MB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

TMCP Quân Đội khu vực Tp .HCM

2.3.1. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNNVV tại Ngân hàng

2.3.1.2. Quy trình cho vay đối với DNNVV tại MB

Theo Quyết định số 3533/QĐ-MB-HS ngày 08/07/2010 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP Quân Đội, quy trình cho vay của các doanh nghiệp (áp dụng chung cho các đối tượng khách hàng) được thực hiện như sau:

Giai đoạn 1: Thẩm định và xét duyệt

(1.1) Tiếp nhận hồ sơ khách hàng: Chuyên viên QHKH thu thập hồ sơ vay vốn

và thông tin của khách hàng theo quy định và hướng dẫn của MB.

(1.2) Lập báo cáo đề xuất tín dụng: Chuyên viên QHKH lập báo cáo đề xuất tín

dụng cho khách hàng, báo cáo cấp có thẩm quyền kiểm sốt và chuyển sang bộ phận Thẩm định tín dụng theo quy định MB.

(1.3) Lập Báo cáo Thẩm định tín dụng: Chuyên viên thẩm định tín dụng tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng (theo mẫu Báo cáo thẩm định tín dụng - được quy định chi tiết tới từng nhóm khách hàng, sản phẩm);

(1.4) Thẩm định TSBĐ: Bộ phận Hỗ trợ QHKH chịu trách nhiệm thẩm định

chuyển giao qua MBAMC để định giá độc lập.

(1.5) Xét duyệt: Thẩm định tín dụng gửi Báo cáo đề xuất tín dụng, Báo cáo Thẩm định tín dụng và hồ sơ tới Cấp có thẩm quyền để phê duyệt;

Giai đoạn 2: Hoàn thiện hồ sơ, ký Hợp đồng cấp tín dụng và các Văn kiện tín dụng có liên quan

(2.1) Hồn thiện hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt

- Thẩm định tín dụng nhận lại phê duyệt từ Cấp có thẩm quyền (kèm theo Hồ sơ) và chuyển đến Hỗ trợ QHKH, QHKH để thực hiện các bước tiếp theo;

- QHKH, Thẩm định tín dụng, Hỗ trợ QHKH họp để thống nhất các điều kiện, điều khoản của các Văn kiện tín dụng theo phê duyệt (nếu cần);

- QHKH thông báo cho khách hàng các nội dung liên quan khoản vay; bổ sung, hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục theo phê duyệt (nếu có);

(2.2) Ký các Văn kiện tín dụng

- Hỗ trợ QHKH soạn thảo các Văn kiện tín dụng theo quy định của MB phù hợp với các nội dung đã được phê duyệt;

- Sau khi khách hàng hồn tất thủ tục ký các Văn kiện tín dụng có liên quan, Hỗ trợ QHKH trình ký Cấp có thẩm quyền;

- Hỗ trợ QHKH hoàn thiện các thủ tục liên quan đến TSĐB theo quy định của pháp luật, quy định của MB.

Giai đoạn 3: Giải ngân

(3.1) Nhận và lập hồ sơ

- Khi khách hàng có nhu cầu giải ngân, Hỗ trợ QHKH sẽ tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra điều kiện giải ngân;

- Cấp có thẩm quyền tại chi nhánh là Giám đốc Chi nhánh hoặc người được ủy quyền ký duyệt giải ngân;

(3.2) Nhập thông tin vào hệ thống, lưu hồ sơ: Hỗ trợ QHKH thực hiện nhập dữ

liệu vào hệ thống và lưu hồ sơ theo quy định của MB;

Giai đoạn 4: Quản lý, kiểm tra và thu hồi các khoản vay

- Chuyên viên QHKH thực hiện kiểm tra sau giải ngân: sử dụng vốn vay, tình hình khoản vay, tình hình khách hàng….được thể hiện trong biên bản kiểm tra sử dụng vốn (có xác nhận của khách hàng, báo cáo lãnh đạo phòng); trường hợp phát hiện có dấu hiệu rủi ro, chủ động báo cáo, đề xuất các biện pháp xử lý và trình lãnh đạo

phòng, lãnh đạo chi nhánh xem xét, chỉ đạo;

- Hỗ trợ QHKH (QHKH phối hợp) giải quyết các vấn đề phát sinh: gia hạn hiệu lực, sửa đổi/bổ sung, hủy bỏ các Văn kiện tín dụng, tất toán khoản vay trước hạn/đến hạn ...

Giai đoạn 5: Xử lý khoản vay xấu

- Khi phát sinh nợ quá hạn nhóm 2: QHKH, Thẩm định tín dụng, Hỗ trợ QHKH họp bàn phương án xử lý;

- Thẩm định tín dụng lập Báo cáo trình cấp có thẩm quyền xem xét giải quyết; - QHKH, thẩm định tín dụng, Lãnh đạo đơn vị kinh doanh làm việc với khách hàng để xử lý (Thẩm định tín dụng chủ trì q trình xử lý nợ);

- Đối với Tín dụng nhóm 3 – 5, Khối Quản trị rủi ro chủ trì quá trình xử lý nợ. Nợ xấu được xử lý bằng việc chuyển sang MBAMC hoặc bằng hình thức khác theo đề xuất của Khối Quản trị rủi ro phù hợp với quy định của MB

Chuyên viên QHKH vẫn có trách nhiệm quản lý, theo dõi thơng tin khách hàng trong q trình xử lý tín dụng xấu.

2.3.1.3. Về số lƣợng khách hàng DNNVV

Với xuất phát từ ý tưởng ban đầu là ngân hàng phục vụ đối tượng Khách hàng quân đội là chính, trải qua gần 19 năm hình thành và phát triển, MB đã có sự thay đổi khá lớn về chiến lược cũng như cách thức triển khai tìm kiếm và mở rộng đa dạng các loại đối tượng Khách hàng trong đó đặc biệt là đối tượng DNNVV

Số lượng Khách hàng có sự tăng trưởng khá lớn qua các năm. Nếu như trong năm 2008, tổng số lượng DNNVV có quan hệ tại MB chỉ dừng lại ở 4 con số với khoảng 8000 doanh nghiệp, thì đến năm 2010 con số này tăng lên gần gấp ba, và đến thời điểm 31/12/2012, số lượng DNNVV tại MB lên tới 32,030 khách hàng – tăng gần 50% so với năm 2010.

Năm 2010, cùng với việc mở mới thêm hàng loạt các điểm giao dịch trải dài trên các tỉnh thành, sự thay đổi quy trình tín dụng theo hướng phân tách rõ ràng nhiệm vụ chức năng của từng bộ phận trong việc tiếp cận và xử lý các nhu cầu của Khách hàng và sự ra đời nhiều sản phẩm dịch vụ mới đa dạng hơn, nhiều tiện ích hơn đã kéo nhiều Doanh nghiệp lựa chọn MB là Ngân hàng cung cấp các nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, nếu xét riêng khách hàng DNNVV tại khu vực Tp.HCM, có thể thấy dù cũng có tốt độ tăng trưởng số lượng khách hàng khá tốt, nhưng tỷ trọng số lượng khách hàng vẫn cịn khá khiêm tốn so với tồn MB. Trong 3 năm vừa qua, khu vực này chỉ chiếm từ 15-17% số lượng khách hàng tồn hệ thống MB, trong khi đó số lượng DNNVV khu vực Tp.HCM chiếm khoảng 30% so với cả nước.

Bảng 2.6 :Số lƣợng khách hàng DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Giá trị Giá trị +/- % +/- Giá trị +/- % +/-

Số lượng Khách hàng DNNVV tại Tp.HCM 3,147 4,200 1,053 33% 5,339 1,139 27% Số lượng Khách hàng DNNVV toàn MB 21,476 25,346 3,870 18% 32,030 6,684 26% Tỷ trọng KH DNNVV khu vực HCM/ toàn MB 15% 17% 17%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Với số lượng DNNVV có quan hệ tại MB khu vực Tp.HCM năm 2012 là trên 5000 (trong đó trung bình chỉ khoảng 20% doanh nghiệp đặt mối quan hệ tín dụng, tỷ lệ này đối với tồn hệ thống MB là 25%), có thể nói, MB khu vực Tp.HCM mới chỉ khai thác và chiếm thị phần 4% số lượng doanh nghiệp trên toàn địa bàn.

Như vậy theo chỉ tiêu số lượng khách hàng, sự đẩy mạnh (theo chiều rộng) cho vay khách hàng DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM giai đoạn 2010-2012 chỉ ở mức trung bình, thậm chí co xu hướng tăng trưởng chậm lại trong năm 2012 so với đà tăng của năm trước.

2.3.1.4. Về tăng trƣởng dƣ nợ

Bảng 2.7 : Dƣ nợ DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM giai đoạn 2010-2012

Đơn vị: Tỷ đồng

Năm Chỉ tiêu

2010 2011 2012

Giá trị Giá trị +/- % +/- Giá trị +/- % +/-

Dư nợ DNNVV

tại TPHCM 4,001 4,196 195 5% 5,857 1,661 40% Dư nợ DNNVV

toàn MB 18,044 20,684 2,640 15% 27,756 7,072 34%

Tỷ trọng 22% 20% 21%

Có thể thấy dư nợ của nhóm Khách hàng DNNVV tại MB nói chung và khu vực Tp.HCM nói riêng liên tục tăng trưởng qua các năm. Nếu như năm 2010, tổng dư nợ toàn MB chỉ ở mức 18,044 tỷ đồng và khu vực Tp.HCM là 4,001 tỷ đồng vì chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, điều này còn kéo dài qua năm 2011 với tốc độ tăng trưởng chỉ 15%, thậm chí riêng khu vực Tp.HCM chỉ tăng trưởng 5% dư nợ thì với định hướng kinh doanh “Tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả”, dư nợ DNNVV tồn MB có sự tăng trưởng khá tốt trong năm 2012 (Tăng 34% so với năm 2011, đạt 27,756 tỷ đồng).

Đặc biệt năm 2012, khu vực Tp.HCM nổi lên như một hiện tượng với mức tăng trưởng dư nợ 40% so với năm 2011, đạt mức 5,857 tỷ đồng bởi việc dần chú trọng phát triển tín dụng và đưa ra các chính sách ưu đãi dành cho khách hàng DNNVV trên địa bàn.

Biểu đồ 2.12 : Cơ cấu Dƣ nợ DNNVV theo địa bàn tại MB giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Tuy nhiên, nếu xét trên khía cạnh tỷ trọng dư nợ của địa bàn Tp.HCM so với tồn MB, mặc dù có cải thiện qua các năm nhưng ở mức khá khiêm tốn, từ tỷ lệ 18% năm 2010, đến năm 2012 chỉ dừng lại ở mức 21% (tỷ trọng này tại khu vực Hà Nội trung bình các năm lên đến 45%). Điều này cho thấy rằng, tốc độ phát triển và tăng trưởng dư nợ tại khu vực Tp.HCM vẫn còn thấp so với tiềm năng của địa bàn, nơi có thể nói là trung tâm kinh tế của cả nước, nhu cầu vốn kinh doanh cao, đặc biệt với lực lượng DNNVV năng động nhất nhì cả nước.

Để phân tích rõ hơn về tình hình dư nợ đối với DNNVV tại MB trên địa bàn Tp.HCM, ta xem xét cụ thể cơ cấu dư nợ xét theo các chỉ tiêu sau:

Xét theo ngành nghề kinh tế

Bảng 2.8: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM theo ngành kinh tế giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Năm Ngành

2010 2011 2012 Giá trị % Giá trị % Giá trị %

1 Công nghiệp

chế biến 953 24 1,091 26 1,464 25

2 Xây dựng 501 13 462 11 703 12

3 Thương mại 1907 48 1,972 47 2,811 48

4 Dịch vụ 345 9 420 10 586 10

5 Nông lâm ngư

nghiệp 295 7 252 6 293 5

Tổng dƣ nợ 4,001 100 4,196 100 5,857 100

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Bảng trên cho thấy cơ cấu dư nợ DNNVV trên địa bàn tập trung chủ yếu vào ngành thương mại, sau đó là ngành công nghiệp chế biến. Tỷ trọng ngành dịch vụ đã có sự tăng trưởng nhẹ qua các năm. Đây là xu hướng phù hợp với đặc điểm phát triển ngành của DNNVV trong nền kinh tế hiện nay vì hai ngành này địi hỏi vốn ít, dễ thành lập và tạo ra sản phẩm thiết yếu cho đời sống nên số lượng DNNVV hoạt động trong lĩnh vực này tương đối cao. Dư nợ đối với ngành nông-lâm nghiệp ngày càng thấp vì ngân hàng hạn chế rủi ro khi tài trợ do những năm gần đây lĩnh vực này đang gặp nhiều khó khăn, bên cạnh đó, với tốc độ đơ thị hóa ngày càng mạnh mẽ làm cho tỷ trọng các doanh nghiệp theo loại hình trên tại địa bàn bị thu hẹp

Hiện nay, MB đã và đang xây dựng những chính sách cho vay từng thời k trong đó có định hướng cụ thể ngành nghề ưu tiên hay hạn chế tài trợ để đảm bảo duy trì một cơ cấu cho vay phù hợp, đảm bảo tính an tồn và hiệu quả.

Xét theo kỳ hạn cho vay

Trong 3 năm liên tiếp từ 2010 - 2012, dư nợ cho vay ngắn hạn DNNVV trên địa bàn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ trung và dài hạn, chiếm khoảng 75%-80% tổng dư nợ cho vay DNNVV.

Bảng 2.9: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM theo thời hạn vay giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị ± (%) Giá trị ± (%) Dƣ nợ DNNVV 4,001 4,196 5% 5,857 40% Trong đó: - Dư nợ ngắn hạn 3,001 3,273 9% 4,744 45% Chiếm tỷ trọng (%) 75% 78% 81% - Dư nợ trung hạn 800 755 -6% 937 24% Chiếm tỷ trọng (%) 20% 18% 16% - Dư nợ dài hạn 200 168 -16% 176 5% Chiếm tỷ trọng (%) 5% 4% 3%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Tỷ trọng tài trợ theo k hạn cũng có sự thay đổi qua các năm. Trước tình hình khó khăn chung của nền kinh tế giai đoạn 2010 - 2012, định hướng của MB nói chung và tại khu vực Tp.HCM khá rõ ràng khi hướng tới tài trợ nhu cầu ngắn hạn của DNNVV bởi những nhu cầu ngắn hạn thường có phương án và dòng tiền luân chuyển rõ ràng, nhanh, có thể nhìn thấy ngay được hiệu quả kinh tế của phương án.

Nếu như năm 2010, vay trung dài hạn chiếm 25% tổng dư nợ thì tỷ lệ này lần lượt giảm xuống còn 22% tổng dư nợ năm 2011 và 19% tổng dư nợ năm 2012. Nguyên nhân xuất phát từ bản chất của tín dụng trung dài hạn – đây là hình thức tài trợ chứa đựng tính rủi ro cao hơn do thời gian thu hồi vốn lâu hơn tín dụng ngắn hạn, khả năng đem lại hiệu quả của phương án nằm trong tương lai nên khó có thể nắm bắt được. Vì vậy, MB đã cơ cấu lại loại k hạn này để đảm bảo sự cân đối trong việc sử dụng nguồn huy động nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Nhưng cũng chính vì định hướng nêu trên, khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV trong việc đầu tư mở rộng nhà xưởng, máy móc thiết bị càng ngày càng bị hạn chế, trong khi vốn tự có khơng đủ năng lực thực hiện.

Xét theo loại hình doanh nghiệp

Bảng 2.10: Cơ cấu dƣ nợ DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM theo loại hình doanh nghiệp giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị: Tỷ đồng

STT Năm

Chỉ tiêu 2010

2011 2012

Giá trị ± (%) Giá trị ± (%)

1 Doanh nghiệp Nhà nước,

công ty vốn nhà nước >50% 878 734 -16% 723 -1% Tỷ trọng (%) 22.0% 17.5% 12.4% 2 Công ty Cổ phần 1,919 2,045 7% 3,024 48% Tỷ trọng (%) 48% 48.7% 51.6% 3 Công ty TNHH 1,110 1,297 17% 1,919 48% Tỷ trọng (%) 27.7% 30.9% 32.8% 4 DNTN và HTX 94 120 27% 191 60% Tỷ trọng (%) 2.4% 2.9% 3.3% Tổng dƣ nợ 4,001 4,196 5% 5,857 40%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Ngân hàng TMCP Quân Đội có quan hệ tín dụng đa dạng với các thành phần kinh tế thuộc nhóm DNNVV. Tuy nhiên, nhưng năm trở lại đây, dư nợ DNNVV không tập trung nhiều vào đối tượng Doanh nghiệp Nhà nước như từ năm 2010 trở về trước mà đã tập trung cho vay vào đối tượng Công ty cổ phần và Công ty TNHH và duy trì tỉ trọng của hai đối tượng này trong tổng dư nợ cho vay DNNVV tại địa bàn Tp.HCM đến năm 2012 ở mức gần 85%. Đây là cơ cấu cho vay hợp lí do hiện nay, các công ty cổ phần và cơng ty TNHH giữ vai trị khá quan trọng trong nền kinh tế, là những chủ thể kinh tế năng động và là khách hàng tiềm năng lớn của các NHTM, đồng thời phù hợp theo chủ trương chung của Chính phủ là dần thối vốn nhà nước ra khỏi một số lĩnh vực không trọng điểm của quốc gia, tiến tới hồn thành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Bên cạnh đó, cơ cấu cho vay đa dạng, có tính ổn định cao có thể giúp Ngân hàng tăng hiệu quả hoạt động, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay DNNVV.

2.3.1.5. Về doanh số cho vay – thu nợ

phát triển và tăng trưởng tín dụng hiệu quả, MB cũng thực hiện khá tốt việc cho vay và thu nợ. Doanh số cho vay với Khách hàng là các DNNVV trên địa bàn Tp.HCM luôn tăng trưởng theo thời gian.

Bảng 2.11: Doanh số cho vay – thu nợ DNNVV tại MB khu vực Tp.HCM giai đoạn 2010 - 2012 Đơn vị: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị +/- % +/- Giá trị +/- % +/- Doanh số cho vay DNNVV 9,802 11,539 1,737 18% 17,571 6,032 52% Doanh số thu nợ DNNVV 9,698 11,344 1,646 17% 15,910 4,566 40% Dƣ nợ DNNVV 4,001 4,196 195 5% 5,857 1,661 40%

(Nguồn: Báo cáo hàng năm giai đoạn 2010 – 2012 - Khối khách hàng DNNVV MB)

Nếu như bình qn giai đoạn 2008-2009, với gói kích cầu của Chính phủ, MB thực hiện hỗ trợ lãi suất mở rộng cho vay đối với các DNNVV khiến tốc độ tăng trưởng doanh số cho vay tăng cao với mức bình quân trên 70% theo các báo cáo của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)