Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 37)

2.1. Khái quát hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng TMCP Quân Đội

2.1.3.1. Về quy mô hoạt động

Trải qua hơn 18 năm hoạt động, với những nỗ lực phấn đấu để phát triển quy mô hoạt động, Ngân hàng TMCP Quân Đội đã có sự trưởng thành vượt bậc với những bước phát triển ấn tượng, đến năm 2012 vốn chủ sở hữu đã tăng lên đến 12.864 tỷ đồng, tổng tài sản lên tới 175.610 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng cả tổng tài sản và vốn chủ sở hữu hàng năm đều ở mức cao.

Bảng 2.1: Quy mô vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của MB giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị 2011/2010 Giá trị 2012/2011 +/- % +/- % Vốn điều lệ 7,300 7,300 - 0% 10,000 2,700 37% Vốn chủ sở hữu 8,882 9,642 760 9% 12,864 3,222 33% Tổng tài sản 109,623 138,831 29,208 27% 175,610 36,779 26%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản của MB giai đoạn 2010 – 2012

Đơn vị tính: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

109,623 138,831 175,610 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 180,000 200,000 2010 2011 2012

2.1.3.2. Về hoạt động tín dụng

Thực hiện định hướng tăng trưởng vững chắc, quản lý tốt, coi trọng chất lượng cho vay, kiểm soát tốt nợ xấu. Đồng thời, tận dụng được cơ hội trong khủng hoảng khi các đối thủ cạnh tranh trên thị trường hầu hết đều gặp khó khăn trong huy động vốn nên đã thực hiện chính sách thắt chặt tín dụng, giảm quy mơ tăng trưởng cho vay thì Ngân hàng TMCP Quân Đội đã thu hút được rất nhiều khách hàng có chất lượng tốt từ các đối thủ cạnh tranh và trên thị trường, vì vậy mà trong những năm gần đây mặc dù thị trường gặp rất nhiều khó khăn nhưng Ngân hàng TMCP Quân Đội vẫn có tốc độ tăng trưởng cho vay rất cao.

Biểu đồ 2.2: Tổng dƣ nợ cho vay của MB giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Nếu như năm 2008 tổng dư nợ tín dụng của MB đạt 15,740 tỷ đồng thì đến 31/12/2012, dư nợ đã tăng gấp 3.7 lần và lên đến 74,479 tỷ đồng. Trong đó năm 2012 tăng trưởng tín dụng của MB đạt 26% so với cùng k năm 2011, hoàn thành 106% kế hoạch, vượt xa chỉ tiêu 17% đề ra đầu năm (theo phân nhóm của Ngân hàng Nhà nước), trở thành ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao nhất trong hệ thống ngân hàng. Có được điều này là nhờ trong năm 2012, MB luôn bám sát và xây dựng các chương trình bán hàng phù hợp với chính sách của Ngân hàng Nhà nước và khách hàng, tăng cường sự gắn bó và chia sẻ với khách hàng, nắm bắt ngày cơ hội tăng trưởng tín dụng khi Ngân hàng nhà nước mở room tín dụng vào nửa năm 2012 trên nền tảng đã xây dựng cơ sở khách hàng tốt trước đó.

48,797 59,045 74,479 - 10,000 20,000 30,000 40,000 50,000 60,000 70,000 80,000 2010 2011 2012

Biểu đồ 2.3: Tốc độ tăng trƣởng tín dụng của MB và hệ thống NH giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB các năm 2011- 2012)

Trong tình hình khó khăn chung của tất cả các NHTM trên cả nước do chịu ảnh hưởng bởi tác động của khủng hoảng kinh tế, MB vượt lên mạnh mẽ trong những năm trở lại đây và trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu tại Việt Nam với tốc độ tăng trưởng tín dụng rất cao. Tuy nhiên, không như xu hướng chung, với phương châm đặt chất lượng tín dụng lên hàng đầu, tỷ lệ nợ xấu tại MB được kiểm soát khá tốt, đến cuối năm 2012, tỷ lệ này đạt 1.84%, thấp hơn rất nhiều so với tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành.

Biểu đồ 2.4: Tỷ lệ nợ xấu của MB và hệ thống NH giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB các năm 2011- 2012)

65% 21% 26% 28% 12% 9% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng tín dụng của MB

2010 2011 2012 1.26% 1.61% 1.84% 2.50% 3.07% 4.08%

Có thể nói, ngồi việc bám sát khách hàng, hỗ trợ kịp thời khi khách hàng có dấu hiệu khó khăn và tìm hướng xử lý tháo gỡ, một yếu tố quan trọng nữa giúp MB kiểm soát được nợ xấu ở mức thấp vì đây là đơn vị có tính tn thủ cao, kỷ luật chặt chẽ với đặc thù doanh nghiệp quân đội. Theo đó, đạo đức và kỷ luật tín dụng là lá chắn ưu thế trong môi trường nhiều rủi ro.

2.1.3.3. Về hoạt động huy động vốn

Trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng, nguồn vốn và cơ cấu nguồn vốn luôn là nhân tố quyết định quy mô, phạm vi hoạt động, là cơ sở đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và là tiền đề cho các NHTM cạnh tranh trên thị trường. Chính vì tầm quan trọng này, MB đã tổ chức công tác thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư và các tổ chức kinh tế trên thị trường thơng qua việc đa dạng hố các hình thức huy động kết hợp với hiện đại hố cơng nghệ ngân hàng, thoả mãn kịp thời nhu cầu vốn của khách hàng cũng như thực hiện tốt các dịch vụ khác.

Bảng 2.2: Hoạt động huy động vốn từ TCKT và dân cƣ tại MB giai đoạn 2010-2012 Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị 2011/2010 Giá trị 2012/2011 +/- % +/- % Tổng huy động vốn 96,954 120,977 24,023 25% 152,384 31,407 26% - Từ TCKT & dân cƣ 65,741 89,581 23,840 36% 117,747 28,166 31% Tỷ trọng 68% 74% 77% - Từ các nguồn khác 31,213 31,396 183 1% 34,637 3,241 10% Tỷ trọng 32% 26% 23%

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Đến cuối năm 2012, kết quả huy động vốn của MB đạt 152.384 tỷ đồng, tăng 26% so với năm 2011, gấp khoảng 1,4% tốc độ tăng trưởng chung của toàn hệ thống ngân hàng, hoàn thành 109% kế hoạch. Trong cơ cấu huy động vốn, huy động vốn từ các TCKT và dân cư luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, bình quân trên 70%/tổng huy động. Điều đáng nói ở đây là tỷ lệ này có xu hướng gia tăng trong giai đoạn 2010 - 2012 – bối cảnh mà nhiều NHTM gặp khó khăn về huy động vốn từ khách hàng,

thanh khoản kém thì MB lại gia tăng được huy động trên thị trường 1, hỗ trợ rất lớn trong việc cân đối tài chính và hoạt động kinh doanh.

Với chính sách điều hành hợp lý linh hoạt, nguồn vốn của MB luôn ổn định, tăng trưởng phù hợp, tốc độ tăng trưởng huy động vốn từ khách hàng của MB bình quân trong những năm trở lại đây đều trên 30%.

Biểu đồ 2.5: Tổng huy động vốn của MB giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

2.1.3.4. Về kết quả hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng có tốc độ tăng rất ấn khả quan qua các năm, trong điều kiện khó khăn chung của nền kinh tế, thị trường biến động.

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2010 - 2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB giai đoạn 2010 - 2012)

Năm 2011, lợi nhuận trước thuế của riêng ngân hàng đạt 2.831 tỷ đồng, tuy nhiên do tình hình các cơng ty con nhiều khó khăn nên lợi nhuận hợp nhất của MB có phần giảm sút, đạt 2.625 tỷ đồng. Do đó, tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu tuy thấp

65,741 89,581 117,747 - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 2010 2011 2012

Huy động vốn từ TCKT & dân cư (tỷ đồng)

Năm Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Giá trị 2011/2010 Giá trị 2012/2011 +/- % +/- %

Lợi nhuận trƣớc thuế 2,288 2,625 337 15% 3,090 465 18%

ROE 29.02% 28.34% 27.46%

hơn năm trước nhưng là mức khá cao so với nhiều ngân hàng khác, ROE đạt 28,34%, tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản đạt 2,11%. Mặc dù vậy, với tốc độ tăng trưởng 15% so với năm 2010, năm 2011 MB đã thuộc top 4 các ngân hàng TMCP có lợi nhuận lớn nhất Việt Nam.

Biểu đồ 2.6: Kết quả hoạt động kinh doanh của MB giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo thường niên MB năm 2012)

Bước sang năm 2012, với sự đồng lòng, quyết tâm cao, MB đã đạt được nhiều kết quả kinh doanh đáng khích lệ. Lợi nhuận trước thuế tồn ngân hàng đạt 3.090 tỷ đồng, tăng trưởng 18% so với năm 2011, ROE và ROA dù giảm nhẹ so với cùng k năm trước do năm 2012 MB tăng vốn điều lệ từ 7.300 tỷ đồng lên thành 10.000 tỷ đồng nhưng vẫn ở mức rất tốt lần lượt là 27,46% và 1,97% . Đây là sự nỗ lực vượt bậc của MB trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều có mức tăng trưởng âm so với năm trước. Hoạt động kinh doanh hiệu quả với lợi nhuận vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh trực tiếp và đứng thứ 5 trong ngành ngân hàng.

2.2. Sơ lƣợc về hoạt động của DNNVV trên địa bàn Tp.HCM 2.2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội Tp.HCM 2.2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội Tp.HCM

Tp.HCM là trung tâm kinh tế, tài chính số một của Việt Nam . Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh , Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu, Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang. Tp.Hồ Chí Minh cách thủ đơ Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, là tâm

109,623

138,831

175,610

7,300 2,288 7,300 2,625 10,000 3,090

2010 2011 2012

điểm của khu vực Đông Nam Á. Trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km đường chim bay. Đây là đầu mối giao thông nối liền các tỉnh trong vùng và là cửa ngõ quốc tế. Với hệ thống cảng và sân bay lớn nhất cả nước, cảng Sài Gòn với năng lực hoạt động 10 triệu tấn /năm.

Với vị thế đó, Tp.HCM đã có sự phát triển rất nhanh về kinh tế, xã hội, tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2010-2012 đạt 10,4%, cao hơn mức trung bình 5,9% cùng thời k của cả nước, thu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, thu hút vốn đầu tư trong và ngồi nước, đóng góp rất lớn cho ngân sách.

Biểu đồ 2.7: Tốc độ tăng trƣởng GDP của Tp.HCM và của cả nƣớc giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam – Niên giám thông kê các năm 2010-2012)

Biểu đồ 2.8: Thu nhập bình quân đầu ngƣời của Tp.HCM và cả nƣớc giai đoạn 2010-2012

(Đơn vị tính: Triệu đồng)

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam - Niên giám thống kê các năm 2010-2012)

11.80% 10.30% 9.20% 6.78% 5.89% 5.03% 2010 2011 2012

Tốc độ tăng trưởng GDP cả nước Tốc độ tăng trưởng GDP Tp.HCM

0 20 40 60 80 2010 2011 2012 55.6 66 75.6 24.8 31.5 36.6

Bảng 2.4: Một số chỉ tiêu cơ bản về kinh tế xã hội trên địa bàn Tp.HCM

Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012

GDP 11,8% 10,3% 9,2%

Thu nhập bình quân đầu người (triệu đồng) 55,60 66,00 75,60

Tổng GDP (tỷ đồng) 414.068 503.227 686.700

Thu ngân sách (tỷ đồng) 167.506 199.590 224.268

Chi ngân sách (tỷ đồng) 46.918 54.998 57.770

Huy động vốn qua ngân hàng (tỷ đồng) 766.300 886.900 973.900 Dư nợ tín dụng (tỷ đồng) 699.800 753.800 855.441

Chỉ số giá-CPI 10% 16% 4,7%

Xuất khẩu (tỷ USD) 20,967 26,868 21,567

Nhập khẩu (tỷ USD) 21,063 27,524 26,135

(Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM – Niên giám thống kê giai đoạn 2010 - 2012)

2.2.2. Đặc trƣng của DNNVV trên địa bàn

- Các doanh nghiệp này thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, trong đó chủ yếu là khu vực kinh tế tư nhân. Tại Tp.HCM, tính đến hết năm 2012, số lượng công ty trách nhiệm hữu hạn chiếm đến 47%.

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu doanh nghiệp trên địa bàn Tp.HCM năm 2012

(Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM – Thông tin kinh tế xã hội năm 2012)

DN tƣ nhân, 10% DN ngoài quốc doanh, 21% DN nhà nƣớc, 2% Công ty cổ phần, 9% Công ty TNHH, 47% Công ty hợp danh, 11%

- Khả năng quản lý hạn chế, trình độ tay nghề của người lao động thấp. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày nay ít chú trọng vào cơng tác đào tạo nhân viên của mình, doanh nghiệp càng nhỏ thì càng ít chú trọng hơn.

- Các DNNVV khó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng do thiếu tài sản đảm bảo, chưa có kế hoạch kinh doanh hiệu quả, sổ sách chứng từ kế tốn khơng rõ ràng, minh bạch, chưa có uy tín trên thị trường. Theo điều kết quả điều tra các DNNVV tại Tp.HCM và Hà Nội với chủ đề “Tác động của chính sách tiền tệ và suy thối kinh tế toàn cầu đến khả năng tiếp cận vốn và hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam” do Diễn đàn Phát triển Việt Nam (VDF) phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU) cho thấy Quy mơ của doanh nghiệp càng lớn thì khả năng tiếp cận vốn ngân hàng càng dễ.

- Khả năng về công nghệ thấp do khơng đủ tài chính cho hoạt động đổi mới công nghệ hiện đại. Nguồn vốn chủ yếu của DNNVV là vốn vay. Tuy nhiên các DNNVV đang có xu hướng cái thiện tình hình khi nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp ngày một gia tăng.

Biểu đồ 2.10: Kết cấu nguồn vốn bình quân của DNNVV giai đoạn 2010 - 2012

(Nguồn: Tổng hợp - Hiệp hội DNNVV Việt Nam)

- Khả năng tiếp cận thị trường kém, đặc biết đối với thị trường nước ngoài. Hạn chế này xuất phát từ năng lực quản trị kém, quy mơ nhỏ, trình độ cơng nghệ và kỹ thuật lạc hậu làm giá thành cao mà chất lượng sản phẩm thấp, hàm lượng giá trị gia tăng khơng cao.

- Doanh nghiệp nói chung và DNNVV trên địa bàn Tp.HCM nói riêng thường

43% 44% 46% 57% 56% 54% 0% 20% 40% 60% 80% 100% 2010 2011 2012 Vốn chủ sở hữu Vốn vay

phản ứng nhanh hơn đối với các biến động chính sách trong nền kinh tế cũng như thị trường, trong đó có thị trường tín dụng.

- Tốc độ thành lập doanh nghiệp mới trên địa bàn thành phố cao hơn của cả nước vì Tp.HCM trung tâm kinh tế, tài chính của cả nước.

Biểu đồ 2.11: Số lƣợng DNNVV trên địa bàn Tp.HCM giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Cục thống kê Tp.HCM – Niên giám thống kê các năm 2010 - 2012)

2.2.3. Quy mơ và đóng góp của DNNVV trong khu vực Tp.HCM

Năm 2012, Tp.HCM có 151.854 DNNVV, chiếm 96% tổng số DN trên địa bàn thành phố. Các DN này đã và đang là lực lượng sản xuất hàng hóa, dịch vụ quan trọng, khơng chỉ tạo ra trên 50% GDP cho Tp.HCM mà còn tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động. Cụ thể như sau:

- Các DNNVV đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế của thành phố khi cung cấp một lượng lớn hàng hóa dịch vụ. Năm 2012, Tp.HCM có 151.854 DNNVV, chiếm 96% tổng số DN trên địa bàn thành phố, tạo ra trên 50% GDP cho Tp.HCM.

- DNNVV góp phần tạo việc làm và thu nhập cho người lao động: năm 2011, Tp.HCM có khoảng 1.936.987 lao động làm việc trong các DNNVV trên địa bàn với tổng mức thu nhập là 7.931.187 triệu đồng.

- Các DNNVV thu hút vốn đầu tư trong nền kinh tế: hiện nay, Nhà nước có chủ trương bán, khốn, cho th và cổ phần hóa các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ và vừa. Chủ trương này có tác dụng thúc đẩy hoạt động đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh của mọi người dân bằng việc mua lại doanh nghiệp, mua cổ phần hoặc thành lập mới các DNNVV. - 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2010 2011 2012 85,161 93,053 151,854 11,131 16,521 22,000

- Hoạt động của các DNNVV góp phần làm cho nền kinh tế Tp.HCM năng động, đạt hiệu quả kinh tế cao: với quy mô vốn và lao động không lớn, DNNVV dễ dàng được thành lập, chuyển đổi mặt hàng sản xuất kinh doanh. Điều đó cho thấy, các doanh nghiệp này đóng vai trị quan trọng trong lưu thơng hàng hóa và cung cấp hàng hóa, dịch vụ bổ sung cho các doanh nghiệp lớn, là những vệ tinh, những xí nghiệp gia công cho những doanh nghiệp lớn cùng hệ thống đồng thời là mạng lưới tiêu thụ hàng hóa cho doanh nghiệp lớn.

- Các DNNVV có vai trị tích cực đối với sự phát triển kinh tế từng quận/huyện của Tp.HCM, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng. Ở Tp.HCM, mỗi quận, huyện đều có những thế mạnh tiềm năng riêng. Những quận ở trung tâm sẽ phù hợp để phát triển các doanh nghiệp chuyên cung cấp các dịch vụ (dịch vụ ăn uống, du

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh hoạt động tín dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa của ngân hàng thương mại cổ phần quân đội tại thành phố hồ chí minh (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)