Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 40 - 44)

2.1.2.3 .Một số chỉ tiêu cơ bản thể hiện kết quả kinh doanh của VIB

2.2. Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VIB so sánh với đối thủ cạnh

2.2.2.2. Đối thủ cạnh tranh trong ngành

Hệ thống các tổ chức tài chính tín dụng Việt Nam được chi thành hai khu vực như sau:

- Khu vực ngân hàng bao gồm: Ngân hàng TMCP Quốc Doanh, ngân hàng

TMCP, ngân hàng có vốn đầu tư nước ngồi

- Khu vực các tổ chức tín dụng phi ngân hàng bao gồm: Cơng ty tài chính,

cơng ty cho th tài chính, quỹ tín dụng nhân dân

Mặc dù được chia thành hai khu vực như trên nhưng loại hình khu vực ngân hàng chiếm vai trò chủ đạo. Theo cam kết WTO, các ngân hàng nước ngồi khơng bị ràng buộc khi tham gia và kinh doanh tại thị trường ngân hàng Việt Nam điều này dẫn đến dự báo trong thời gian sắp tới sẽ có nhiều ngân hàng đặt chân vào thị trường đầy tiềm năng tại Việt Nam. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu và diễn biến thị trường ngân hàng nhiều khó khăn như hiện nay thì tốc độ dẫn nhập vào thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài cũng đang chậm lại, do đó việc cạnh tranh gay gắt nhất trong thời buổi hiện nay đó là cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước với nhau.

Trong gần 20 năm qua, số lượng các ngân hàng tăng lên đáng kể. Từ năm 1991 (9 ngân hàng) đến năm 2012 bao gồm 5 ngân hàng TMCP nhà nước (3/5 NHTM Quốc Doanh đã cổ phần hóa là VCB, Vietinbank, Eximbank); 38 ngân hàng đang hoạt động và 66 chi nhánh, văn phòng đại diện của các ngân hàng 100% vốn nước ngồi. Bên cạnh đó, hàng loạt cơng ty quản lý quỹ, cơng ty bảo hiểm trong và ngồi nước ngày càng phát huy thế mạnh trong lĩnh vực huy động vốn từ dân cư đồng thời cấp vốn vay cho các cá nhân vay tiêu dùng và vay sản xuất kinh doanh.

Trong nhóm các ngân hàng TMCP (không kể các ngân hàng TMCP quốc doanh – đây là một nhóm riêng theo phân chia các nhóm ngân hàng của KPMG, báo cáo về tình hình ngành ngân hang năm 2013), theo khảo sát từ các chuyên gia nhận định, các đối thủ cạnh tranh hiện tại của VIB có thể kể đến các đối thủ tiêu biểu như ACB, Sacombank và MB vì đang cạnh tranh trực tiếp với nhau về các sản phẩm dịch vụ cung cấp là gần như nhau, phân khúc khách hàng giống nhau. Việc tìm hiểu hoạt động kinh doanh của các đối thủ cạnh tranh trực tiếp là hết sức cần thiết nhằm xác định vị thế của VIB trên thị trường.

Trên cơ sở tham khảo ý kiến đánh giá của các chuyên gia ngân hàng, thực hiện lập nhóm các yếu tố cạnh tranh. Cơ sở cho điểm dựa trên mức độ quan trọng của từng yếu tố. Từ dữ liệu khảo sát chuyên gia, tác giả tính tốn được trọng số ngành (Ti) (theo bảng 2.1: Đánh giá của chuyên gia về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nội tại đến năng lực cạnh tranh của các NHTMCP). Thực hiện tính tốn số liệu khảo sát 30 chuyên gia là các giám đốc vùng, giám đốc phòng ban nghiệp vụ hội sở, giám đốc chi nhánh, trưởng phòng giao dịch làm việc tại VIB và các ngân hàng khác đánh giá các tiêu chí năng lực cạnh tranh của 3 Ngân hàng TMCP, mà theo đánh giá của tác giả là đang nằm trong top các Ngân hàng TMCP dẫn đầu hiện nay là ACB, Sacombank và MB. Trên cơ sở các trọng số (Ti), các điểm phân loại

(Ki), tác giả tính tốn điểm năng lực cạnh tranh (Ti x Ki) cho VIB, ACB,

Sacombank, MB và xây dựng được ma trận hình ảnh cạnh tranh của VIB và 3 Ngân hàng kể trên như sau:

Bảng 2.1: Ma trận hình ảnh cạnh tranh của VIB

TIÊU CHÍ TRỌNG

SỐ

VIB ACB Sacombank MB

STT Điểm phân loại Điểm NLCT Điểm phân loại Điểm NLCT Điểm phân loại Điểm NLCT Điểm phân loại Điểm NLCT 1 Sản phẩm dịch vụ 0.109 3.35 0.366 4.20 0.459 3.63 0.397 2.97 0.324 2 Mạng lưới hoạt động 0.109 3.37 0.366 4.27 0.463 4.33 0.471 3.00 0.326 3 Nguồn nhân lực 0.116 3.93 0.455 4.13 0.478 3.63 0.421 3.07 0.355 4 Năng lực công nghệ 0.110 3.59 0.396 4.00 0.442 3.60 0.397 3.00 0.331 5 Uy tín, thương hiệu 0.116 3.33 0.387 4.27 0.496 3.93 0.458 3.37 0.392 6 Năng lực tài chính 0.113 3.26 0.368 3.60 0.406 3.60 0.406 3.77 0.425 7 Năng lực quản trị điều hành 0.113 3.3 0.374 4.10 0.465 3.67 0.416 3.23 0.367

8 Chiến lược kinh

doanh 0.113 3.22 0.365 4.13 0.469 3.77 0.427 3.33 0.378

9 Công tác R & D 0.100 3.11 0.312 4.17 0.418 3.57 0.358 3.03 0.304

Tổng điểm năng lực

3.389 4.095 3.749 3.201

Qua ma trận hình ảnh cạnh tranh, ta có thể rút ra một số nhận xét cơ bản như sau:

- ACB: hiện vẫn đang là NHTMCP dẫn đầu với tổng điểm tương đối cách

biệt với các đối thủ còn lại, dù trong năm vừa qua họ gặp rất nhiều khó khăn, sóng gió, thay đổi cơ cấu ban điều hành, uy tín thương hiệu, năng lực tài chính ít nhiều bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, theo đánh giá từ thị trường, các chuyên gia thì khả năng chống chịu biến động của ACB khá tốt. Điểm mạnh tuyệt đối của ACB là uy tín thương hiệu đã được xây dựng vững chắc từ nhiều năm nay, gieo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng. Các điểm mạnh khác là nguồn nhân lực, năng lực quản trị điều hành, chiến lược kinh doanh và mạng lưới hoạt động.

- Sacombank đang xếp thứ 2 với điểm mạnh tuyệt đối là uy tín, thương hiệu và hệ thống mạng lưới rất tốt. Sacombank đã rất chú trọng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, mặt bằng kinh doanh tại những vị trí thuận lợi, nổi bật, đầu tư chiều sâu cho việc xây dựng, định vị thương hiệu trên thị trường.

- MB: đang xếp cuối cùng trong ma trận hình ảnh cạnh tranh với số điểm

khơng cách biệt nhiều so với VIB. Đây là Ngân hàng có thế mạnh về năng lực tài chính, chiến lược kinh doanh tương đối ổn định. Dù cơng tác quảng bá thương hiệu khơng có gì nổi trội, mạng lưới hoạt động cịn ít, sản phẩm dịch vụ cũng bình thường như các ngân hàng khác. Tuy nhiên, MB hiện là Ngân hàng ít biến động, ít có thơng tin xấu trên thị trường, hệ thống vận hành tương đối ổn định, chế độ phúc lợi cho nhân viên tốt,…điều này giúp cho uy tín, thương hiệu của MB tương đối bền vững trong thời gian qua.

- Như vậy, VIB đang xếp thứ 3 trong các NH được so sánh, chỉ số khoảng

cách tương đối gần với MB. ACB và Sacombank đang dẫn đầu với khoảng cách khá xa so với các NH còn lại. Điểm mạnh nổi trội của VIB là yếu tố nguồn nhân lực, chỉ yếu hơn so với ACB, nhưng mạnh hơn hẳn các đối thủ còn lại. Điểm yếu nhất của VIB cũng là điểm yếu của các

ngân hàng khác là công tác R&D, tiếp đến là chiến lược kinh doanh, sản phẩm dịch vụ và mạng lưới hoạt động, năng lực tài chính đều thấp. VIB cần xây dựng, phát triển đồng bộ các điểm yếu trên để nâng cao năng lực cạnh tranh của VIB trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)