Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN AN BÌNH – sở GIAO DỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.2 Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao

3.2.5 Nâng cao chất lượng cho vay khách hàng cá nhân tại Sở Giao Dịch

Để thực hiện giải pháp này, SGD ABBANK cần đưa ra một qui trình cho vay KHCN đồng bộ, khép kín từ khâu phân tích trước khi cho vay cho đến khâu thu nợ. Trong đó đặt trọng tâm vào khâu phân tích trước khi cho vay bởi vì khâu này rất dễ xảy ra rủi ro đạo đức của khách hàng. Cán bộ tín dụng của SGD ABBANK có thể thực hiện giải pháp này bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi cho khách hàng để xem thái độ và biểu hiện của họ có dấu hiệu lừa đảo hay khơng. Nếu khách hàng cố tình lừa đảo SGD ABBANK để vay vốn vào mục đích khác thì sẽ có nhiều điều bất hợp lý trong hồ sơ vay vốn của họ. Nếu biết cách khai thác thì cán bộ SGD ABBANK có thể phát hiện ra dấu hiệu lừa đảo, từ đó giảm thiều bớt các món vay kém chất lượng. Ngoài ra, trong trường hợp khoản vay được sử dụng đúng mục đích thì cán bộ tín dụng cũng cần đánh giá khả năng thu hồi nợ của món vay và đưa ra các kì thu hồi nợ hợp lý, phù hợp với các nguồn thu của khách hàng. Điều này địi hỏi cán bộ tín dụng phải am hiểu kĩ lưỡng về khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Đạo đức nghề nghiệp không tốt cũng sẽ gây ra rủi ro cho các khoản cho vay KHCN, vì cán bộ tín dụng có thể tiếp tay cho khách hàng để rút ruột của ngân hàng. Như vậy, chất lượng nhân viên bao gồm trình độ và đạo

đức nghề nghiệp cần phải được đảm bảo tốt thì mới có thể nâng cao chất lượng các khoản cho vay KHCN.

SGD ABBANK cần thành lập phòng xử lý nợ, đối với các khoản vay thuộc nhóm 1 bị quá hạn chưa đến 10 ngày thì phịng xử lý nợ có nhiệm vụ theo dõi phối hợp với cán bộ tín dụng đơn đốc khách hàng trả nợ, tránh để khoản vay chuyển sang nhóm nợ 2 làm tăng chi phí dự phịng của ngân hàng. Đối với các khoản vay từ nhóm 2 trở lên thì cán bộ tín dụng sẽ bàn giao hồ sơ khách hàng sang phòng xử lý nợ để xử lý. Phòng xử lý nợ sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết bao gồm việc kiện ra tòa để thu nợ. Việc thành lập được phịng xử lý nợ sẽ giúp giảm bớt cơng việc cho cán bộ tín dụng, từ đó cán bộ tín dụng có nhiều thời gian hơn trong việc phát triển và mở rộng tín dụng. Hơn nữa phịng xử lý nợ với các cán bộ có trình độ chun mơn sẽ thưc hiện việc thu hồi, xử lý nợ một cách hiệu quả, nhanh chóng góp phần giảm bớt nợ xấu cho ngân hàng.

Sự xuất hiện ồ ạt của các ngân hàng nước ngoài là một thách thức lớn hiện nay đối với các ngân hàng trong nước nói chung và SGD ABBANK nói riêng. Các ngân hàng nước ngồi sẽ tập trung đẩy mạnh cơng nghệ, tạo cho khách hàng sự tiện lợi nhất nhằm thu hút khách hàng đến với mình. Vì vậy sự cạnh tranh công nghệ là điều không thể tránh khỏi. Để đảm bảo doanh thu, lợi nhuận, cũng như giữ chân khách hàng, SGD ABBANK cần triển khai các sản phẩm bổ trợ cho tín dụng dựa trên nền tảng cơng nghệ hiện đại. Cụ thể một số dịch vụ như : gởi sao kê tín dụng, lịch trả nợ qua email cá nhân khách hàng, dịch vụ thông báo nợ hàng tháng qua tin nhắn, dịch vụ thu nợ tận nơi, dịch vụ chăm sóc người thân của khách hàng như là tổ chức xe đưa đón con em của khách hàng đến trường…Khi mà giá của sản phẩm tín dụng là ngang nhau giữa các ngân hàng thì với các dịch vụ phụ trợ như trên sẽ tạo ra sự hài lịng cho khách hàng, góp phần mở rộng tín dụng cá nhân cho SGD ABBANK.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY đối với KHÁCH HÀNG cá NHÂN tại NGÂN HÀNG THƯƠNG mại cổ PHẦN AN BÌNH – sở GIAO DỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)