6. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
3.4 Khuyến cáo đối với khách hàng
Khi phát sinh nhu cầu vay vốn, khách hàng nên chủ động tìm đến với SGD ABBANK để được tư vấn tận tình, tránh thơng qua các hình thức trung gian mà có thể gây khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Khách hàng cần chủ động tìm hiểu các hình thức cho vay KHCN để lựa chọn hình thức tín dụng phù hợp với nhu cầu của mình.
Khách hàng cũng nên tích cực hợp tác với các cán bộ tín dụng của ngân hàng để quá trình thẩm định và làm hợp đồng vay vốn diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bằng cách cung cấp thơng tin một cách đầy đủ và chính xác trong hồ sơ vay vốn của mình, cũng như sự trung thực trong khi trả lời các câu hỏi của cán bộ tín dụng. Làm được như vậy, khách hàng sẽ tạo được uy tín và mối quan hệ tốt với ngân hàng để thuận lợi cho các lần vay vốn sau.
Ngồi ra, việc thanh tốn nợ đúng hạn cũng tạo ra lòng tin cho ngân hàng, giúp ngân hàng yên tâm thực hiện chiến lược mở rộng cho vay KHCN. Đối với KHCN vay vốn nhằm phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh thì cần xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong kinh doanh. Đồng thời, nâng cao năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh và trình độ của mình nhất là trong lập phương án, dự án sản xuất kinh doanh,... để thuyết phục ngân hàng cho vay vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Với tính khả thi, thực tiễn và hữu ích của những giải pháp trên. Theo tơi, tập thể SGD ABBANK từ cấp lãnh đạo đến nhân viên cần phải nổ lực, phấn đấu, quyết tâm thực hiện cho bằng được các giải pháp đó. Làm được như vậy chắc chắn sẽ giải quyết những thực trạng đang tồn tại và góp phần mở rộng hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK. Đưa SGD ABBANK trở thành đơn vị kinh doanh hàng đầu của hệ thống ABBANK, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
KẾT LUẬN CHUNG
Mở rộng hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân là một vấn đề đòi hỏi phải được thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Thị trường cho vay KHCN tại Việt Nam là một thị trường đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác đúng mức. Do đó, mở rộng hoạt động cho vay KHCN là một hướng đi đúng đắn và có lợi cho cả NHTM, người dân và nền kinh tế.
Để có thể mở rộng hoạt động cho vay KHCN thì việc tạo ra một qui trình cho vay thơng thống là quan trọng hàng đầu đối với mỗi ngân hàng, ngồi ra ngân hàng cũng cần đa dạng hố các sản phẩm cho vay KHCN, nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, thực hiện marketing đối với các sản phẩm này và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất của ngân hàng.
Mặc dù vẫn cịn nhiều khó khăn và thách thức, hoạt động cho vay KHCN tại SGD ABBANK còn khá khiêm tốn, nhưng ABBANK vẫn kiên định với mục tiêu trở thành “ngân hàng bán lẻ thân thiện” hoạt động năng động, sản phẩm phong phú, kênh phân phối đa dạng, công nghệ hiện đại, kinh doanh an toàn hiệu quả, tăng trưởng bền vững, đội ngũ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp và chun mơn cao. ABBANK vẫn đang từng bước hồn thiện mình, định hướng tiếp tục phấn đấu đạt tới vị thế dẫn đầu trong hệ thống NHTM cổ phần tại Việt Nam, rút ngắn khoảng cách về quy mô với các Ngân hàng quốc doanh và NHTM nước ngoài. Toàn bộ cán bộ nhân viên của SGD ABBANK phải phát huy những thế mạnh đã có và từng bước khắc phục những hạn chế để tiếp tục là đầu tàu của toàn hệ thống ABBANK, xứng đáng với sự kỳ vọng của Hội đồng quản trị.
Do nhiều khó khăn trong việc thu thập số liệu, đặc biệt là số liệu của các ngân hàng ngoài hệ thống ABBANK, đề tài đã khơng đi sâu phân tích so sánh để thấy sự khác biệt giữa ABBANK và các ngân hàng khác. Vì vậy, tơi rất mong nhận được sự quan tâm góp ý chân thành của các thầy cơ, các cán bộ tín dụng cũng như những ai quan tâm đến đề tài này để đề tài có thể hồn thiện hơn.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Hồ Diệu (2000), Tín dụng ngân hàng, NXB Thống kê. 2. Phan Thị Thu Hà, Ngân hàng thương mại, NXB Thống Kê.
3. Lê Văn Tư, Lê Tùng Vân, Lê Nam Hải (1996), Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
4. Luật Các Tổ Chức Tín Dụng số 47/2010/QH12 , ban hành ngày 16/6/2010. 5. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Báo cáo thường niên năm 2009;2010;
2011 .
6. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Báo cáo kết quả kinh doanh của SGD
ABBANK đến 31/10/2012.
7. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Cẩm nang tín dụng cá nhân năm 2012. 8. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Kế hoạch kinh doanh SGD ABBANK
năm 2013.
9. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Quy trình cấp tín dụng năm 2012. 10. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Sao kê dư nợ ABBANK SGD vào ngày
31/12/2009 ; 31/12/2010 ; 31/12/2011 ; 31/10/2012.
11. Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình, Sao kê dư nợ SGD ABBANK cả năm
2009 ; 2010 ; 2011 và 10 tháng năm 2012
12. Ngân hàng thương mại cổ phần Sài gịn Thương Tín, Báo cáo thường niên năm
2009; 2010; 2011 .
13. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng, Báo cáo thường niên
năm 2009; 2010; 2011 .
14. Trang web: http://www.baomoi.com/Bom-von-cho-ca-nhan-cua-ra-van- kho/126/8820520.epi .
Tiếng Anh
1. Frederic S. Mishkin, Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính, NXB Khoa học
kỹ thuật.
PHỤ LỤC 01 : QUY TRÌNH CHO VAY KHÁCH HÀNG
CÁ NHÂN TẠI SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH
Sơ đồ quy trình tín dụng
Diễn giải quy trình
Bước 1: Tiếp cận khách hàng/lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng
Đối tượng thực hiện: chuyên viên quan hệ khách hàng.
Nội dung thực hiện: chuyên viên quan hệ khách hàng tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận nhu cầu vay vốn của khách hàng và hướng dẫn khách hàng lập, cung cấp các hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cần thiết theo quy định.
Bước 2: Thẩm định và tái thẩm định tín dụng
Thẩm định và kiểm sốt thẩm định tín dụng
Thẩm định tín dụng : Đối tượng thực hiện: chuyên viên quan hệ khách hàng
/các cấp được giao nhiệm vụ thẩm định.
Nội dung thực hiện: Sau khi tiếp cận khách hàng và thu thập các thông tin, chuyên viên quan hệ khách hàng tiến hành thẩm định các nội dung sau:
Tư cách pháp lý, uy tín của khách hàng; Năng lực hoạt động kinh doanh và tài chính của khách hàng; 2 Tiếp cận khách hàng/lập hồ sơ đề nghị cấp tín dụng Quản lý nợ có vấn đề thanh lý tín dụng Giám sát và Thẩm định tín dụng Thủ tục tín dụng và giải ngân Quyết định/phê duyệt tín dụng 1 4 5 3
Phương án kinh doanh/dự án đầu tư, mục đích sử dụng vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng; Các nguồn vốn tự có, vốn khác tham gia vào phương án SXKD của khách hàng;
Tài sản bảo đảm nợ vay; rủi ro có thể phát sinh và biện pháp quản lý.
Việc thẩm định tín dụng của chuyên viên quan hệ khách hàng phải được thể hiện bằng Báo cáo thẩm định . Sau khi hoàn thành Báo cáo thẩm định, chuyên viên quan hệ khách hàng trình Báo cáo thẩm định và tồn bộ hồ sơ đề nghị cấp tín dụng lên Trưởng/Phó phịng giao dịch/quan hệ khách hàng thực hiện kiểm soát nội dung thẩm định tín dụng.
Trường hợp từ chối cấp tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng lập báo cáo từ chối cấp tín dụng nêu rõ lý do từ chối, trình lãnh đạo Phịng/Ban xem xét.
Kiểm sốt thẩm định tín dụng : Trưởng/Phó phịng giao dịch/quan hệ khách
hàng thực hiện kiểm soát lại nội dung thẩm định tín dụng của chuyên viên quan hệ khách hàng.
Nội dung kiểm sốt: Các thơng tin trên Báo cáo thẩm định của chuyên viên quan hệ khách hàng, yêu cầu chuyên viên quan hệ khách hàng điều chỉnh, bổ sung thêm các hồ sơ/thông tin cần thiết (nếu cần) để đảm bảo cho hồ sơ khách hàng và các thông tin cung cấp trong Báo cáo thẳm định đầy đù và chính xác.
Nêu rõ ý kiến của người kiểm sốt thống nhất hay khơng thống nhất với ý kiến của chuyên viên quan hệ khách hàng và thêm các điều kiện (nếu có).
Hoặc yêu cầu khách hàng cung cấp thêm hồ sơ.
Hồ sơ sau khi kiểm soát nếu vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt của Trưởng/Phó phịng giao dịch/quan hệ khách hàng, sau khi có ý kiến thống nhất của Trưởng/Phó phịng giao dịch/quan hệ khách hàng, chun viên quan hệ khách hàng tiếp tục trình hồ sơ đến Phịng phân tích Tín dụng tại chi nhánh/SGD (thực hiện tái thẩm định)
Tái thẩm định tín dụng và kiểm sốt tái thẩm định tín dụng
Tái thẩm định tín dụng : Đối tượng thực hiện: chuyên viên phân tích tín dụng/chuyên viên tái thẩm định tín dụng /các cấp được giao nhiệm vụ tái thẩm định tín dụng thuộc:
Phịng phân tích Tín dụng thuộc chi nhánh/SGD
Phịng Tái thẩm định tín dụng thuộc Khối quản trị tín dụng. Các đối tượng tái thẩm định bao gồm:
Tất cả các khoản cấp tín dụng đều phải trình về phịng phân tích tín dụng. Các khoản cấp tín dụng vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt của SGD phải trình về khối quản trị tín dụng.
Nguyên tắc tái thẩm định:
Tuân thủ thời gian tải thẩm định theo quy định.
Ý kiến tái thẩm định phải độc lập với ý kiến của Phòng giao dịch/Phòng quan hệ khách hàng và được lập thành báo cáo riêng, có đầy đủ chữ ký của Trưởng/Phó đơn vị tái thẩm định và lưu vào hồ sơ cấp tín dụng.
Nội dung tái thẩm định : Đánh giá lại các nội dung thẩm định của chuyên viên quan hệ khách hàng ; Đánh giá các rủi ro có thể phát sinh và biện pháp quản lý rủi ro.
Kiểm sốt tái thẩm định tín dụng : Trưởng/Phó Phịng phân tích tín dụng/Tái
thẩm định tín dụng thực hiện kiểm sốt lại nội dung thẩm định tín dụng của chuyên viên phân tích tín dụng/Tái thẩm định tín dụng theo chức năng nhiệm vụ và thẩm quyền được giao.
Hồ sơ sau khi được kiểm sốt trình Ban giám đốc/Ban Tín dụng SGD/giám đốc Khối quản trị tín dụng phê duyệt hoặc đề xuất trình các cấp phê duyệt cao hơn.
Bước 3: Quyết định/phê duyệt tín dụng
Các cấp phê duyệt thực hiện xem xét, phê duyệt cấp tín dụng trong thẩm quyền phê duyệt được Tổng Giám đốc/Hội đồng quản trị ABBANK ủy quyền từng thời kỳ. Trường hợp từ chối cấp tín dụng, chuyên viên quan hệ khách hàng lập thơng báo từ chối cấp tín dụng gửi khách hàng.
Lưu đồ trình duyệt cấp tín dụng : Đơn vị
thực hiện Quy trình Thời gian thực hiện
Tại Phịng giao dịch/Quan hệ khách hàng Không quá 02 ngày làm việc đối
với khoản vay
ngắn hạn.
Không quá 03 ngày làm việc đối với hồ sơ trung dài hạn. Tại SGD ABBANK Không quá 02 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản vay tín dụng trung dài hạn Tại Hội Sở Khối Quản trị tín dụng: Khơng q 03 ngày đối với
các khoản vay
trong quyền phán quyết của lãnh đạo Khối Quản trị tín dụng và Ban Tổng Giám Đốc. Không quá 05 ngày đối với các hồ sơ khách hàng đề xuất trình HĐTD/HĐQTphê duyệt. HĐTD/HĐQT: Theo quy chế HĐTD/quy định của HĐQT trong từng thời kỳ. Trưởng/P.Phòng Giao dịch/quan hệ khách hàng Khách hàng Chuyên viên quan hệ khách hàng Phòng PTTD: Chuyên viên PTTD Phòng PTTD: Trưởng/P.Phịng PTTD Giám đốc/phó giám đốc SGD Ban tín dụng SGD Khối Quản Trị Tín Dụng CV Tái thẩm định tín dụng. Trưởng/P.Phịng tái thẩm định tín dụng. Giám đốc khối quản trị tín dụng
HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TỔNG GIÁM ĐỐC 1 2 3 4 5 6 7 8 9
Tại Phòng Giao dịch/Phòng Quan hệ khách hàng:
Chuyên viên quan hệ khách hàng chịu trách nhiệm về nội dung, số liệu theo báo cáo thẩm định nêu tại bước 2, 3. Chuyên viên quan hệ khách hàng hoàn tất báo cáo thẩm định và trình Trưởng / Phó Phịng Giao dịch phê duyệt cấp tín dụng theo đúng ủy quyền phê duyệt tín dụng.
Thời gian thực hiện cấp tín dụng: Tối đa 02 ngày làm việc đối với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản vay trung dài hạn .
Tại Sở giao dịch:
Phịng giao dịch, Phịng quan hệ khách hàng: Trình các hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức phê duyệt của Trưởng đợn vị về Phịng phân tích tín dụng.
Chuyên viên phân tích tín dụng: Tái thẩm định, phân tích và lập báo cáo thẩm định rủi ro, đề xuất cho vay/khơng cho vay trình Trưởng/Phó Phịng phân tích tín dụng phê duyệt.
Trưởng/Phó Phịng phân tích tín dụng: Phê duyệt đồng ý/khơng đồng ý đối với các khoản cấp tín dụng và đề xuất đồng ý/khơng đồng ý cấp tín dụng lên các cấp có thẩm quyền.
(6) Giám đốc/Phó Giám đốc/Ban Tín dụng Sở Giao dịch phê duyệt cấp tín dụng theo đúng ủy quyền.
Thời gian thực hiện cấp tín dụng (từ khi nhận đủ hồ sơ theo quy định) tại SGD ABBANK : Tối đa 02 ngày làm việc đổi với khoản cấp tín dụng ngắn hạn, tối đa 03 ngày làm việc đối với khoản vay cấp tín dụng trung dài hạn.
Tại Hội Sở:
(7) SGD trình các hồ sơ cấp tín dụng vượt hạn mức thẩm quyền phê duyệt của Ban Tín dụng về Khối Quản trị tín dụng.
Trưởng/Phó Phịng Tái thẩm định tín dụng, Giám đốc Khối Quản trị tín dụng phê duyệt cấp tín dụng trong phạm vi được ủy quyền. Thời gian thực hiện:
Không quá 03 ngày làm việc đối với các khoản vay trong quyền phán quyết của lãnh đạo Khối Quản trị tín dụng và Ban Tổng Giám đốc.
Khơng q 05 ngày làm việc đổi với các hồ sơ khách hàng đề xuất trình Hội đồng tín dụng/Hội đồng quản trị phê duyệt.
(8), (9) Đối với các khoản cấp tín dụng vượt quyền phê duyệt, Khối Quản trị tín dụng trình Tổng Giám đốc, Hội đồng tín dụng, Hội đồng quản trị phê duyệt theo ủy quyền, quy định của ABBANK và pháp luật. Thời gian thực hiện: Theo quy chế của ABBANK trong từng thời kỳ.
Bước 4: Thủ tục tín dụng và giải ngân
Đối tượng thực hiện: chuyên viên quản lý tín dụng. Chuyên viên quan hệ khách hàng có trách nhiệm hỗ trợ chuyên viên quản lý tín dụng trong việc hồn thiện hồ sơ tín dụng theo đúng phê duyệt cấp tín dụng và các quy định của ABBANK.
Nội dung thực hiện: Thực hiện theo quy trình giải ngân của ABBANK quy định trong từng thời kỳ. Trường hợp từ chối cấp tín dụng: đơn vị kinh doanh soạn thơng báo từ chối cấp tín dụng gửi khách hàng.
Bước 5: Giám sát, thanh lý tín dụng và quản lý nự có vấn đề
Sau khi giải ngân, chuyên viên quan hệ khách hàng phải thường xuyên theo dõi khoản cấp tín dụng, kiểm tra tình hình sử dụng vốn, nhắc nợ khách hàng, yêu cầu khách hàng thực hiện các điều kiện sau giải ngân theo phê duyệt (nếu có). Định kỳ thực hiện đánh giá khoản cấp tín dụng, kịp thời phát hiện các dấu hiệu có thể dẫn đến rủi ro trong việc trả nợ của khách hàng để có biện pháp xử lý kịp thời.
Chuyên viên quản lý tín dụng phối hợp với chuyên viên quan hệ khách hàng trong việc theo dõi thực hiện các điều kiện phê duyệt, bổ sung chứng từ/hồ sơ, thông báo nhắc nợ khách hàng.
PHỤ LỤC 02 : DANH MỤC CÁC LOẠI XE ĐƯỢC SỞ GIAO DỊCH – NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH TÀI TRỢ, MỨC CHO VAY VÀ THỜI HẠN CHO VAY