1.2. Các dịch vụ ngân hàng quốc tế
1.2.4. Một số dịch vụ ngân hàng quốc tế khác
1.2.4.1. Dịch vụ thanh toán séc du lịch
Séc du lịch là một loại séc đích danh, do ngân hàng phát hành bằng nhiều loại ngoại tệ, thường có thời hạn dài. Séc được dung để rút tiền mặt tại bất kỳ chi nhánh nào của ngân hàng phát hành hoặc các ngân hàng mà ngân hàng phát hành có quan hệ đại lý.
Trên séc du lịch có giá trị séc, mặt trước có một chữ ký của người mua, và một chỗ dành cho một chữ ký thứ hai. Khi muốn rút tiền, người mua séc xuất trình séc đã có một chữ ký của mình khi mua, ký chữ ký thứ hai trước mặt giao dịch viên. Khi mua séc du lịch sẽ được cấp biên lai và trên đó có mệnh giá, số serie, thời điểm giao dịch, tỷ giá giao dịch; người mua nên giữ lại biên lai để đề phịng các rủi ro có thể xảy ra với mình về sau. Các ngân hàng đại lý sẽ thu được phí thanh tốn từ ngân hàng phát hành.
1.2.4.2. Dịch vụ thanh toán thẻ quốc tế
Thẻ tín dụng là một cơng cụ thanh tốn khơng dùng tiền mặt, cho phép người sử dụng khả năng chi tiêu trước trả tiền sau. Khoảng thời gian từ khi thẻ được dùng để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tới lúc chủ thẻ trả tiền cho ngân hàng phụ thuộc vào từng loại thẻ tín dụng của các tổ chức tín dụng khác nhau. Nếu chủ thẻ thanh tốn tồn bộ số dư nợ vào ngày đến hạn, thời gian này sẽ trở thành thời gian ân hạn và chủ thẻ hoàn toàn được miễn lãi; ngược lại chủ thẻ sẽ phải chịu những khoản phí và lãi chậm trả.
Các tổ chức tài chính như ngân hàng hay các cơng ty tài chính phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng dựa trên uy tín và khả năng đảm bảo chi trả của từng khách hàng, được xác định dựa trên tổng hợp nhiều thông tin khác nhau
như: thu nhập, tình hình chi tiêu, mối quan hệ sẵn có đối với các tổ chức tài chính, địa vị xã hội … của khách hàng; do đó mỗi khách hàng có những mức tín dụng khác nhau. Cũng từ việc thẩm định và phân loại khách hàng mà các ngân hàng cũng như các tổ chức tài chính đưa ra nhiều sản phẩm thẻ tín dụng đa dạng như thẻ tín dụng Visa, MasterCard…Khi sử dụng thẻ, thay bằng tiền mặt, chủ thẻ xuất trình thẻ tín dụng của mình tại các điểm cung ứng hàng hóa, dịch vụ có chấp nhận thẻ để thanh tốn. Các NHTM phát hành thẻ tín dụng nhất là thẻ tín dụng quốc tế sẽ thu phí phát hành, các khoản phí và lãi chậm trả nếu có và khi là ngân hàng đại lý thực hiện thanh tốn thẻ sẽ được thu phí thanh tốn từ ngân hàng phát hành thẻ.
1.2.4.3. Bảo lãnh ngân hàng
Bảo lãnh ngân hàng là trách nhiệm trả tiền không huỷ ngang của một ngân hàng trong trường hợp người thứ ba không thực hiện đầy đủ một dịch vụ nào đó. Bảo lãnh ngân hàng mang tính độc lập và tách biệt trong quan hệ vay nợ hoặc hợp đồng mua bán.
Trong một nghiệp vụ bảo lãnh thường có ít nhất ba bên tham gia là Người bảo lãnh (The Guarantor), Người xin bảo lãnh hay người được bảo lãnh (The Principal) và Người thụ hưởng hay người nhận bảo lãnh (The Beneficiary).
Các loại bảo lãnh ngân hàng (Phân theo mục đích)
- Bảo lãnh dự thầu: Là cam kết của ngân hàng với chủ thầu về tổn thất do sự vi
phạm của người dự thầu. Mục đích của bảo lãnh dự thầu là nhằm bù đắp những thiệt hại về thời gian và chi phí cho chủ thầu do những vi phạm của người dự thầu gây ra như: rút đơn thầu, trúng thầu nhưng bỏ không ký tiếp hợp đồng cung ứng, bổ sung thêm các điều kiện khi ký hợp đồng so với bản dự thầu… Bảo lãnh dự thầu cịn có tác dụng để cho bên chủ thầu thấy đơn dự thầu là một đề nghị
nghiêm túc, năng lực tài chính của bên dự thầu là lành mạnh; sẽ ký hợp đồng nếu trúng thầu. Mức bảo lãnh theo thông lệ là từ 2% – 5% giá trị hợp đồng.
- Bảo lãnh thanh toán (hay là bảo lãnh trả chậm): Đối với loại bảo lãnh này, về
mục đích giống như một tín dụng thư thương mại thơng thường là bảo đảm cho nghĩa vụ thanh tốn, nhưng nó hoàn toàn khác nhau về bản chất và nghĩa vụ trách nhiệm của ngân hàng phát hành.
- Bảo lãnh tiền đặt cọc (hay tiền ứng trước): Khi ký kết những hợp đồng có giá
trị lớn, thơng thường người bán thường yêu cầu người mua ứng trước một phần tiền nhằm đảm bảo thực hiện hợp đồng. Việc ứng trước này phải có một bảo lãnh có giá trị tương đương tiền đặt cọc làm đảm bảo. Người thụ hưởng (người mua) sẽ được hoàn trả lại tiền đặt cọc nếu người bán không giao hàng hay giao hàng không đủ, không đúng.. Bảo lãnh tiền đặt cọc chỉ có hiệu lực khi bên được bảo lãnh (bên bán) sử dụng khoản tiền này và hết hiệu lực khi người bán giao hàng lần cuối cộng với một số ngày để người thụ hưởng làm thủ tục đòi tiền nếu có.
- Bảo lãnh nhận hàng: Thơng thường người mua luôn mong muốn nhận được bảo lãnh để nhận hàng khi tàu vận chuyển hàng hoá đến cảng. Tuy nhiên trên thực tế thì điều này thường khơng xảy ra, tàu chở hàng thường đến trước khi ngân hàng nhận được bộ chứng từ. Điều đó có nghĩa rằng người mua khơng có vận đơn để nhận hàng. Trong trường hợp này, để sớm nhận được hàng nhằm tránh các rủi ro (có thể có) như phí phạt lưu kho, chi phí cơ hội..., người mua sẽ phải yêu cầu ngân hàng của mình phát hành một cam kết (thay thế cho vận đơn), cam kết này được gọi là bảo lãnh nhận hàng. Bảo lãnh nhận hàng được người mua ký và người ký đối ứng để bảo lãnh là ngân hàng. Người mua sẽ xuất trình bảo lãnh nhận hàng này cho công ty vận tải để nhận hàng.
- Bảo lãnh hoàn trả: Bảo lãnh hoàn trả khi ngân hàng phát hành từ chối thanh toán bộ chứng từ bất hợp lệ. Khi người thụ hưởng của một thư tín dụng xuất
trình bộ chứng từ đến ngân hàng thanh tốn, bộ chứng từ có những điểm khác biệt so với thư tín dụng, ngân hàng thanh tốn yêu cầu người thụ hưởng phải có thư bảo lãnh (từ một ngân hàng khác chẳng hạn) bảo đảm bồi hồn cho ngân hàng thanh tốn khi ngân hàng phát hành từ chối thanh tốn vì những điểm khác biệt đã nêu.
- Bảo lãnh thực hiện hợp đồng: Loại bảo lãnh này được sử dụng rộng rãi . Bảo
lãnh thực hiện hợp đồng cung cấp một bảo đảm cho người thụ hưởng về việc thực hiện hợp đồng của người được bảo lãnh. Trong trường hợp người được bảo lãnh không thực hiện đúng, đầy đủ những nghĩa vụ đã được ghi trong hợp đồng thì người thụ hưởng có quyền u cầu thanh tốn bảo lãnh. Thơng thường bảo lãnh này được dùng kèm với bảo lãnh thanh toán khác. Giá trị bảo lãnh tuỳ theo giá trị hợp đồng và tuỳ tính chất của mỗi thương vụ. Tuy nhiên gía trị bảo lãnh thực hiện hợp đồng thông thường là từ 5-10% trị giá hợp đồng.
1.2.4.4. Forfaiting
Forfaiting là dịch vụ tài chính xuất khẩu, ngân hàng mua bán những khoản thanh toán chưa đến hạn nhưng là những khoản thanh toán trung dài hạn (từ 2 đến 8 năm) đã được ngân hàng của nhà nhập khẩu đảm bảo.
Đặc điểm cơ bản của nghiệp vụ này là:
- Ngân hàng thực hiện dịch vụ forfaiting (forfaitor) cấp tín dụng cho nhà xuất khẩu bằng một lãi suất cố định nhằm tài trợ cho các cơng trình hoặc xuất khẩu hàng tư liệu sản xuất.
- Forfaitor cấp tín dụng theo ngun tắc khơng hồn lại, có nghĩa là nhà xuất khẩu bán lại các lệnh thanh toán cho Forfaitor theo mức chiết khấu và sau đó khơng chịu trách nhiệm gì cả, ngay cả khi người nhập khẩu không trả được tiền cho nhà Forfaitor.
- Người nhập khẩu dùng hối phiếu trả cho người xuất khẩu, hối phiếu này được ngân hàng bảo lãnh thanh tốn (phí bảo lãnh lớn). Nhà xuất khẩu bán hối phiếu cho nhà Forfaitor theo mức chiết khấu thoả thuận giữa nhà xuất khẩu và nhà Forfaitor (mức chiết khấu thường rất lớn tới 7-8%/năm). Khi hối phiếu đến hạn, nhà Forfaitor xuất trình hối phiếu đòi tiền ngân hàng bảo lãnh cho nhà nhập khẩu.
1.2.4.5. Bao thanh toán (Factoring)
Dịch vụ này phát sinh đầu tiên ở Mỹ vào khoảng năm 1890 dưới tên gọi Factoring là một hình thức tài chính “khoản phải thu- là số tiền nhận được do bán hàng hố, dịch vụ”. Nhà xuất khẩu có thể gia hạn nợ cho nhà nhập khẩu và vì vậy họ thiếu vốn lưu động. Để bổ sung vốn lưu động này, nhà xuất khẩu có thể bán “ khoản phải thu” cho ngân hàng thực hiện nghiệp vụ Factoring. Vai trò cơ bản của ngân hàng (Factor) là mua “khoản phải thu” để nhận một tỷ lệ phần trăm giá trị của nó. Để thực hiện được nghiệp vụ Factoring, ngân hàng phải quản lý việc thu nợ, quản lý sổ cái bán hàng của nhà xuất khẩu ở nước ngoài, thực hiện các thủ tục thanh toán, chịu rủi ro... Rủi ro chủ yếu trong nghiệp vụ Factoring rủi ro thương mại, vì vậy ngân hàng phải tiến hành đánh giá khả năng thanh toán của nhà nhập khẩu. Trong nghiệp vụ Factoring quốc tế, ngân hàng thực hiện nghiệp vụ này thông qua rất nhiều ngân hàng quốc tế. Giá cả dịch vụ Factoring có khuynh hướng cao vì phí của nó tuỳ thuộc vào các dịch vụ được cung cấp. Phí dịch vụ Factoring vào khoảng 3% đến 4% giá trị nợ cộng thêm các chi phí tài chính.
Dịch vụ bao thanh tốn gần giống nghiệp vụ chiết khấu thương phiếu, nhưng có điểm khác sau:
- Các khoản nợ được mua là các khoản nợ có hố đơn (mua hố đơn) - Hợp đồng uỷ nhiệm thu là hợp đồng khơng được truy địi
- Ngân hàng thường giữ lại nhiều đề phịng hàng hố bị trả lại - Phí cao hơn vì nghiệp vụ bao thanh tốn có rủi ro cao hơn
1.3. Rủi ro trong hoạt động ngân hàng quốc tế
Như bất kỳ hoạt động kinh doanh nào khác của NHTM, hoạt động ngân hàng quốc tế luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro bởi tính chất quốc tế của nó. Các rủi ro phát sinh trong nghiệp vụ ngân hàng quốc tế của NHTM được phân thành ba nhóm sau:
- Thứ nhất, nhóm rủi ro thương mại bao gồm: rủi ro về thị trường, rủi ro không
thanh tốn, rủi ro về giao hàng hóa, rủi ro hàng hóa. Nhóm rủi ro này tác động mạnh đến các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, khách hàng của ngân hàng, do đó ảnh hưởng rất lớn đến ngân hàng.
- Thứ hai, nhóm rủi ro chính trị bao gồm: chiến tranh, nổi dậy, dân biến, đình
cơng, cấm vận, cấm thanh tốn…Đây là rủi ro có tác động tới hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung và hoạt động ngân hàng quốc tế của NHTM nói riêng. Nhóm rủi ro này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và ngân hàng, các biến động về chính trị sẽ dẫn đến sự gián đoạn, ngừng trệ hoạt động thanh toán. Hơn thế nữa một số rủi ro chính trị như chiến tranh, đình cơng khơng được bảo hiểm.
- Thứ ba, nhóm rủi ro mang tính đặc thù của hoạt động kinh doanh đối ngoại
như rủi ro tỷ giá, rủi ro ngôn ngữ và rủi ro pháp lý. Rủi ro tỷ giá xảy ra là do có sự chênh lệch về tỷ giá tại thời điểm ngân hàng mua và bán ngoại tệ. Rủi ro ngân ngữ là do sự bất đồng về ngôn ngữ làm cho rủi ro không hiểu biết nhau tăng thêm, mỗi bên hiểu hợp đồng mua bán theo một cách riêng của mình, dẫn đến hậu quả có thể là khơng lường. Các văn bản luật điều chỉnh nghiệp vụ ngân hàng quốc tế chưa có sự đồng bộ, có sự khác biệt giữa luật pháp quốc gia với tập quán quốc tế, có thể dẫn đến rủi ro pháp lý.
Việc hạn chế rủi ro có ý nghĩa rất lớn đối với việc nâng cao hiệu quả nghiệp vụ ngân hàng quốc tế nói riêng cũng như tồn bộ hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung. Hiện nay các NHTM thường đưa ra các biện pháp phòng ngừa rủi ro như sử dụng các dịch vụ phái sinh, đưa các điều khoản đảm bảo an toàn vào các hợp đồng ngoại thương.
1.4. Hiệu quả dịch vụ ngân hàng quốc tế của NHTM và các chỉ tiêu đánh giá 1.4.1. Hiệu quả hoạt động ngân hàng quốc tế của NHTM 1.4.1. Hiệu quả hoạt động ngân hàng quốc tế của NHTM
Mục tiêu lâu dài của kinh doanh là tạo ra lợi nhuận, tối đa hóa lợi nhuận trên cơ sở những nguồn lực sản xuất sẵn có. Để đạt được mục tiêu này, quản trị doanh nghiệp phải sử dụng nhiều phương pháp khác nhau; và hiệu quả kinh doanh là một trong các công cụ để các nhà quản trị thực hiện chức năng của mình. Việc xem xét và tính tốn hiệu quả kinh doanh vừa chỉ ra được trình độ sản xuất vừa cho phép nhà quản trị phân tích, tìm ra các biện pháp thích hợp trên cả hai phương diện tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả.
Hiệu quả dịch vụ ngân hàng quốc tế là một phạm trù hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh đối ngoại của NHTM. Cũng như các hoạt động kinh doanh khác của NHTM, hiệu quả của dịch vụ ngân hàng quốc tế được đo lường bằng hiệu số giữa doanh thu và chi phí của dịch vụ ngân hàng quốc tế.
Hq DVNHQT = Dt VVNHQT – Cp DVNHQT
Trong đó: - Hq DVNHQT: Hiệu quả dịch vụ ngân hàng quốc tế - Dt DVNHQT : Doanh thu từ dịch vụ ngân hàng quốc tế - Cp DVNHQT : Chi phí cho dịch vụ ngân hàng quốc tế
Ngoài ra, hiệu quả dịch vụ ngân hàng quốc tế cịn được đánh giá thơng qua mối liên hệ giữa nghiệp vụ ngân hàng quốc tế với các hoạt động khác như tín dụng, uy tín và mối quan hệ rộng lớn của ngân hàng trên thương trường; qua
trình độ sử dụng các nguồn lực. Hệ thống các chỉ tiêu được trình bày dưới đây sẽ được dùng để đánh giá một cách toàn diện hơn hiệu quả của nghiệp vụ ngân hàng quốc tế.
1.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động ngân hàng quốc tế của NHTM
1.4.2.1. Chỉ tiêu định lượng
- Chỉ tiêu doanh thu từ dịch vụ ngân hàng quốc tế (viết tắt là DT DVNHQT) bao gồm các mức phí mà ngân hàng thu được khi thực hiện các nghiệp vụ TTQT như phí mở L/C, chỉnh sửa L/C, thơng báo L/C, thanh toán L/C, nhận và xử lý uỷ thác nhờ thu, thanh toán chuyển tiền…; doanh thu từ mua bán ngoại tệ; doanh thu từ hoạt động thanh toán thẻ, séc du lịch…
- Chỉ tiêu lợi nhuận DVNHQT = doanh thu DVNHQT - chi phí DVNHQT. Lợi nhuận càng cao khi các chi phí được tính tốn hợp lý và tiết kiệm. - Tỷ lệ lợi nhuận DVNHQT = DVNHQT DVNHQT Dt nhuËn Lỵi x 100%
Chỉ tiêu này cho biết trong một đồng doanh thu từ DVNHQT có bao nhiêu đồng lợi nhuận DVNHQT. Tỷ số này càng cao cho thấy ngân hàng hoạt động càng hiệu quả. - Tỷ lệ chi phí DVNHQT = DVNHQT DVNHQT Dt phÝ Chi x 100%
Chỉ tiêu này cho biết để thu về một đồng doanh thu DVNHQT phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí DVNHQT. Ngân hàng quản lý chi phí càng tốt, tỷ số này sẽ càng nhỏ.
Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả hoạt động DVNHQT trên một đồng lãi kinh doanh ngân hàng, tỷ số này càng cao cho thấy tầm quan trọng của DVNHQT đối với hoạt động kinh doanh của toàn ngân hàng .
- Tỷ lệ Dt DVNHQT trên tổng Dt dịch vụ = TỉngDtDVNHQTDt dÞchvơ x 100% Chỉ tiêu này cho biết tỷ trọng doanh thu DVNHQT trong tổng nguồn thu dịch vụ của ngân hàng.
-Tỷ lệ lợi nhuận DVNHQT trên vốn tự có = LỵinhuËnVèntùDVNHQTcã x 100% Chỉ tiêu này cho biết lợi nhuận DVNHQT thu được trên một đồng vốn tự