Là một bảo lãnh mà trong đó ngân hàng bảo lãnh đã phát hành theo chỉ thị của một ngân hàng trung gian phục vụ cho bên được bảo lãnh dựa trên một bảo lãnh khác gọi là bảo lãnh đối ứng. Bên được bảo lãnh không chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng phát hành mà là chính ngân hàng trung gian chịu trách nhiệm bồi hoàn.
Khi bên nhận bảo lãnh không tin tưởng vào tiềm lực tài chính, uy tín của ngân hàng của bên được bảo lãnh nên muốn chỉ định ngân hàng phát hành phải là ngân hàng trong nước của mình hoặc ngân hàng mình biết, do đó nếu bên được bảo lãnh có quan hệ với ngân hàng được chỉ định đó thì bảo lãnh trực tiếp xảy ra, ngược lại thì phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp.
Ngân hàng phát hành
Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh
(2) (3)
Sơ đồ 1.2: Sơ đồ bảo lãnh gián tiếp
(1) Quan hệ hợp đồng gốc được ký giữa bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh (2) Bên được bảo lãnh yêu cầu ngân hàng phục vụ mình chỉ thị cho ngân hàng phát hành phát hành cam kết bảo lãnh theo mẫu và những điều khoản, điều kiện thỏa thuận trong hợp đồng gửi cho bên nhận bảo lãnh. Ngân hàng trung gian xem xét phát hành bảo lãnh đối ứng tương tự như xem xét phát hành bảo lãnh trực tiếp và bên được bảo lãnh chịu trách nhiệm bồi hoàn trực tiếp cho ngân hàng trung gian.
(3) Ngân hàng trung gian đề nghị ngân hàng phát hành phát hành bảo lãnh, thông thường hai ngân hàng này có mối quan hệ đại lý. Ngân hàng trung gian bằng văn bản bảo lãnhđối ứng cam kết bồi hoàn cho ngân hàng phát hành nếu ngân hàng này thanh toán bảo lãnh.
Bảo lãnh đối ứng là cam kết của ngân hàng trung gian thanh toán cho ngân hàng phát hành khi ngân hàng này thực hiện đúng những điều khoản được quy định trong bảo lãnh đối ứng. Thời hạn hiệu lực của bảo lãnh đối ứng là thời hạn mà ngân hàng phát hành phải xuất trình yêu cầu thanh toán đến ngân hàng trung gian sau khi đã thanh toán cho bên nhận bảo lãnh, do đó sẽ bằng thời gian hiệu lực của bảo lãnh chính cộng thêm từ ba (3) đến ba mươi (30) ngày.
(4) Ngân hàng Phát hành phát hành cam kết bảo lãnh chính, có thể gửi trực tiếp cho Bên nhận bảo lãnh hoặc gửi thông qua ngân hàng thông báo. Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm thanh toán cho bên nhận bảo lãnh nếu họ xuất trình các chứng từ như quy định trong bảo lãnh.
Ngân hàng Trung gian
Bên được bảo lãnh Bên nhận bảo lãnh Ngân hàng Phát
hành
(2) (4)
(3)
Trong nghiệp vụ bảo lãnh gián tiếp, Bên nhận bảo lãnh khơng có quan hệ gì và khơng có quyền yêu cầu ngân hàng trung gian thanh toán bảo lãnh và ngân hàng Phát hành cũng hồn tồn khơng có quyền u cầu bên được bảo lãnh bồi hồn.
Ví dụ: Cơng ty Vinacaphe xuất khẩu cà phê sang Đức. Nhà nhập khẩu yêu cầu phải có
bảo lãnh thực hiện hợp đồng do một Ngân hàng tại Đức phát hành.
Vinacaphe yêu cầu một Ngân hàng ở Việt Nam ra chỉ thị cho Ngân hàng tại Đức phát hành bảo lãnh thực hiện hợp đồng cho người thụ hưởng là nhà nhập khẩu. Với bảo lãnh này, nhà nhập khẩu vừa được bảo vệ mình trước những rủi ro từ phía Vinacaphe và cả những rủi ro có thể từ phía Ngân hàngở Việt Nam.