b. Những chỉ tiêu định tính:
2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VẬN DỤNG NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH CỦA
2.3.1.2 Về sản phẩm dịch vụ và quy trình nghiệp vụ:
HDBank đã vàđang tiến hành tái cấu trúc bộ máy hoạt động, theo đó HDBank đã thành lập riêng Khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ nhằm rà soát lại tất cả quy chế, quy trình, quy định… để hệ thống hóa, điều chỉnh những văn bản khơng còn phù hợp, cập nhật ban hành những văn bản mới phù hợp. Đồng thời tiếp nhận những phản hồi từ hoạt động thực tế để điều chỉnh, chỉnh sửa những văn bản này nhằm đảm bảo tính hợp lý hợp pháp và thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống. Điều này là rất quan trọng, cần thiết và phù hợp với quy mô ngày càng phát triển của HDBank. Cũng nằm trong thuận lợi này, riêng đối với nghiệp vụ bảo lãnh, lần đầu tiên HDBank đã ban hành được quy trình nghiệp vụ bảo lãnh (vào ngày 01/12/2009) để hướng dẫn cụ thể các bước thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, cụ thể hóa quy chế bảo lãnh hiện hữu, cùng với bộ mẫu biểu gồm tờ trình tín dụng áp dụng cho bảo lãnh, hợp đồng cấp bảo lãnh, mẫu các loại bảo lãnh… Nhờ những biện pháp này đã giúp rút ngắn được thời gian thực hiện phát hành một thư bảo lãnh, thoát khỏi những lúng túng, tự phát trong tác nghiệp phục vụ KH nhanh chóng chính xác kịp thời hơn, tránh được những rủi ro tác nghiệp cho ngân hàng.
Về cơ bản HDBank đã cung cấp tương đối đủ các sản phẩm bảo lãnh trong nước cho KH là doanh nghiệp, sản phẩm của HDBank được thiết kế chuẩn xác theo thông lệ và linh hoạt theo nhu cầu của KH, đây cũng là điểm mạnh của HDBank nói riêng và khối các NHTM cổ phần nói chung.
Mặt khác, HDBank luôn cập nhật và xây dựng những gói sản phẩm mới ví dụ: chính sách giảm mức ký quỹ và cho tín chấp (theo hướng dẫn số 219/2010/HD – TGĐ
ngày 02/04/2010) áp dụng đối với bảo lãnh thông dụng là dự thầu và thực hiện hợp đồng ưu đãi cho KH.