b. Rủi ro từ bên được bảo lãnh và bên nhận bảo lãnh:
2.1.2 Vốn điều lệ và Cơ cấu tổ chức, quản lý của HDBank
2.1.2.1 Vốn điều lệ:
Trải qua 20 năm phát triển, HDBank ln nhận thấy rõ vai trị của việc gia tăng năng lực tài chính đối với sức mạnh của một ngân hàng. Chỉ có vốn điều lệ khi thành lập là 3 tỷ đồng, nhưng tính đến cuối tháng 12/2008 thì vốn điều lệ của HDBank đã là 1.550 tỷ đồng, tăng hơn 50.000 lần. Tính đến 01/03/2010, tổng số cổ đơng hiện có là 1.067 cổ đơng với cơ cấu: 26 cổ đơng pháp nhân chiếm 56.92% vốn điều lệ trong đó có 10 doanh nghiệp Nhà nước chiếm 36.6% vốn điều lệ, 1041 cổ đông thể nhân.
Tại đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2009 vừa qua, lãnh đạo HDBank đã công bố kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2010 theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 tăng vốn điều lệ từ 1.550 tỷ đồng lên 2.000 tỷ đồng và giai đoạn 2 tăng vốn điều lệ từ 2.000 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng. Việc tăng vốn điều lệ này nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô về vốn, mạng lưới, chất lượng hoạt động và dịch vụ, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo tỷ lệ an toàn trong hoạt động cho vay và đầu tư. Tuy nhiên đến tháng 6/2010, HDBank đã thay đổi phương thức để tăng vốn bằng cách phát hành trái phiếu và đã được NHNN chấp thuận theo quyết định số 1246/QĐ – NHNN ngày 25/5/2010 cho phép HDBank phát hành trái phiếu dài hạn năm 2010.
Trước mắt kế hoạch sử dụng vốn điều lệ năm 2010 của HDBank là góp vốn mua cổ phần đối với các đơn vị kinh tế có tiềm năng tối đa 40% vốn điều lệ; trang bị tài sản cố định phục vụ cho việc phát triển mạng lưới, hiện đại hóa cơng nghệ ngân hàng chiếm 40% vốn điều lệ và phần còn lại bổ sung nguồn vốn trung dài hạn để mở rộng cho vay trung dài hạn đặc biệt là sản phẩm cho vay mua nhà truyền thống của HDBank.
2.1.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lý của HDBank:
HDBank đã thiết lập được một cấu trúc quản trị điều hành phù hợp với các tiêu chuẩn về tổ chức và hoạt động của NHTM theo nghị định 49/2000/NĐ-CP ngày 12/9/2000 của Chính phủ và hướng dẫn về các tổ chức và hoạt động của Hội đồng
Quản trị, Ban Kiểm soát, Tổng Giám đốc NHTMCP Nhà nước và nhân dân (Quyết định 1087/QĐ-NHNN ngày 27/08/2001 của NHNN). Cụ thể, hệ thống quản trị điều hành của HDBank gồm có:
Đại hội đồng cổ đơng: là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của ngân hàng
Hội đồng quản trị: doĐại hội đồng cổ đông bầu ra, là cơ quan quản trị ngân hàng, có tồn quyền nhân danh ngân hàng để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của ngân hàng trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị của HDBank hiện gồm 8 thành viên, họp định kì hàng quý, trong trường hợp cấp thiết sẽ có phiên họp bất thường. Hội đồng quản trị giữa vai trò định hướng chiến lược, kế hoạch hoạt động hàng năm, chỉ đạo giám sát hoạt động của ngân hàng thông qua Ban điều hành, các Hội đồng và ban chuyên môn.
Ban kiểm soát: gồm 03 thành viên do ĐHĐCĐ bầu ra có nhiệm vụ kiểm tra
họat động tài chính của ngân hàng; giám sát việc chấp hành chế độ hạch toán, kế toán; hoạt động của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ của ngân hàng; thẩm định báo cáo tài chính hàng năm; báo cáo cho ĐHĐCĐ tính chính xác trung thực hợp pháp về báo cáo tài chính của ngân hàng.
Hội đồng quản lý rủi ro: Được chính thức thành lập vào năm 1997. Hiện
nay hội đồng này có 11 thành viên đại diện cho Hội đồng quản trị, Ban Tổng giám đốc, Giám đốc các khối. Hội đồng này có nghĩa vụ xây dựng các chỉ tiêu tài chính để quản lý các loại rủi ro từ đó xây dựng các giải pháp để đối phó một cách hữu hiệu và kịp thời, quản lí khả năng thanh tốn và chênh lệch thời gian đáo hạn của từng loại tiền tệ, quy định mức dự trữ thanh khoản, quản lí rủi ro lãi suất, tỉ giá, quyết định về cấu trúc và nguồn vốn, chính sách lãi suất, phân tích hiệu quả hoạt động KD của các CN và toàn hệ thống.
Hội đồng tín dụng: do Hội đồngquản trị thành lập nhằm xem xét, quyết định phê duyệt trong việc cấp tín dụng, miễm giảm lãi tiền vay heo quy định hiện
hànhcủa HDBank theo từng thời kỳ; chỉ đạo kiểm tra, kiểm sốt việc quản lý các khoản tín dụng,tham gia tư vấn cho Hội đồng quản trị trong lĩnh vực đầu tư thương mại.
Văn phòng Hội đồng quản trị: có chức năng giúp việc cho Hội đồng quản trị
Ban điều hành: gồm có Tổng Giám Đốc điều hành chung, 5 Phó Tổng Giám
Đốc phụ trách từng mảng công việc riêng và 01 Giám đốc tài chính. Ban điều hành có chức năng cụ thể hoá chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra bằng các kế hoạch, phương án kinh doanh và tham mưu cho Hội đồng quản trị về các vấn đề chiến lược, chính sách đồng thời trực tiếp điều hành mọi hoạt độngcủa HDBank.
Hội đồng A.L.C.O.: có chức năng quản lý cấu trúc bảng tổng kết tài sản của
ngân hàng, xây dựng và giám sát các chỉ tiêu tài chính phù hợp với chiến lược kinh doanh củaHDBank.
Theo cơ chế quản lý mới, các hoạt động của HDBank đều được xếp vào các khối để quản lý. Hiện nay cơ cấu của HDBank gồm 7 khối nghiệp vụ, đó là:
Khối KH doanh nghiệp
Khối KH cá nhân
Khối nguồn vốn và kinh doanh tiền tệ
Khối quản lý rủi ro và kiểm soát tuân thủ
Khối quản trị nguồn nhân lực
Khối tác nghiệp
Khối hỗ trợ
Ngồi ra cịn có Văn phịng BĐH và Trung tâm công nghệ thông tin, Trung tâm kinh doanh cùng với hệ thống các Chi nhánh, Phòng giao dịch trên tồn quốc.
Sơ đồ 2.1:Sơ đồ mơ hình cơ ấu tổ chức của HDBank
Nguồn:http://www.hdbank.com.vn/userfiles/image/HTKT/SoDoToChuc
2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động chung của HDBank:
Hoạt động với vai trò của ngân hàng bán lẻ, các sản phẩm và dịch vụ của HDBank được thiết kế và cung ứng phù hợp với nhu cầu của KH cá nhân cũng như doanh nghiệp. Về tổng thể, HDBank hiện hoạt động với 03 mảng chính: huy động vốn, sử dụng vốn và dịch vụ thanh toán.
Để đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của HDBank đề tài lấy số liệu của ba năm 2007, 2008, 2009 gắn liền với những biến động thăng trầm của nền kinh tế thế giới cũng như của Việt Nam.
2.1.3.1 Huy động vốn
Cũng như các NHTM khác, huy động vốn là hoạt động truyền thống của HDBank từ những ngày đầu thành lập. HDBank cung cấp những sản phẩm huy động vốn thông thường như: đối với KH cá nhân có sản phẩm tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm: tiết kiệm siêu lãi suất, tiết kiệm bậc thang, tiết kiệm bằng vàng… hoặc với KH là tổ chức có sản phẩm tiền gửi thanh toán, tài khoản linh hoạt, tài khoản lãi suất lũy tiến…Đồng thời để thu hút KH HDBank không ngừng tung ra những sản phẩm mới: tiết kiệm đa lợi, tiết kiệm lộc phát, tiết kiệm quyền chọn, tiết kiệm tích lũy mua nhà, gửi tiền đầu năm trúng ngay nhà mới….