Sự cạnh tranh ngày càng gây gắt giữa các ngân hàng:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 92 - 94)

Hội nhập kinh tế quốc tế đặt doanh nghiệp dưới áp lực cạnh tranh gây gắt mà lĩnh vực tài chính ngân hàng khơng là ngoại lệ. Các ngân hàng nước ngoài với kinh nghiệm và tiềm lực tài chính mạnh mở ra ngày càng nhiều, làm giảm thị phần của các ngân hàng, cũng như gia tăng sự cạnh tranh.

b. Hành lang pháp lý trong nước chưa hoàn thiện:

Hiện nay các quy định cụ thể về bảo lãnh ngân hàng được quy định tại Quy chế bảo lãnh ngân hàng ban hành kèm theo quyết định số 26/2006/QĐ – NHNN ngày 26/06/2006, dù có điều chỉnh so với trước tuy nhiên vẫn còn khá sơ xài, chưa có Luật về hoạt động bảo lãnh vì vậy khi có văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao hơn điều chỉnh cùng một nội dung thì phải tn thủ theo văn bản pháp lý đó, ví dụ: Điều 42 Luật Quản lý thuế có hiệu lực từ ngày 01/07/2007 quy định: “Hết thời hạn bảo lãnh hoặc thời hạn nộp thuế mà người nộp thuế chưa nộp thuế thì tổ chức bảo lãnh có trách nhiệm nộp số tiền thuế và tiền phạt chậm nộp thuế thay cho người nộp thuế, trong khiđó, theo Quy chế bảo lãnh hiện hành, ngân hàng chỉ có trách nhiệm trong số tiền và thời hạn nêu trên cam kết bảo lãnh. Quy định chồng chéo như vậy gây lúng túng cho các NHTM phát hành loại bảo lãnh này

KẾT LUẬN CHƯƠNG2

Chương 2 của đề tài là bức tranh toàn cảnh về hoạt động của nghiệp vụ bảo lãnh tại HDBank.

Sau khi điểm qua quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức và hoạt động chung của HDBank, tác giả đi sâu phân tích nghiệp vụ bảo lãnh. Bắt đầu từ căn cứ pháp lý, đối tượng khách hàng đến quy trình nghiệp vụ mô tả từng bước cụ thể chi tiết cho hoạt động của nghiệp vụ này, sau đó phân tích kết quả hoạt động nghiệp vụ bảo lãnh thông qua số liệu của các thời điểm 31/12/2008, 30/06/2009, 31/12/2009 và 30/06/2010 dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng đã trình bàyở Chương 1.

Trên cơ sở những phân tích thực tế này, đề tài đánh giá những thành tựu và hạn chế chủ quan, khách quan cần khắc phục, đây cũng là cơ sở để tác giả đưa ra các giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh tại HDBank trong Chương3

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN NGHIỆP VỤ BẢO LÃNH TẠI HDBANK

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG ĐẾN NĂM 2020

HDBank thuộc hệ thống NHTM của Việt Nam và hoạt động dưới sự quản lý cuả NHNN, vì vậy các giải pháp để hoàn thiện và phát triển nghiệp vụ bảo lãnh của HDBank sẽ phụ thuộc vào định hướng phát triển ngành ngân hàng Việt Nam nói chung và của HDBank nói riêng. Do đó tác giả điểm qua một số nét lớn về định hướng phát triển này.

Ngày 24/5/2006, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 112/2006/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển ngành ngân hàng Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, theo đó:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp hoàn thiện nghiệp vụ bảo lãnh ngân hàng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển nhà thành phố hồ chí minh (HDBANK) (Trang 92 - 94)