.6 Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 42 - 44)

2259 2099 854 706 4519 4633 2957 3002 341 302 329 328 0 1000 2000 3000 4000 5000 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm T đồ ng

Dư nợ DNNN Dư nợ DNNQD Dư nợ cá thể, Hộ gia đình

Tình hình sử dụng vốn theo thành phần kinh tế: Từ bảng số liệu 2.2 và biểu đồ 2.6 ta thấy, dư nợ cho vay của Agribank Sài Gòn tập trung vào cho vay các doanh nghiệp, đặc biệt là các DNNQD. Dư nợ cá thể, hộ gia đình ln chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của Agribank Sài Gịn.

Tình hình dư nợ cho vay đối với các DNNN của Agribank Sài Gòn: Năm 2010 dư nợ cho vay đối với DNNN của Chi nhánh là 2.259 tỷ đồng, chiếm 31,73% tổng dư nợ của Chi nhánh. Năm 2011 dư nợ cho vay đối với DNNN của Chi nhánh là 2.099 tỷ đồng, chiếm 29,88% tổng dư nợ của Chi nhánh, giảm 160 tỷ đồng so năm 2010. Như vậy, dư nợ cho vay đối với DNNN của Chi nhánh năm 2011 giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh là 854 tỷ đồng, chiếm 20,63 tỷ đồng, giảm 1.245 tỷ đồng so năm 2011. Như vậy, năm 2012 dư nợ cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh giảm nhiều cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ so năm 2011. Nguyên nhân do tình hình nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiềm chế lạm phát theo chỉ đạo của Chính phủ. Do vậy, hoạt động tín dụng bị thắt chặt, tăng trưởng tín dụng bị khống chế, trong khi đó tình hình sản xuất kinh doanh của các DNNN cũng gặp nhiều khó khăn dẫn đến dư nợ đối với DNNN giảm nhiều. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay đối với DNNN tại Chi nhánh là 706 tỷ đồng, chiếm 17,49% tổng dư nợ tại Agribank Sài Gòn, giảm 148 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, dư nợ cho vay đối với DNNN giảm cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ qua từng năm. Điều này cho thấy, Chi nhánh đang giảm dần cho vay đối với DNNN.

Tình hình dư nợ cho vay đối với DNNQD của Agribank Sài Gòn: Năm 2010 dư nợ cho vay DNNQD là 4.519 tỷ đồng, chiếm 63,48% tổng dư nợ cho vay tại Chi nhánh. Như vậy, tỷ trọng cho vay đối DNNQD chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tại Chi nhánh.

Năm 2011 dư nợ cho vay DNNQD là 4.633 tỷ đồng, chiếm 65,87% tổng dư nợ tại Chi nhánh, tăng 114 tỷ đồng so năm 2010. Như vậy, dư nợ cho vay đối với DNNQD tại Chi nhánh năm 2011 tăng cả về số lượng và tỷ trọng trong tổng dư nợ so năm 2010, trong khi tổng dư nợ cho vay và dư nợ cho vay DNQD giảm. Điều này cho thấy Chi nhánh đang dần chuyển sang cho vay đối với khối DNNQD. Năm 2012 dư nợ cho vay DNNQD là 2.957 tỷ đồng, chiếm 71,43% tổng dư nợ, giảm 1.676 tỷ đồng so năm 2011. Như vậy, dư nợ cho vay DNNQD giảm nhiều so năm 2011, nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD trong tổng dư nợ tại Agribank Sài Gòn tăng so năm 2011. Như vậy, do tình hình chung của nền kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN ảnh hưởng tới dư nợ cho vay DNNQD giảm mạnh, nhưng Agribank Sài Gòn đang chú trọng tới khu vực DNNQD nên tỷ trọng dư nợ cho vay DNNQD trong tổng dư nợ tăng. Đến 06 tháng 2013 dư nợ cho vay DNNQD là 3.002 tỷ đồng, chiếm 74,38% tổng dư nợ, tăng 45 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, năm 2013 nền kinh tế đã dần hồi phục dư nợ cho vay tăng nên dư nợ cho vay DNNQD tăng cả về số lượng và tỷ trọng so năm 2012. Điều này cho thấy Agribank Sài Gòn đang chuyển hướng dần sang cho vay DNNQD và giảm dần cho vay DNQD.

Tình hình cho vay cá thể, hộ gia đình tại Agribank Sài Gịn ln ổn định qua các năm. Năm 2010 dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình là 341 tỷ đồng, chiếm 4,79% tổng dư nợ cho vay tại Agribank Sài Gòn. Năm 2011 dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình là 302 tỷ đồng, chiếm 4,25% tổng dư nợ cho vay tại Agribank Sài Gòn, giảm 39 tỷ đồng so năm 2010. Nguyên nhân do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế ảnh hưởng tới việc sử dụng vốn của các hộ gia đình và cá thể nên dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình năm 2011 giảm cả về số lượng và tỷ trọng so năm 2010. Năm 2012 dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình là 329 tỷ đồng, chiếm 7,94% tổng dư nợ, tăng 27 tỷ đồng so năm 2011. Như vậy, năm 2012 ảnh hưởng bởi khó khăn của nền kinh tế và chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nhưng dư nợ cho vay cá thể hộ gia đình vẫn tăng cả về số lượng và tỷ trọng, điều này cho thấy Agribank Sài Gòn cũng chú trọng phát triển đối tượng khách hàng cá thể, hộ gia đình trong hồn cảnh khó khăn. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình là 328 tỷ đồng, chiếm 8,13% tổng dư nợ. Như vậy, năm 2013 nền kinh tế đã dần hồi phục dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình chỉ trong 06 tháng đầu năm đã gần bằng năm 2012 và tỷ trọng dư nợ cho vay cá thể, hộ gia đình trong tổng dư nợ tăng so năm 2012. Điều này cho thấy, khách hàng là hộ gia đình, cá thể đã được Agribank Sài Gịn chú ý và tăng trưởng qua từng năm.

Biểu 2.7: Tình hình sử dụng vốn theo lĩnh vực kinh tế. 5209 5367

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)