.7 Tình hình sử dụng vốn theo lĩnh vực kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 44)

3041 3813 1910 1667 1099 223 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm T đồ ng LV Khác NNoNT

Tình hình sử dụng vốn theo lĩnh vực kinh tế của Agribank Sài Gịn trong những năm qua thì dư nợ cho vay đối với lĩnh vực Nông nghiệp nơng thơn có xu hướng giảm và ln chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Năm 2010 dư nợ cho vay đối với lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn đạt 1.910 tỷ đồng, chiếm 26,83% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn đạt 1.667 tỷ đồng, giảm 243 tỷ đồng so năm 2010. Năm 2012 dư nợ cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn đạt 1.099 tỷ đồng, chiếm 23,70% tổng dư nợ cho vay, giảm 568 tỷ đồng so năm 2011. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn đạt 223 tỷ đồng, chiếm 5,53% tổng dư nợ cho vay, giảm 876 tỷ đồng. Nguyên nhân, do Agribank Sài Gòn nằm tại trung tâm Tp. Hồ Chí Minh nên chủ yếu phục vụ cho vay các lĩnh vực thương mại dịch vụ, công nghiệp nên dư nợ cho vay lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ cho vay. Dư nợ cho vay lĩnh vự Nông nghiệp nông thôn liên tục giảm qua các năm do tốc độ đơ thị hóa tại trung tâm Tp. Hồ Chí Minh và các quận, huyện ngoại thành đang ngày một cao nên lĩnh vực Nông nghiệp nông thôn đang dần bị thu hẹp lại.

Dư nợ cho vay của Agribank Sài Gòn đối với các lĩnh vự khác như: Thương mại Dịch vụ, Xuất nhập khẩu, Sản xuất Công nghiệp… luôn chiếm tỷ trọng cao trên 70% tổng dự nợ. Năm 2010 dư nợ cho vay lĩnh vự khác của Agribank Sài Gòn đạt 5.209 tỷ đồng, chiếm 73,17% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ cho vay lĩnh vực khác của Agribank Sài Gòn đạt 5.367 tỷ đồng, chiếm 76,30% tổng dư nợ, tăng 158 tỷ đồng so năm 2010. Năm 2012 dư nợ cho vay lĩnh vực khác đạt 3.041 tỷ đồng, chiếm 73,45% tổng dư nợ cho vay, giảm 2.326 tỷ đồng so năm 2011. Nguyên nhân do bất ổn của nền kinh tế, lạm phát cao ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp; mặt khác do áp lực chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN quy định các NHTM giảm tăng trưởng tín dụng đưa về

dưới 25%. Như vậy, tổng dư nợ cho vay của Agribank Sài Gòn giảm qua các năm chủ yếu do dư nợ cho vay lĩnh vực khác giảm. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay lĩnh vực khác của Agribank Sài Gòn đạt 3.813 tỷ đồng, chiếm 94,47% tổng dư nợ cho vay, tăng 772 tỷ đồng so năm 2012. Kết quả trên dự báo tới cuối năm 2013 dư nợ cho vay lĩnh vực khác sẽ tăng mạnh so năm 2012. Nguyên nhân, năm 2013 nền kinh tế ổn định, các lĩnh vực sản xuất, xuất nhập khẩu, dịch vụ tăng dần hồi phục và tăng trưởng nên các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn nhiều hơn. Mặt khác, do lãi suất cho vay giảm đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân, hộ gia đình nên dư nợ cho vay lĩnh vực khác tiếp tục tăng mạnh. Biểu 2.8: Tình hình sử dụng vốn theo kỳ hạn. 1835 4933 1886 1751 4148 332 516 553 1136 1769 1738 1732 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm T đồ ng Ngắn hạn Trung hạn Dài hạn

Tình hình cho vay theo kỳ hạn vay tại Agribank Sài Gòn, năm 2010 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.835 tỷ đồng, chiếm 25,78% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 4.933 tỷ đồng, chiếm 70,13% tổng dư nợ cho vay, tăng 3.098 tỷ đồng so năm 2010. Như vậy, năm 2011 dư nợ cho vay ngắn hạn tăng rất cao so năm 2010 và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ cho vay năm 2011, nguyên nhân do Agribank Sài Gòn mở rộng cho vay tiêu dùng, các khoản vay ngắn hạn và do ảnh hưởng của dư nợ tăng trưởng cao từ các năm trước. Năm 2012 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt 1.886 tỷ đồng, chiếm 45,56% tổng dư nợ cho vay, giảm 3.047 tỷ đồng so năm 2011. Nguyên nhân, do năm 2012 tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát cao nên nhu cầu vay tiêu dùng, vay ngắn hạn giảm. Đồng thời do chính sách thắt chặt tiền tệ đẩy lãi suất cho vay lên cao khiến nhu cầu vay ngắn hạn giảm. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn của Agribank Sài Gòn đạt 1.751 tỷ đồng, như vậy chỉ trong 06 tháng đầu năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn đạt gần bằng cả năm 2012, dự báo đến cuối năm 2013 dư nợ cho vay ngắn hạn sẽ tăng nhiều so năm 2012. Nguyên nhân năm 2013 nền kinh tế ổn định, lạm phát kiềm được kiềm chế, lãi suất cho vay giảm nên dư nợ cho vay ngắn hạn tăng trưởng cao.

Dư nợ cho vay trung hạn năm 2010 đạt 4.148 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng cao 58,27% tổng dư nợ cho vay. Năm 2011 đạt 332 tỷ đồng, chiếm 4,72% tổng dư nợ, giảm 3.816 tỷ đồng so năm 2010. Như vậy, dư nợ cho vay trung hạn giảm khá nhiều so năm 2010 tương ứng với mức tăng khá lớn của dư nợ ngắn hạn. Nguyên nhân do ảnh hưởng của tăng trưởng tín dụng các năm trước, dư nợ trung hạn dần chuyển thành dư nợ ngắn hạn. Năm 2012 dư nợ trung hạn đạt 516 tỷ đồng, chiếm 12,46% tổng dư nợ, tăng 184 tỷ đồng. Tuy mức độ tăng không nhiều nhưng cũng là dấu hiệu tốt cho Agribank Sài Gòn về tăng trưởng dư nợ trung hạn khi tình hình kinh tế đang khó khăn. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay trung hạn đạt 553 tỷ đồng, chiếm % tổng dư nợ, tăng 37 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, dự báo đến cuối năm 2013 dư nợ cho vay trung hạn sẽ tăng cao so năm 2013, kết quả này cho thấy cho vay trung hạn của Agribank Sài Gòn đang tăng trưởng mạnh trong điều kiện nền kinh tế dần ổn định và hồi phục.

Dư nợ cho vay dài hạn luôn ổn định giữa các năm với mức tăng giảm không nhiều. Năm 2010 dư nợ cho vay dài hạn đạt 1.136 tỷ đồng, năm 2011 tăng lên 1.769 tỷ đồng, năm 2012 giảm còn 1.738 tỷ đồng. Như vậy, dư nợ cho vay dài hạn luôn ổn định giữa các năm, thể hiện các khoản tài trợ dài hạn của Agribank Sài Gịn mang tính ổn định cao. Đến 06 tháng năm 2013 dư nợ cho vay dài hạn của Agribank Sài Gòn đạt 1.732 tỷ đồng, dự báo đến cuối năm 2013 sẽ tăng mạnh so năm 2013, kết quả này do chính sách tín dụng của ngân hàng được mở rộng và ngân hàng đang tập trung vào một số dự án dài hạn có hiệu quả trong điều kiện nền kinh tế đang hồi phục.

Biểu 2.9: So sánh nguồn huy động và cho vay dài hạn.

5284 2101 2254 2285 614 521 1149 1905 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 2010 2011 2012 6 tháng 2013 Năm T đồ ng

Dư nợ trung và dài hạn Nguồn huy động trên 12 tháng

Từ biểu đồ so sánh trên ta thấy, Agribank Sài Gòn cho vay trung và dài hạn lớn hơn nhiều so với nguồn vốn dài hạn huy động được qua các năm. Năm 2010 nguồn vốn dài hạn trên 12 tháng đạt 614 tỷ đồng, nhưng dư nợ cho vay trung và dài hạn (trên 12 tháng) đạt tới 5.284 tỷ đồng. Năm 2012 nguồn vốn huy động trên 12 tháng đạt 521 tỷ

đồng, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 2.101 tỷ đồng. Năm 2011 đã điều chỉnh được chênh lệch giữa huy động và cho vay dài hạn nhưng mức chênh lệch còn khá cao. Năm 2012 nguồn vốn huy động trên 12 tháng đạt 1.149 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 2.254 tỷ đồng, Agribank Sài Gòn đã dần cân đối được chênh lệch giữa nguồn vốn huy động dài hạn và cho vay trung dài hạn nhưng mức chênh lệch còn khá cao. Sự chênh lệch trên cho ta thấy Agribank Sài Gòn vẫn sử dụng chủ yếu nguồn vốn huy động ngắn hạn để tài trợ cho các dự án trung và dài hạn. Điều này dễ dẫn đến rủi ro về thanh khoản, rủi ro tín dụng và rủi ro về lãi suất. Agribank Sài Gòn đã có lỗ lực điều chỉnh rút dấn khoảng cách chênh lệch nhưng vẫn còn chênh lệch ở mức khá cao.

Đến 06 đầu năm tháng năm 2013 nguồn vốn huy động trên 12 đạt 1.905 tỷ đồng, dư nợ cho vay trung và dài hạn đạt 2.285 tỷ đồng. Như vậy, năm 2013 Agribank Sài Gịn đã có chiến lược đúng đắn tập trung vào nguồn vốn huy động dài hạn để rút dần khoảng cách giữa huy động và cho vay trung dài hạn. Dù khoảng cách chênh lệch giữa huy động và cho vay trung dài hạn còn nhưng không đáng kể, điều này ghi nhận cố gắng của Agribank Sài Gòn trong việc hạn chế chênh lệch giữa huy động và cho vay trung dài hạn nhằm hạn chế bớt rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất.

2.1.2.3. Các hoạt động dịch vụ.

Theo cơ chế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các NHTM hiện nay có xu hướng tăng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh dịch vụ nhằm đa dạng hóa nguồn thu, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Agribank Sài Gịn ln coi trọng phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ, với chiến lược nâng cao chất lượng phục vụ, đổi mới công nghệ và ngày càng đa dạng hóa các loại sản phẩm dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Hiện nay Agribank Sài gịn có các loại sản phẩm dịch vụ sau: Dịch vụ thanh toán trong nước, dịch vụ thanh tốn quốc tế, dịch vụ chuyển tiền nước ngồi, dịch vụ kinh doanh ngoại tệ, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ thẻ ATM… Kết quả, thu từ các hoạt động dịch vụ của Agribank Sài Gòn qua các năm như sau:

Bảng 2.3: Tình hình thu từ các hoạt động dịch vụ. Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng Năm 2013

Dịch vụ kinh doanh ngoại hối 09 17 06 02

Dịch vụ thanh toán trong nước 11 14 07 01

Dịch vụ thẻ 01 02 02 01

Nguồn: Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn từ năm 2010 đến 06 tháng 2013.

Thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối của Agribank Sài Gòn năm 2010 đạt 09 tỷ đồng. Năm 2011 thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối đạt 17 tỷ đồng, tăng 8 tỷ đồng so năm 2010, ứng với tốc độ tăng trưởng 189%. Nguyên nhân do năm 2010 và năm 2011 tốc độ tăng trưởng của Agribank Sài Gòn vẫn ở mức cao nên thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối tăng trưởng khá nhanh. Năm 2012 thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối đạt 6 tỷ đồng, giảm 11 tỷ đồng so năm 2011, nguyên nhân do ảnh hưởng của sự bất ổn của nền kinh tế, mức độ tăng trưởng của các NHTM bị khống chế nên thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối giảm mạnh. Đến 06 tháng năm 2013 thu từ dịch vụ kinh doanh ngoại hối đạt 02 tỷ đồng, giảm 4 tỷ so năm 2012. Như vậy, do ảnh hưởng của sự bất ổn của nền kinh tế và chính sách thắt chặt tăng trưởng đối với các NHTM đã ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của các hoạt động dịch vụ. Từ đó ảnh hưởng tới thu từ hoạt động kinh doanh đối ngoại của Agribank Sài Gòn.

Thu từ dịch vụ thanh tốn trong nước của Agribank Sài Gịn năm 2010 và 2011 tăng trưởng khá tốt. Năm 2010 thu từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 11 tỷ đồng. Năm 2011 thu từ hoạt động dịch vụ thanh toán trong nước đạt 14 tỷ đồng, tăng 3 tỷ đồng so năm 2010, ứng với tốc độ tăng 127%. Với lợi thế mạng lưới trong toàn hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam rộng trải khắp cả nước nên hoạt động thanh toán trong nước tăng trưởng khá tốt cùng với mức độ tăng trưởng của Agribank Sài Gòn. Năm 2012 thu từ dịch vụ thanh toán trong nước đạt 7 tỷ đồng, giảm 7 tỷ đồng so năm 2011. Nguyên nhân, do ảnh hưởng từ nền kinh tế năm 2012 gặp khó khăn, do ảnh hưởng từ chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN nên ảnh hưởng tới hoạt động của các NHTM nói chung. Đến 06 tháng năm 2013, thu từ dịch vụ thanh toán trong nước chỉ đạt 1 tỷ đồng, giảm 06 tỷ đồng so năm 2012. Như vậy, thu từ hoạt động thanh toán trong nước ngày càng giảm mạnh do phải cảnh tranh với nhiều NHTM khác trên địa bàn trong tình hình kinh tế khó khăn. Thu từ dịch vụ thẻ qua các năm tăng trưởng ổn định. Năm 2010 thu từ dịch vụ thẻ chỉ đạt 1 tỷ đồng. Năm 2011 thu từ dịch vụ thẻ đạt 2 tỷ đồng, tăng 1 tỷ so năm 2010, ứng với mức tăng trưởng 100%. Năm 2012 thu từ dịch vụ thẻ đạt 2 tỷ đồng. Đến 06 tháng năm 2013 thu từ dịch vụ thẻ của Agribank Sài Gòn đạt 1 tỷ đồng. Như vậy, qua các năm từ 2011 đến 06 tháng 2013 thu dịch vụ thẻ tăng trưởng ổn định dù trong hồn cảnh kinh tế khó khăn và phải cạnh tranh với nhiều NHTM khác trên địa bàn. Trong thời gian tới Agribank Sài Gòn cần giữ vững thị trường dịch vụ thẻ và phát triển hơn nữa để mang lại nguồn thu nhiều hơn.

2.1.2.4. Kết quả kinh doanh từ 2010 đến 06 tháng năm 2013.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn.

Đơn vị tính: Tỷ đồng.

Nội dung

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 06 tháng Năm 2013 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Doanh thu. - Tín dụng. - Ngồi tín dụng. 926 876 50 100,00 94,60 5,40 1.094 1.028 66 100,00 93,97 6,03 561 472 89 100,00 84,14 15,86 291 243 48 100,00 83,50 16,50 2. Chi phí. 1.078 100,00 1.342 100,00 751 100,00 219 100,00 3. Lợi nhuận. - 152 - 248 - 190 72

Nguồn: Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank Sài Gòn

từ năm 2010 đến 06 tháng 2013.

Từ bảng 2.4 ta thấy doanh thu của Agribank Sài Gịn tăng giảm khơng đồng đều giữa các năm, doanh thu chủ yếu doanh thu từ tín dụng chiếm trên 80% tổng doanh thu. Năm 2010 tổng doanh thu của Agribank Sài Gòn là 926 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ tín dụng đạt 876 tỷ đồng chiếm 94,60% tổng doanh thu; Chi phí của Agribank Sài Gịn là 1.078 tỷ đồng nên năm 2010 Chi nhánh lỗ 152 tỷ đồng. Do năm 2010 nền kinh tế Việt Nam và thế giới gặp nhiều khó khăn, do ảnh hưởng của chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nên lãi suất huy động lên khá cao. Mặt khác, do phải thực hiện chính sách cho vay hỗ trợ theo sự chỉ đạo của Chính phủ và NHNo&PTNT Việt Nam nên năm 2010 Agribank Sài Gòn đã lỗ 152 tỷ đồng.

Năm 2011 tổng doanh thu của Agribank Sài Gòn đạt 1.094 tỷ đồng, tăng 168 tỷ đồng so năm 2010, ứng với tốc độ tăng 118%. Trong đó, doanh thu từ tín dụng đạt 1.028 tỷ đồng chiếm 93.97% tổng doanh thu của Agribank Sài Gịn. Chi phí năm 2011 của Agribank Sài Gòn là 1.342 tỷ đồng, tăng 264 tỷ đồng so năm 2010, ứng với tốc độ tăng là 125%. Như vậy, tốc độ tăng của Chi phí cao hơn tốc độ tăng của doanh thu nên năm 2012 Agribank Sài Gòn lỗ 248 tỷ đồng, lỗ nhiều hơn năm 2010 là 96 tỷ đồng. Nguyên nhân do Agribank Sài Gòn phải chịu áp lực từ nhiều phía: do ảnh hưởng của sự bất ổn của nền kinh tế, do ảnh hưởng của Chính sách tiền tệ thắt chặt của NHNN nên lãi suất huy động tăng cao, do Chỉ đạo của Chính phủ về việc cho vay hỗ trợ các DNNN, do nợ quá hạn nhóm 5 (nhóm có khả năng mất vốn) của năm 2011 tăng cao nên Agribank Sài Gịn phải trích vào quỹ phịng ngừa rủi ro nhiều hơn. Vì vậy, năm 2011 Agribank Sài Gịn đã lỗ 248

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh sài gòn (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)