BASEL I BASEL II
Cấu trúc và nội dung
Yêu cầu vốn tối thiểu
Ba trụ cột nhấn mạnh hơn về phương pháp luận nội bộ của ngân hàng, xem xét đánh giá, và quy luật thị trường
Tính linh động của
ứng dụng
Một quy định cho tất cả
Linh hoạt hơn, một loạt các cách tiếp cận, khuyến khích quản lý rủi ro tốt hơn
Nhạy cảm với rủi ro Đo đạc rủi ro quá sơ bộ
Nhạy cảm hơn với rủi ro
Trọng số rủi ro 0-100, ưu đãi hơn với các nước OECD
0-150 hoặc hơn, khơng có đặc quyền nào, bao gồm cả phân cấp bên trong và bên ngoài
Kỹ thuật giảm rủi ro tín dụng
Chỉ hỗ trợ và đảm bảo
Nhiều kỹ thuật hơn như hỗ trợ, đảm bảo, phái sinh tín dụng, lập mạng lưới vị thế (position netting)
(Nguồn: Internet)
1.2.3. Hiệp ước Basel III
Trước những diễn biến phức tạp của khủng hoảng tài chính tồn cầu và hệ lụy lâu dài của chúng đối với hệ thống tài chính ngân hàng tồn thế giới, Ủy ban
19
Basel một lần nữa lại dự thảo và thông qua phiên bản thứ 3 (Basel III) về các tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu. Nội dung bao trùm là:
- Nâng tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu (cổ phần phổ thông) từ 2% lên 4,5%. - Nâng tỷ lệ vốn cấp 1 tối thiểu từ 4% lên 6%.
- Bổ sung phần vốn đệm dự phịng tài chính đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu 2,5%. - Tùy theo bối cảnh của mỗi quốc gia, một tỷ lệ vốn đệm phòng ngừa sự suy giảm theo chu kỳ kinh tế có thể được thiết lập với tỷ lệ từ 0-2,5% và phả được đảm bảo bằng vốn chủ sở hữu phổ thông. Phần vốn dự phịng này chỉ địi hỏi trong trường hợp có sự tăng trưởng tín dụng nóng, nguy cơ dẫn đến rủi ro cao trong hoạt động tín dụng một cách có hệ thống.
Ngồi ra Hiệp ước Basel III cịn đưa ra các biện pháp giám sát chặt chẽ các ngân hàng và nhằm ngăn chặn việc lạm dụng chia thưởng, hoặc chia cổ tức cao trong bối cảnh tình trạng tài chính và tỷ lệ an tồn vốn khơng đảm bảo. Hiệp ước Basel III cũng đồng thời rà soát lại các tiêu chuẩn (định nghĩa) vốn cấp 1, vốn cấp 2 và sẽ loại bỏ các khoản vốn không đủ tiêu chuẩn khi giám sát chỉ tiêu an toàn vốn tối thiểu.
Hiệp ước Basel III được thống đốc các ngân hàng trung ương và các cơ quan quản lý ngân hàng 27 nước thành viên (gồm Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, Ả Rập Xê Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ) ký kết ngày 12/09/2011 tại Basel, Thụy Sỹ và sẽ được trình lên Hội nghị thượng đỉnh G20 tổ chức ở Seoul (Hàn Quốc) vào ngày 20/11/2011 để phê chuẩn. Sau đó, các nước tham gia Basel sẽ tự động áp dụng quy định mới cho các ngân hàng của nước mình.
20
1.3. Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel tại các nước và điều kiện ứng
dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam.
Hầu hết các nhà quản lý ở Châu Á đều ủng hộ các mục tiêu chung của Hiệp ước Basel và tin tưởng rằng khn khổ này sẽ đưa ra những khích lệ hơn nữa để cải thiện công tác quản lý rủi ro, cũng như các thay đổi khác nhằm bổ sung cho các mục tiêu giám sát của họ.
1.3.1. Khảo sát tình hình ứng dụng Hiệp ước Basel tại các nước. Bảng 1.2: Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel II tại cácmước Châu Á Bảng 1.2: Lộ trình ứng dụng Hiệp ước Basel II tại cácmước Châu Á
Quốc gia
Các cách tiếp cận rủi ro tín dụng
Các cách tiếp cận rủi ro hoạt động
SA IRBF IRBA BIA SA AMA
Trung Quốc Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Không áp dụng Dự kiến 2010 Không áp dụng Hồng Kong 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 Không áp dụng Ấn Độ 31/3/2007 Không áp dụng 01/4/2007 Không áp dụng Nhật Bản 1/4/2007 1/4/2008 01/4/2007 1/4/2008 Hàn Quốc 1/1/2008 1/1/2008
21
Philipin 1/1/2007 Dự kiến 2010 1/1/2007 Dự kiến 2010
Singapore 1/1/2008 1/1/2008
Đài Loan 1/1/2007 1/1/2008 1/1/2007 1/1/2008
Thái Lan 31/12/2008 31/12/2009 31/12/2008 31/12/2009
(Nguồn: JICA)
(SA là cách tiếp cận chuẩn hóa; IRBF là cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng nội bộ; IRBA là cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng nội bộ; BIA là cách tiếp cận chỉ số cơ bản; AMA là cách tiếp cận đo lường tiên tiến)
1.3.2. Điều kiện để ứng dụng Hiệp ước Basel tại Việt Nam.
Nghiên cứu các Hiệp ước Basel và thực tiễn tại Việt Nam cho thấy cực kỳ khó áp dụng trong điều kiện các tập đoàn lớn chưa được xếp hạng tín dụng như ở Việt Nam; hầu như khơng có dữ liệu để xây dựng hệ thống đánh giá tín dụng. Mặt khác, nếu hệ thống ngân hàng Việt Nam khơng có yếu tố căn bản về cơ sở hạ tầng thì khơng thể tiếp cận. Hiệp ước Basel II dựa trên 3 trụ cột chính, trụ cột thứ nhất liên quan đến tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR). Theo đánh giá từ các nguồn số liệu công bố, hầu hết các ngân hàng thương mại lớn của Việt Nam như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, ACB, Sacombank….mặc dù hiện đều đảm bảo tỷ lệ vốn an tồn tối thiểu CAR 9% theo quy định của Thơng tư 13/TT-NHNN. Đạt được tỷ lệ này các NHTM Việt Nam sẽ có điều kiện thuận lợi thỏa mãn tiêu chuẩn an toàn vốn tối thiểu của Hiệp ước Basel III đến năm 2017 và chỉ phải điều chỉnh gia tăng tỷ lệ này từ năm 2018 trở đi để đạt mức 10,5% kể cả phần
22
vốn đệm dự phịng tài chính. Nếu chỉ có vậy thì khơng có gì đáng lo ngại vì vốn của các NHTM ở nước ta hầu hết là vốn cấp 1 và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên, theo đánh giá của NHNN Việt nam và số liệu sẵn có từ một số ngân hàng, vấn đề nằm ở chỗ, tỷ lệ vốn an tồn nói trên là tỷ lệ tính tốn theo chuẩn mực kế tốn Việt Nam nên có sự sai lệch khá xa khi tính tốn theo chuẩn mực kế tốn quốc tế: Đó là theo cách tính hệ số CAR của Việt Nam mới chỉ đề cập đến rủi ro tín dụng, chưa tính tốn đến rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động. Bên cạnh đó, vốn cấp 2 của các ngân hàng Việt Nam hiện còn hạn chế; vốn vay mượn dài hạn để tính vào vốn tự có khơng đáng kể. Mặt khác, việc đánh giá lại tài sản cố định của các ngân hàng Việt Nam hàng năm để tính lại vốn tự có chưa được thực hiện.
Trụ cột thứ 2 và thứ 3 liên quan đến quy trình đánh giá hoạt động thanh tra, giám sát và công bố thông tin. Tuy không trực tiếp tác động đến việc tuân thủ an tồn vốn tối thiểu song những quy định này địi hỏi sự công khai, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thơng lệ quốc tế. Vì vậy, các quy định này có ảnh hưởng gián tiếp đến việc phân loại tài sản, phân loại vốn, tỷ lệ rủi ro và đặc biệt là các chuẩn mực kế toán liên quan đến các khoản mục vốn và tài sản trên bảng cân đối cũng như các tài khoản ngoại bảng. Theo đó, các quy định này trước hết sẽ ảnh hưởng đến việc xác định các khoản mục và cách tính tốn hệ số an tồn vốn của các ngân hàng thuộc các quốc gia là thành viên WTO. Vì thế, việc đáp ứng các tiêu chuẩn của Hiệp ước Basel về an toàn vốn tối thiểu cũng khơng hồn tồn đơn giản.
Mặc dù việc các NHTM Việt Nam áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel sẽ là thách thức, nhưng khả năng có thể thực hiện được. Muốn vậy, các NHTM cần phải có chiến lược rõ ràng, phải đánh giá cụ thể tình hình hiện tại, xác định những vấn đề có thể triển khai ngay để thực hiện cũng như thay đổi
23
việc quản lý. Khi đó trong con mắt các nhà đầu tư nước ngồi vị thế thị trường tài chính của ngân hàng Việt Nam sẽ được nâng lên một tầm cao mới.
K
KẾẾTT LULUẬẬNN CCHHƯƯƠƠNNGG 11
Rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan. Hiện nay, các ngân hàng thương mại Việt Nam đang hoạt động như một ngân hàng tập hợp các chi nhánh, chưa kinh doanh đa năng; sản phẩm dịch vụ chưa phong phú, đa dạng; cơng nghệ cịn lạc hậu; chưa kết nối với nhau và liên kết với khách hàng dẫn đến nguy cơ gia tăng các rủi ro. Những loại rủi ro này đã được Hiệp ước Basel xác định và các tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế như Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng phát triển Chấu Á (ADB) tổng kết. Mặc dù việc tiếp cận Hiệp ước Basel II đòi hỏi kỹ thuật phức tạp, đòi hỏi chi phí khá cao, các TCTD phải sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, bao gồm các qui trình, thủ tục và cơng nghệ thơng tin để đánh giá khách hàng với mức độ rủi ro tín dụng khác nhau. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và tự do hóa hoạt động ngân hàng với nhiều loại hình dịch vụ ngân hàng mới, áp dụng Hiệp ước Basel II là yêu cầu cấp thiết và bắt buộc đối với mọi NHTM, trên cơ sở đó sẽ tăng cường năng lực hoạt động và giảm thiểu rủi ro, Việc áp dụng các nguyên tắc của Hiệp ước Basel ở Việt Nam sẽ là một bước đi quan trọng nhằm xây dựng hệ thống ngân hàng đa năng, hiện đại, đặc biệt là mơ hình, kỹ thuật, cơng nghệ quản trị các loại rủi ro (trong đó có rủi ro tín dụng) theo các chuẩn mực, thơng lệ quốc tế. Đây cũng là nhiệm vụ của ngành ngân hàng Việt Nam trong việc tăng cường quản trị tồn cầu hóa tài chính, khai thác tối đa tiềm năng lợi nhuận, hạn chế rủi ro đồng thời nâng cao tính ổn định tài chính quốc gia.
24
C
CHHƯƯƠƠNNGG 22:: KKHHẢẢNNĂĂNNGG ỨỨNNGG DDỤỤNNGG HHIIỆỆPP ƯƯỚỚCCBBAASSEELL
T
TRROONNGG QQUẢUẢNN TRTRỊỊ RRỦỦII RORO TTÍÍNN DDỤỤNNGG TTẠẠII AGAGRRIIBBAANNKK
2.1. Quá trình hình thành và phát triển hệ thống Ngân Hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank) Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam (Agribank)
Được thành lập ngày 26/3/1988 và hoạt động theo Luật các Tổ chức Tín dụng Việt Nam, đến nay Agribank là ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến 31/12/2010, Agribank có tổng tài sản 470.000 tỷ đồng; vốn tự có 22.176 tỷ đồng; tổng nguồn vốn 434.331 tỷ đồng; tổng dư nợ 354.112 tỷ đồng; đội ngũ cán bộ nhân viên 35.135 người; 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch; quan hệ đại lý với 1.034 ngân hàng tại 95 quốc gia và vùng lãnh thổ; được trên 13 triệu khách hàng tin tưởng lựa chọn… Agribank hiện là Chủ tịch Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Nơng thơn châu Á- Thái Bình Dương (APRACA) là thành viên Hiệp hội Tín dụng Nơng nghiệp Quốc tế (CICA) và Hiệp hội Ngân hàng Châu Á (ABA).
Agribank hiện đang cung cấp 182 sản phẩm, dịch vụ, trong đó 160 sản phẩm, dịch vụ cho nhóm khách hàng là doanh nghiệp và dân cư; 22 sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho các tổ chức tín dụng, các định chế tài chính trên thị trường vốn và được chia thành 10 nhóm sản phẩm, dịch vụ.
Bước vào giai đoạn mới hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn, nhưng đồng thời cũng phải đối mặt với cạnh tranh, thách thức nhiều hơn khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), cam kết mở cửa hồn tồn thị trường tài chính -
25
ngân hàng vào năm 2011, Agribank xác định kiên trì mục tiêu và định hướng phát triển theo hướng Tập đồn tài chính - ngân hàng mạnh, hiện đại có uy tín trong nước, vươn tầm ảnh hưởng ra thị trường tài chính khu vực và thế giới.
Năm 2011 và những năm tiếp theo, Agribank xác định mục tiêu chung là tiếp tục giữ vững, phát huy vai trò ngân hàng thương mại hàng đầu. Tập trung toàn hệ thống và bằng mọi giải pháp để huy động tối đa nguồn vốn trong và ngồi nước. Duy trì tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý. Phấn đấu đạt được các mục tiêu tăng trưởng cụ thể: nguồn vốn tăng từ 22%-25%; tỷ lệ cho vay nông nghiệp, nông thôn đạt 70%/tổng dư nợ; nợ xấu dưới 5%; tỷ lệ thu ngồi tín dụng tăng 20%; lợi nhuận tăng 10%; hệ số an toàn vốn (CAR) theo chuẩn quốc tế.
Tháng 06/2011, Agribank được chọn là một trong 17 Ngân hàng tại Việt Nam nhận Giải thưởng “Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất năm 2011” đối với Dịch vụ Ngân hàng Tiết kiệm, Dịch vụ Ngân hàng cho vay và Dịch vụ Ngân hàng Thẻ ATM do bạn đọc Báo Sài Gịn - Tiếp thị bình chọn.
2.2. Thực trạng rủi ro tín dụng và quản trị rủi ro tín dụng tại Agribank 2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của Agribank 2.2.1. Những kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh của Agribank
2.2.1.1. Huy động vốn.
Mặc dù kinh tế trong nuớc và thế giới có nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực của tồn hệ thống, hoạt động huy động vốn của Agribank qua các năm cũng đạt kết quả khả quan. Nguồn vốn huy động tại Agribank qua các năm 2006-2010 đều có sự tăng trưởng khá. Tổng nguồn vốn đến 31/12/2010 đạt 490.466 tỷ đồng. Agribank luôn đảm bảo cơ cấu nguồn vốn đa dạng, hợp lý và có tính ổn định cao.
26
Bảng 2.1 :Số liệu huy động vốn của Agribank 2006 – 2010
ĐVT: tỷ đồng
CHỈ TIÊU
Huy động vốn % Tăng trưởng huy động
vốn qua các năm 2006 2007 2008 2009 2010 07/06 08/07 09/08 10/09 Số dư nguồn vốn huy động 233,902 305,671 375,033 434,331 490,466 31% 23% 16% 13% Nguồn vốn không kỳ hạn 53,712 65,132 95,126 88,491 100,274 21% 46% -7% 13% Nguồn vốn có KH dưới 12 tháng 95,614 105,463 114,226 156,653 205,763 10% 8% 37% 31% Nguồn vốn có KH từ 12 tháng trở lên 74,424 61,715 127,498 121,851 89,288 -17% 107% -4% -27% Huy động từ tổ chức kinh tế 115,759 128,382 163,632 166,784 158,399 11% 27% 2% -5% Tỷ trọng 49.5% 42% 43.6% 38.40% 32.30% Huy động từ các nguồn khác 10,152 73,361 38,183 67,336 95,141 623% -48% 76% 41% Tỷ trọng 4.3% 24.0% 10.2% 15.5% 19.4% Huy động từ dân cư 107,991 103,928 173,218 200,211 236,926 -4% 67% 16% 18% Tỷ trọng 46.2% 34.0% 46.2% 46.1% 48.3%
(Nguồn:Báo cáo thường niên, báo cáo tổng kết Agribank)
27
huy động được nguồn vốn lớn từ tài khoản tiền gửi thanh toán của các tổ chức kinh tế, chiếm tỷ lệ trên 20%. Đây là nguồn vốn rẻ, linh hoạt, tuy nhiên, nguồn vốn này mang tính ngắn hạn, thiếu ổn định.
Hình 2.1: Cơ cấu huy động vốn theo thành phần kinh tế của Agribank
0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 350,000 400,000 450,000 500,000 2006 2007 2008 2009 2010 T ỷ đồ ng Năm SỐ LIỆU HUY ĐỘNG VỐN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ
CỦA AGRIBANK (2006-2010)
Huy động từ dân cư Huy động từ TCTD Huy động từ tổ chức kinh tế
(Nguồn: Báo cáo thường niên, số liệu nội bộ Agribank)
2.2.1.2. Hiệu quả trong hoạt động tín dụng
Hiện nay, hoạt động tín dụng của Agribank vẫn là hoạt động kinh doanh chính, chiếm tỷ lệ lớn nhất (khoảng trên 75%) trong danh mục tài sản có và tạo ra trên 90% thu nhập cho hệ thống.