Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)

c) Thống kê mô tả biến định lượng

3.2.1 Nhóm giải pháp do NHTMCP Công Thương Việt Nam tổ chức thực hiện

3.2.1.4 Giải pháp tăng cường công tác quản trị rủi ro và kiểm tra, kiểm soát

Kiểm tra, kiểm sốt ln chiếm một vị trí quan trọng trong mọi quy trình quản lý và được thực hiện bởi công cụ chủ yếu là hệ thống kiểm tra kiểm soát nội bộ (KTKSNB) của đơn vị. Điều đó cho thấy hệ thống KTKSNB được thiết lập để điều hành mọi cán bộ, nhân viên, các phần hành nghiệp vụ. Đây là hệ thống các cơ chế, chính sách, quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức, thủ tục được thiết lập tại đơn vị nhằm bảo vệ hữu hiệu và có hiệu quả mọi nguồn lực, ngăn ngừa và phát hiện các hành vi lãng phí, gian lận, sử dụng tài sản sai mục đích hoặc vượt q thẩm quyền cho phép, địi hỏi mọi thành viên trong doanh nghiệp phải tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ. Vì vậy Vietinbank cần phải từng bước nâng cao bộ máy KTKSNB nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro. Hàng năm, định kỳ tổ chức kiểm tra toàn diện các bộ phận nghiệp vụ nhằm phát hiện rủi ro từ đó đưa ra các giải pháp phịng ngừa.

Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, mơi trường kiểm tra thuận lợi, chế độ đãi ngộ hợp lý... giúp đội ngũ cán bộ kiểm tra làm việc đúng nguyên tắc, thủ tục kiểm sốt, địi hỏi từng bộ phận nghiệp vụ phải thấy được sự cần thiết khách quan của hệ

thống KTKSNB và buộc mọi người phải tuân thủ chặt chẽ quy trình, quy chế, bởi vì trong các quy trình nghiệp vụ đã quy định trình tự có tính bắt buộc, đã gắn ngun tắc và yêu cầu KTKS nội bộ để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro.

Tăng cường công tác KTKSNB định kỳ và đột xuất, nhất là tổ chức các đợt kiểm tra chéo để sớm phát hiện các dấu hiệu sai phạm và có hướng giải quyết dứt điểm, khơng để kéo dài. Qua đó cán bộ kiểm tra có thể học tập kinh nghiệm lẫn nhau để nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng chuyên mơn.

Có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao phẩm chất đạo đức của cán bộ kiểm tra, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra của từng người, giúp họ có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất, đạo đức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Mặt khác từng cán bộ kiểm tra cũng phải ý thức vai trị, trách nhiệm của mình tự phấn đấu rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp, mới có thể đáp ứng được yêu cầu đổi mới của toàn hệ thống.

Ngoài ra, cần phải thường xuyên kiểm tra chứng từ tại các PGD nhằm tránh các hành vi gian lận của giao dịch viên đối với khách hàng, đồng thời phát hiện nhanh các sai phạm trong chế độ chứng từ kế toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)