Sản phẩm tín dụng của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39)

2.2.5 .Thế mạnh là hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn

2.3.2 Sản phẩm tín dụng của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Các sản phẩm tín dụng NNNT của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu bao gồm: - Cho vay các chi phí sản xuất trong lĩnh vực nơng, lâm, ngư, diêm nghiệp; - Cho vay phát triển ngành nghề tại nông thôn;

- Cho vay đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở nông thôn;

- Cho vay chế biến, tiêu thụ các sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối;

- Cho vay để kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ phục vụ nông, lâm, diêm nghiệp và thủy sản;

- Cho vay tiêu dùng nhằm nâng cao đời sống nhân dân ở nông thôn; - Cho vay theo các chương trình kinh tế của Chính phủ.

- Cho vay hỗ trợ lãi suất nhằm giảm tổn thất sau thu hoạch.

2.3.3 Thực trạng hoạt động tín dụng nơng nghiệp nông thôn tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Với định hướng nơng thơn là thị trường hoạt động chính, dư nợ tín dụng N N N T của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu q ua các năm đều tăng, đáp ứng nhu cầu vay vốn của mọi thành phần kinh tế và các cá nhân, hộ gia đình. Chi nhánh đặc biệt chú trọng cấp tín dụng cho cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vừa và nhỏ, tạo điều kiện cho những khách hàng này có vốn để phát triển SXKD. Lượng khách hàng đến giao dịch với Chi nhánh ngày càng tăng, uy tín và khả năng cho vay của Chi nhánh ngày càng được nâng cao.

Bảng 2.4: Hoạt động tín dụng NNNT của Chi nhánh

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Tổng dƣ nợ 3.210 3.929 4.338 4.425 4.156

Trong đó : Dƣ nợ đối với NNNT 2.438 2.803 3.023 2.888 3.119

Tỷ trọng dƣ nợ NNNT/Tổng dƣ nợ

76% 71% 70% 65% 75%

* Theo thời hạn cho vay

1. Ngắn hạn 1.165 1.350 1.650 1.645 1.813 2. Trung, dài hạn 1.273 1.453 1.373 1.243 1.306

* Theo ngành nghề cho vay

1. Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản 1.348 1.709 1.679 1.340 1.443 2. Thương mại, dịch vụ 485 609 706 835 997 3. CN, tiểu thủ công nghiệp 91 180 193 186 167 4. Cho vay khác 514 290 445 527 512

* Theo đối tƣợng khách hàng vay vốn

1. Hộ sản xuất, cá nhân 1.494 1.707 1.782 1.685 1.806 2. Doanh nghiệp 944 1.096 1.241 1.203 1.313

Nguồn: Phịng Tín dụng NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Qua số liệu thống kê Bảng 2.4 cho thấy, dư nợ đối với NNNT qua các năm luôn chiếm trên 70% tổng dư nợ của Chi nhánh. Nhìn chung dư nợ cùa toàn chi nhá nh và dư nợ NNNT nói riêng qua các năm đều tăng. Riêng năm 2011, dư nợ cho vay NNNT giảm do những tác động chung của thị trường như những biện pháp bảo hộ phi thuế dành cho nông nghiệp gần như được bãi bỏ hết, hầu hết hàng hóa được quản lý theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và không hạn chế định lượng nên việc xuất khẩu nơng sản gặp nhiều khó khăn, ngồi ra giá nơng sản năm 2011 giảm so với các năm trước.

Về cơ cấu dƣ nợ theo thời hạn

Trong cơ cấu dư nợ đối với lĩnh vực NNNT thì dư nợ trung và dài hạn đối với lĩnh vực NNNT từ năm 2008 (52%) đến nay (42%) có chiều hướng giảm. Điều này có thể được lý giải là do tỷ lệ vốn huy động trung dài hạn trên tổng nguồn vốn huy động đang có xu hướng giảm dần. Và để đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng buộc phải giảm cho vay trung, dài hạn.

Về đối tƣợng khách hàng vay vốn

Biểu đồ 2.2 về cơ cấu dư nợ NNNT theo đối tượng khách hàng đã thể hiện rõ, khách hàng chính của HĐTD NNNT của chi nhánh là hộ sản xuất và cá nhân. Dư nợ của khối khách hàng doanh nghiệp tuy có sự gia tăng nhưng vẫn chiếm tỷ lệ thấp so với dư nợ của khối khách hàng, cá nhân, hộ sản xuất.

Biểu đồ 2 . 1 : Cơ cấu dƣ nợ NNNT theo đối tƣợng khách hàng

* Về ngành nghề cho vay

NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã tích cực thực hiện việc cho vay theo Quyết định 67/1999/QĐ-TTg ngày 30/03/1999 của Thủ tướng Chính phủ và tổ chức triển khai tốt Nghị định 41/2010/NĐ-TTg ngày 12/04/2010 của Thủ tướng Chính phủ đến các hộ sản xuất, cá nhân, các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn NNNT thơng qua các chương trình phối hợp với Hội nơng dân, Hội phụ nữ.

Biểu đồ 2.2 về cơ cấu dư nợ theo ngành nghề đối với lĩnh vực NNNT đã cho thấy, vốn của Chi nhánh chủ yếu được đầu tư vào ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản, tỷ trọng của ngành này luôn chiếm trên 50% tổng dư nợ, tuy nhiên tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần vào các năm trở lại đây, ngược lại dư nợ cho vay đối với ngành thương mai dịch vụ đang có dấu hiệu tăng mạnh. Điều này hồn tồn phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, góp phần chu chuyển nhanh hàng hóa, đẩy nhanh quá trình tái sản xuất. Cho vay tiểu thủ cơng nghiệp qua các năm tăng trưởng không đáng kể và

0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh nghiệp HSX, Cá nhân

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2008 2009 2010 2011 2012 Khác CN,TTCN TM,DV Nông,LN,TS

chiếm tỷ lệ thấp nhất trong dư nợ NNNT, điều này là do qui mô hoạt động tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn rất nhỏ và phân tán, các hoạt động này chủ yếu là để tăng thêm thu nhập trong thời gian nơng nhàn. Ngồi ra, chi nhánh cũng cho vay phục vụ nhu cầu đời sống của người dân trên địa bàn nơng thơn để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn. Dư nợ cho vay lĩnh vực này tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy đời sống nông thôn đang từng bước được nâng cao.

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu dƣ nợ theo ngành nghề đối với lĩnh vực NNNT

2.3.4 Kết quả của HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Với tinh thần quyết tâm cao độ, sự nỗ lực vượt qua khó khăn của tập thể Ban lãnh đạo cùng toàn thể CBNV tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, kết quả kinh doanh nói chung và HĐTD NNNT nói riêng ngày càng khởi sắc.

Số dư huy động vốn và dư nợ cho vay NNNT có xu hướng phát triển tốt. Nguồn vốn được huy động trên địa bàn nông thôn ngày càng tăng, nguồn vốn năm 2008 là 2.888 tỷ đồng đã tăng lên 5.279 tỷ đồng tính đến 30/09/2012, tốc độ tăng 183%. Dư nợ tín dụng NNNT từ năm 2008 đến 30/09/2012 cũng tăng từ 2.438 tỷ đồng lên 3.119 tỷ đồng.

Bảng số liệu về tình hình huy động vốn và cho vay trên địa bàn nông thôn qua năm năm, từ năm 2008 đến 30/09/2012 đã thể hiện khá rõ nét những kết quả mà Chi nhánh đạt được.

Bảng 2.5: Số liệu huy động và cho vay đối với lĩnh vực NNNT

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Huy động từ NNNT 2.888 3.237 4.166 4.443 5.279 Tổng vốn huy động 4.443 4.828 6.094 6.348 7.541 Tỷ trọng vốn huy động từ NNNT/Tổng vốn huy động 65% 67% 68% 70% 70% * Theo đối tƣợng khách hàng - Tiền gửi TCKT 1.009 1.170 1.595 1.612 1.413 - Tiền gửi dân cư 1.879 2.067 2.571 2.831 3.866

* Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 1.043 1.257 1.698 1.722 1.643 - Có kỳ hạn 1.845 1.980 2.468 2.721 3.636 + Dưới 1 năm 1.145 1.287 1.728 2.041 3.091 + Trên 1 năm 738 693 740 680 545

2. Cho vay đối với NNNT 2.438 2.803 3.023 2.888 3.119

Tổng dƣ nợ 3.210 3.929 4.338 4.425 4.156

Tỷ trọng dƣ nợ NNNT/Tổng dƣ nợ 76% 71% 70% 65% 75%

- Ngắn hạn 1.165 1.350 1.650 1.645 1.813 -Trung, dài hạn 1.273 1.453 1.373 1.243 1.306

Nguồn: Phòng Kế Hoạch-Tổng Hợp NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

Với kết quả trên đã giúp Chi nhánh giữ vị trí số 1 trong toàn tỉnh cả về nguồn vốn huy động và dư nợ. So sánh với các tổ chức tín dụng khác trên địa bàn, đến thời điểm 30/09 /2012, tổng nguồn vốn huy động đạt 7.541 tỷ đồng tăng 1.193 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2011, tốc độ tăng 19% so với đầu năm, chiếm 13% thị phần nguồn vốn trên địa bàn ; tổng dư nợ của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đạt 4.156 tỷ đồng chiếm thị phần lớn nhất với 16,15%.

HĐTD NNNT của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã gặt hái được nhiều thành cơng, và được thể hiện qua 4 nhóm chỉ tiêu như sau:

* Một là; Năng suất lao động của HĐTD NNNT

Năng suất lao động của HĐTD NNNT là chỉ tiêu phản ánh hiệu suất công việc của Chi nhánh hoạt động trong lĩnh vực này và được thể hiện qua Bảng 2.6:

Bảng 2.6: Năng suất huy động và cho vay đối với lĩnh vực NNNT

Đơn vị tính: triệu đồng/ngƣời

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

1. Năng suất huy động từ NNNT 14.297 15.056 19.023 20.569 24.553

* Theo đối tƣợng khách hàng

- Tiền gửi TCKT 4.995 5.442 7.283 7.463 6.572 - Tiền gửi dân cư 9.302 9.614 11.740 13.106 17.981

* Theo kỳ hạn

- Không kỳ hạn 5.163 5.846 7.753 7.972 7.642 - Có kỳ hạn 9.134 9.209 11.269 12.597 16.912

2. Năng suất cho vay đối với NNNT 12.069 13.037 13.804 13.370 14.507

- Ngắn hạn 5.767 6.279 7.535 7.615 8.433

-Trung, dài hạn 6.302 6.758 6.269 5.755 6.074

Nguồn: Phòng Kế Hoạch-Tổng Hợp NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Về năng suất huy động vốn: số vốn huy động bình quân trên một lao động ở địa bàn nông thôn tăng mạnh, năm 2008 là 14.297 triệu đồng/người tăng lên 24.553 triệu đồng/người năm 2012, tăng gấp 1.7 lần so với năm 2008, và cao hơn so với năng suất huy động bình quân của Chi nhánh năm 2012 là 23.061 triệu đồng/người, trong đó năng suất huy động vốn trong dân cư có tốc độ tăng trưởng mạnh nhất. Điều đáng lưu ý, đó là nguồn vốn ngắn hạn tăng mạnh, và nguồn vốn kỳ hạn trên một năm ngày càng khan hiếm. Tỷ lệ nguồn vốn có kỳ hạn trên một năm trong tổng nguồn vốn có kỳ hạn năm 2008 là :40% đến 30/09/2012 đã sụt giảm xuống còn 15% .

- Về năng suất cho vay: dư nợ cho vay bình quân đối với lĩnh vực NNNT trên một lao động tại Chi nhánh tăng nhẹ từ năm 2008 là 12.069 triệu đồng/người, đến 31/09/2012 đạt 14.507 triệu đồng/người, tăng 1.2 lần so với năm 2008, và luôn cao hơn so với năng suất dư nợ bình quân của Chi nhánh.

0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2008 2009 2010 2011 2012 Trung dài hạn Ngắn hạn

Tóm lại, năng suất cho vay đối với lĩnh vực NNNT trong giai đoạn 2008- 2012 ln có chiều hướng gia tăng, đặc biệt là năng suất cho vay ngắn hạn. Điều này cũng phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động, góp phần đảm bảo tính thanh khoản và nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT của Chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Năng suất cho vay bình quân đối với lĩnh vực NNNT

* Hai là: Hệ số khả năng sử dụng vốn trong HĐTD NNNT của chi nhánh.

Các chỉ tiêu này phản ánh khả năng sử dụng vốn và hiệu quả của việc sử dụng vốn đối với lĩnh vực NNNT ở chi nhánh như thế nào. Các chỉ tiêu này càng có xu hướng tăng cao, hiệu quả của HĐTD đối với lĩnh vực này có cơ hội đạt được ngày càng cao.

- Lãi suất bình quân đầu vào: chỉ tiêu này phản ánh chi phí mà Chi nhánh phải bỏ ra để có được vốn huy động. Lãi suất này phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất huy động của thị trường và cơ cấu nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Năm 2008, lạm phát tăng cao , lãi suất huy động tăng mạnh, có thời điểm lãi suất huy động vượt mức 20%/năm, dẫn đến lãi suất cho vay tăng cao. Bước sang năm 2009, ảnh hưởng của suy thoái kinh tế, lãi suất tiền gửi giảm mạnh. Ngoài ra, cơ cấu vốn huy động đối với lĩnh vực NNNT của Chi nhánh cũng có

sự thay đổi đáng kể, nguồn tiền gửi của KBNN các huyện tăng dần từ năm 2008 đến năm 2010, đây là nguồn vốn rẻ. Tuy nhiên, từ năm 2011 đến nay, do ảnh hưởng chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể ngày một tăng. Điều này đã làm giảm đáng kế nguồn thuế nộp ngân sách nhà nước và làm cho nguồn tiền gửi của kho bạc nhà nước tại Chi nhánh giảm mạnh.

Bảng 2.7: Hệ số khả năng HĐTD đối với lĩnh vực NNNT

Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Dƣ nợ cho vay NNNT 2.438 2.803 3.023 2.888 3.119 2. Nguồn vốn huy động 3.143 3.496 4.503 4.668 5.471 3. Tổng thu nhập HĐTD 464 360 502 850 753 4. Tổng chi phí HĐTD 380 266 372 674 575

5. Lãi suất đầu vào bình quân(%) 14,00 6,84 10.64 11,91 11,97

6. Lãi suất đầu ra bình quân (%) 19,04 12,05 16,07 17,97 16,03

7. Chênh lệch lãi suất (%) 5,04 5,21 5,43 6,06 4,06

8. Hê số sử dụng vốn 0,776 2 0,802 7 0,688 8 0,625 8 0,570

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu năm 2008-2011 và 9 tháng đầu năm 2012

Bên cạnh đó, Chi nhánh đã tăng cường công tác huy động vốn trên địa bàn nông thôn, nguồn tiền gửi từ thị trường này đã tăng lên rõ rệt qua các năm, góp phần đảm bảo tính ổn định của nguồn vốn. Tuy nhiên đây là nguồn vốn có chi phí sử dụng cao vì phần lớn là tiền gửi có kỳ hạn. Cơ cấu nguồn vốn thay đổi đã tác động lãi suất đầu vào và do đó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả HĐTD NNNT của Chi nhánh.

Vì vậy, muốn nâng cao hiệu quả hoạt động đối với lĩnh vực NNNT, Chi nhánh cần phải tìm cách khai thác được nguồn vốn có giá rẽ từ dân cư và các chủ thể khác trong nền kinh tế để giảm lãi suất bình quân đầu vào cho Chi nhánh.

- Lãi suất bình quân đầu ra: Lãi suất bình quân đầu ra phản ánh thu nhập mà Chi nhánh thu được từ HĐTD NNNT. Lãi suất này phụ thuộc chủ yếu vào lãi suất cho vay của thị trường, ngành nghề cho vay và công tác thu nợ, thu lãi của Chi nhánh. Trong những năm qua, lãi suất cho vay bình qn có xu hướng tăng dần qua từng năm đặc biệt tăng mạnh ở năm 2008 do ảnh hưởng của lạm phát.

- Chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào: chỉ tiêu này của chi nhánh luôn đạt trên 4%, đảm bảo hoạt động kinh doanh của chi nhánh có lãi. Tuy nhiên tỉ tiêu này đang có dấu hiệu giảm mạnh vào năm 2012. Điều này là do tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, nguồn vốn không kỳ hạn của kho bạc nhà nước giảm mạnh.

- Hệ số sử dụng vốn: Ngoài chỉ tiêu chênh lệch giữa lãi suất bình quân đầu ra và lãi suất bình quân đầu vào, hệ số sử dụng vốn cũng góp phần tác động đến lợi nhuận của HĐTD. Hệ số sử dụng vốn của NHNo tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu có xu hướng giảm dần. Điều này là do, tốc độ tăng trưởng dư nợ không theo kịp tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động. Vì vậy, Chi nhánh c ầ n c ó g i ả i ph á p để tă n g t rư ởn g d ư n ợ nhằm nâng cao lợi nhuận trong HĐTD NNNT

* Ba là: Mức độ rủi ro trong HĐTD đối với lĩnh vực NNNT.

Về tỷ lệ nợ xấu: tỷ lệ nợ xấu cho phép của HĐTD nói chung là 5%. Bảng 2.8 cho

thấy tỷ lệ nợ xấu của chi nhánh luôn ở mức giới hạn cho phép.Tỷ lệ nợ xấu đối với lĩnh vực NNNT của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu có xu hướng giảm, chỉ tăng nhẹ vào năm 2011. Năm 2012, Chi nhánh tập trung vào công tác giảm tỷ lệ nợ xấu để tăng thu nhập từ HĐTD NNNT, nhờ đó tỷ lệ nợ xấu năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)