Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu về hiệu quả HĐTD NNNT tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 57)

2.2.5 .Thế mạnh là hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn

2.4. Đánh giá chung

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân chủ yếu về hiệu quả HĐTD NNNT tạ

NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

- Một là, nguồn vốn không ngừng tăng trưởng mỗi năm, tuy nhiên nguồn vốn

trung, dài hạn cịn thấp, do đó chi nhánh chưa thể thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu vay vốn trung, dài hạn của nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

- Khối lượng tín dụng đầu tư cho nông nghiệp, nôn dân, nông thôn của

NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu tuy đã chiếm tỷ trọng khá cao so với các khu vực kinh tế và các TCTD khác trên địa bàn, nhưng chưa đáp ứng đủ yêu cầu vốn của kinh tế nông nghiệp, nông thôn; chưa gắn kết giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ trong đầu tư tín dụng .

- Cơng tác tín dụng NNNT hiện nay đang được mở rộng tối đa mạng lưới đến tất cả các địa phương trên địa bàn. Tuy nhiên chất lượng HĐTD NNNT của Chi nhánh vẫn còn bấp bênh. Tuy tỷ lê nợ xấu các năm qua không tăng nhưng dư nợ được gia hạn, điều chỉnh kỳ hạn chiếm khối lượng khá lớn, các khoản nợ xấu

còn kéo dài, chưa giải quyết triệt để và chưa có biện pháp kiên quyết, hữu hiệu để thu hồi nợ sau xử lý.

- Một số cán bộ tín dụng thiếu và yếu kém những kiến thức về sản xuất

nông, lâm, ngư nghiệp, không am hiểu các định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp do đó HĐTD chưa có sự phối kết hợp, gắn kết chặt chẽ, hiệu quả với công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư. Việc thông tin, phổ cập những vấn đề có liên quan đến cơ chế, chính sách, hồ sơ thủ tục, tư vấn cho khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích, có hiệu quả cịn hạn chế. Mặt khác, với việc đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn thường xuyên gặp những rủi ro bất khả kháng, mức trích lập dự phịng rủi ro đối với những khoản vay khơng có tài sản thế chấp cao, trong khi khả năng xử lý, thu hồi nợ thường khó khăn, chi phí cao. Cho vay kinh tế hộ, địi hỏi mơt cán bộ tín dụng phải quản lý theo dõi một số lượng khách hàng khá lớn, nhiều khi vượt quá khả năng, năng lực, do đó ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng.

- Quy mô hoạt động và dư nợ ngày càng tăng, khối lượng công việc nhiều

nhưng không được tuyển dụng thêm cán bộ nên đã tạo áp lực lớn với cán bộ làm cơng tác tín dụng, đặc biệt là cán bộ tín dụng ở khu vực nơng thơn gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc quản lý chất lượng các khoản vay.

- Dư nợ đầu tư cho các hợp tác xã còn ở mức khiêm tốn, chiếm tỷ trọng nhỏ

trong tổng dư nợ. Nguyên nhân cơ bản là do vốn tự có của các hợp tác xã quá thấp, hoạt động của hợp tác xã thường kém hiệu quả, thiếu dự án phương án khả thi, hiệu quả; dư nợ khó thu hồi từ hợp tác xã đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Chi nhánh. Hiện nay các hợp tác xã hoạt động chủ yếu là làm dịch vụ một số khâu cho xã viên, nhu cầu vồn thấp và không thường xuyên, trong khi xã viên-hộ nơng dân-là người vay vốn chủ yếu thì đã được chi nhánh cho vay trực tiếp.

- Cơng tác kiểm tra, kiểm sốt đã được chi nhánh quan tâm và tổ chức kiểm tra thường xuyên cũng như thành lập các đoàn kiểm tra theo chương trình của NHNo Việt Nam. Tuy nhiên, việc chậm hoặc không phát hiện những sai phạm,

những vụ việc tiêu cực còn xảy ra. Việc phân loại, xếp hạng khách hàng, phân loại nợ chưa làm thường xuyên và có chất lượng, tiềm ẩn rủi ro, nợ xấu.

- Thống kê báo cáo, thông tin kinh tế của chi nhánh về nông nghiệp, nơng dân, nơng thơn nói chung, đầu tư vốn cho NNNT nói riêng cịn nhiều bất cập, thiếu nhanh nhạy, kịp thời, chuẩn xác, ảnh hưởng trực tiếp đến việc đánh giá chính xác, khách quan những kết quả, hạn chế trong đầu tư tín dụng cho NNNT.

- Với việc ngày càng có nhiều ngân hàng cổ phần hoạt động trên địa bàn và sự cạnh tranh quyết liệt về thị phần, thị trường thông qua cơ chế lãi suất, cơ chế bảo đảm tiền vay của các ngân hàng cổ phần, ngân hàng chính sách xã hội... cũng là một trong những nguyên nhân làm cho thị phần và kết quả HĐTD NNNT của Chi nhánh bị ảnh hưởng

+ Nguyên nhân khách quan

- Sản xuất nông nghiệp trên địa bàn vẫn là sản xuất nhỏ, tư tưởng tiểu nông

cịn nặng nề ở đại bộ phận nơng dân. Đất đai manh mún, khả năng đầu tư của nơng hộ cịn hạn chế, đời sống một bộ phận nơng dân cịn rất khó khăn. Thiên tai, dịch bệch những năm gần đây xảy ra thường xuyên và mức độ thiệt hại ngày càng trầm trọng, thị trường tiêu thụ nông sản không ổn định, giá các vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp tăng nhanh.

- Tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, chính sách phát triển lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn thiếu tính đột phá. Tỉnh cịn thiếu các chương trình kinh tế trọng điểm, mũi nhọn ở nơng thơn để thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Việc quy hoạch phát triển sản xuất nơng nghiệp cịn manh mún, nhỏ lẻ, chưa định hướng được cây trồng, chọn cây, con cịn mang tính tự phát, lệ thuộc thị trường tiêu thụ. Công nghiệp chế biến trên địa bàn còn chưa phát triển, một số ngành nghề và dịch vụ hiệu quả không cao, sản xuất thiếu ổn định và vững chắc, lao động phổ biến là thủ cơng, thị trường cịn gặp nhiều khó khăn.

- Đầu tư bằng vốn tự có của các doanh nghiệp và người nông dân quá nhỏ so với tổng nhu cầu vốn. Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh chủ yếu là vốn vay (trong đó có vay Ngân hàng). Vốn tự có của người nơng dân chủ yếu

là sức lao động và các tài sản sẵn có do gia đình tạo lập (cơng cụ lao động, ngun vật liệu); vốn tự có bằng tiền tham gia vào dự án, phương án kinh doanh, tiêu dùng...chiếm tý trọng rất thấp. Việc sử dụng lợi nhuận để tái tạo đầu tư đối với đại bộ phận người nông dân lại càng khó khăn. Với điều kiện sản xuất, tiêu thụ nông sản như hiện nay, đại bộ phận người nơng dân chỉ “lấy cơng làm lãi” chưa có khả năng tích luỹ từ lợi nhuận để tạo lập quỹ phát triển sản xuất.

- Môi trường pháp lý chưa thật thuận lợi. Thủ tục và điều kiện cho vay còn rườm rà, phức tạp đã khiến cho ngân hàng phải từ chối nhiều khoản vay vì khách hàng khơng đáp ứng được đầy đủ các điều kiện vay vốn, cũng như việc công chứng chứng thực, đăng ký thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo thủ tục còn rất tốn kém thời gian, công sức. Trong quan hệ tín dụng, HĐTD gặp vướng mắc khi phải xử lý nợ vay có liên quan đến tài sản đảm bảo cho khoản vay, còn lệ thuộc rất nhiều vào các cơ quan công quyền của Nhà nước. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất chưa rõ ràng, rành mạch lúc đồng sở hữu cùng đứng tên, lúc đại diện đứng tên...

+ Nguyên nhân chủ quan

- Một là, trình độ đội ngũ cán bộ cịn nhiều bất cập. Trình độ của đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ tín dụng cịn nhiều hạn chế về kiến thức pháp luật, kiến thức về các ngành nghề sản xuất, v ề n ô n g n g h i ệ p n ô n g t h ơ n ; trình độ phân tích, thẩm định dự án đầu tư, phương án vay vốn của cán bộ chưa toàn diện.

- Hai là, công tác kiểm tra, kiểm soát chƣa hiệu quả. Cơng tác kiểm tra

kiểm sốt chưa phát hiện được hết những sai phạm, việc kiểm tra cịn mang tính chất định kỳ, các sai phạm cho vay mất vốn trong nhiều năm nhưng không được xử lý dứt điểm, kịp thời.

- Ba là, công tác Marketing ngân hàng chƣa thực sự có hiệu quả. Các

thơng tin về thị trường, sản phẩm và khách hàng còn thiếu và chưa thường xuyên. Ngân hàng chưa có các biện pháp tích cực để chăm sóc khách hàng một cách thường xuyên (kể cả khách hàng vay lẫn khách hàng gửi tiền)

- Bốn là, số lƣợng cán bộ tín dụng hoạt động đối với lĩnh vực NNNT cịn

ít so với công việc đƣợc giao và địa bàn khá rộng lớn. Đây là một trong

những nguyên nhân chủ quan dẫn đến việc làm giảm hiệu quả HĐTD NNNT. Đối với khu vực nông thôn, do đặ c đi ể m món va y nh ỏ n hư ng lư ợng khá c h hà ng va y rấ t lớn , đôi khi vượt quá khả năng quản lý cụa cán bộ tín dụng. Điều đó ảnh hưởng lớn đến chất lượng theo dõi, đôn đốc thu nợ, thu lãi dẫn đến làm giảm hiệu quả HĐTD NNNT.

Tóm lại, hiệu quả HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong

những năm qua đã có được những kết quả khả quan và khẳng định được vai trò của một NHTM chủ lực trên địa bàn, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa NNNT. Những hạn chế, tồn tại như đã phân tích trên đây cần được xem xét để đưa ra các biện pháp khắc phục.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong chương 2, “Thực trạng hoạt động và hiệu quả tín dụng nơng nghiệp

nơng thơn tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu” đề tài phân tích, đánh giá các vấn đề

sau:

- Nêu quá trình hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức, mạng lưới chi nhánh, lực lượng lao động, chức năng và nhiệm vụ của Chi nhánh.

- Phân tích thực trạng HĐTD NTNT của Chi nhánh theo đối tượng khách hàng, theo loại kỳ hạn, theo ngành nghề cho vay.

- Tính tốn và phân tích các nhóm chỉ tiêu định lượng phản ảnh hiệu quả HĐTD NTNT đối với bản thân ngân hàng.

- Nêu những đóng góp HĐTD NTNT của Chi nhánh đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn của tỉnh.

- Tổng kết những kết quả đạt được, những t ồ n t ạ i , hạn chế và nguyên nhân củ a n h ữ n g t ồ n t ạ i , h ạ n c h ế về hiệu quả HĐTD NTNT để từ đó đưa ra những giải pháp, kiến nghị nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả HĐTD NTNT tại Chi nhánh trong thời gian tới.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 51 - 57)