Hạn chế rủi ro tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 65 - 68)

2.2.5 .Thế mạnh là hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu

3.2.6. Hạn chế rủi ro tín dụng

♦ Nâng cao chất lượng thẩm định khách hàng: cơng tác thẩm định có vai trị rất quan trọng trong tín dụng, làm tốt cơng tác thẩm định sẽ góp phần rất lớn trong việc đảm bảo chất lượng món vay, hạn chế rủi ro tín dụng. Vì vậy, cán bộ tín dụng cần phải nắm bắt đầy đủ các thông tin sau khi tiến hành thẩm định khách hàng:

-Tư cách người vay: Cán bộ tín dụng phải nắm vững mục đích xin vay của

khách hàng, xác định rõ thái độ trách nhiệm trong việc sử dụng vốn vay, trả lời câu hỏi trung thực, có thiện chí và nổ lực hết sức để hoàn thành trả nợ vay khi đến hạn. Việc đánh giá tư cách người vay phải dựa vào cả thông tin trong quá khứ và hiện tại.

- Năng lực của người vay: người xin vay phải có đủ năng lực hành vi và năng lực pháp lý để ký kết hợp đồng tín dụng. Trường hợp là pháp nhân vay vốn thì người đứng ra ký kết các hợp đồng là người đại diện pháp luật của pháp nhân đó hoặc người được ủy quyền phải đúng theo quy định của pháp luật. Năng lực của người vay cần đánh giá kỹ các năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, trình độ quản lý. Đặc biệt với tín dụng NNNT, cần đánh giá được năng lực quản lý, kinh nghiệm của người nông dân.

- Nguồn trả nợ của người vay: dựa trên thu nhập của khách hàng đánh giá xem liệu thu nhập của người vay có đủ cho việc trả nợ đúng hạn.

- Đảm bảo tiền vay: giá trị tài sản có đủ để đảm bảo cho khoản vay, tính thanh khoản của tài sản bảo đảm cao hay thấp.

- Các điều kiện bên ngoài: nắm bắt xu hướng hiện hành về công việc kinh doanh và ngành nghề của người vay cũng như những tác động của sự thay đổi điều kiện kinh tế, pháp luật đến khoản vay.

♦ Nâng cao chất lượng thẩm định phương án, dự án vay vốn của khách hàng; kiên quyết thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành trong lĩnh vực tín dụng;

gắn việc cho vay khép kín từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm và xuất khẩu để mở rộng các quan hệ về thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ và phát triển các dịch vụ ngân hàng. Có chính sách lãi suất ưu đãi cho những trường hợp cho vay tay ba: doanh nghiệp cung ứng vật tư, cây con giống-hộ nông dân- doanh nghiệp chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

♦ Xác định đúng thời hạn cho vay, mức trả nợ của từng khách hàng.

- Xác định đúng thời hạn cho vay: cần phải tính tốn thời hạn cho vay sao cho phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng, vòng quay vốn lưu động. Đặc biệt trong cho vay NNNT, thì việc xác định đúng chu kỳ sản xuất là rất quan trọng, bởi thu nhập của khách hàng chủ yếu là vào mùa thu hoạch, nếu thời hạn cho vay khơng phù hợp với kỳ thu hoạch thì việc trả nợ của khách hàng sẽ là không thể và sẽ phải đợi sang mùa thu hoạch kế tiếp.

- Về mức trả nợ: cần xác định mức trả nợ phù hợp với mức doanh thu về sản xuất kinh doanh của khách hàng, mức trả nợ đối với vốn vay lưu động được xác định dựa vào thời điểm có nguồn thu. Đối với món vay trung dài hạn không nên áp dụng hình thức thu nợ chia đều cho các kỳ mà phải tuỳ thuộc vào lợi nhuận và khấu hao của từng thời kỳ mà dự án mang lại. Ngồi ra, cịn chú ý đến nguồn thu khác của khách hàng để thu nợ .

♦ Tăng cường cơng tác kiểm tra, kiểm sốt: hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro. Do vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ của ngân hàng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, đảm bảo hoạt động tín dụng đạt chất lượng cao. Cơng tác kiểm tra, kiểm soát của chi nhánh cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng sau:

- Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra tất cả các khâu của quá trình cho vay: + Kiểm tra trước khi cho vay: thẩm định khách hàng, phương án, dự án vay vốn, thực hiện theo đúng qui trình thẩm định khách hàng.

+ Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra việc chuyển tiền thanh toán của khách hàng có phù hợp với mục đích vay vốn hay khơng. Và đặc biệt quan kiểm tra việc giải ngân bằng tiền mặt.

+ Kiểm tra sau khi cho vay: thường xuyên kiểm tra các dự án, phương án của khách hàng, tư vấn cho khách hàng trong việc sử dụng vốn đúng mục đích có hiệu quả, kiểm tra bảo đảm nợ vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ trên cơ sở theo dõi tình hình luân chuyển hàng hố, tình hình tài chính của khách hàng. - Hai là, thực hiện việc kiểm soát thường xuyên đối với các khoản nợ vay của khách hàng:

+ Xem xét các danh mục khoản vay, khách hàng vay. + Phân loại các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm soát hồ sơ, đánh giá chất lượng tín dụng các khoản vay, khách hàng vay.

+ Kiểm tra việc tn thủ các quy trình và chính sách tín dụng của cán bộ tín dụng.

- Ba là, nghiêm túc xử lý và chỉnh sửa những sai sót phát hiện qua kiểm tra. ♦ Thực hiện đánh giá xếp loại khách hàng; phân loại nợ, trích dự phịng và xử lý rủi ro theo đúng qui định, tích cực thu hồi nợ đã xử lý rủi ro, gắn trách nhiệm của cán bộ liên quan với khoản nợ đó.

♦ Tích cực xử lý nợ xấu, củng cố nâng cao chất lượng tín dụng kết hợp với việc điều chỉnh cơ cấu đầu tư theo khu vực, đối tượng, điều chỉnh cơ cấu cho vay vào các lĩnh vực nhạy cảm và rủi ro nhiều như chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng, nhằm nâng cao hiệu quả cấp tín dụng, đáp ứng vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thơn.

♦ Chuẩn hố đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro, xây dựng hệ tiêu chuẩn đối với cán bộ quản lý rủi ro như: trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tế… Tăng cường công tác đào tạo và đào tạo lại cho đội ngũ cán bộ liên quan tới quản lý rủi ro tín dụng. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả, đảm bảo sự liên lạc thường xuyên liên tục và cập nhật kịp thời thông tin trọng yếu giữa các bộ phận chức năng trong hoạt động quản trị rủi ro thanh khoản.

tổ tiết kiệm vay vốn, vừa hỗ trợ hoạt động tín dụng vừa tham gia huy động vốn. Nghiên cứu tâm lý, nhu cầu, tập quán sinh hoạt của nông dân, tính mùa vụ trong nơng nghiệp để đưa ra các sản phẩm dịch vụ đặc trưng cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

♦ Phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành trong việc chứng thực hồ sơ vay vốn, thực hiện việc đăng ký thế chấp thay cho khách hàng nhằm giúp người dân tiếp cận nguồn vốn được thuận lợi hơn và giảm bớt thời gian đi lại nhiều lần.

♦ Thơng qua các tổ chức đồn thể tại địa phương như hội nông dân, phụ nữ và nắm bắt thời gian sinh hoạt của tổ chức này chi nhánh tuyên truyền về các hình thức huy động, cho vay, các sản phẩm dịch vụ khác và các chính sách đầu tư phát triển nông nghiệp, nông dân nông thôn, giải đáp những ý kiến thắc mắc của hội viên.

♦ Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực rất nhiều rủi ro. Do đó, để đảm bảo an tồn trong sản xuất, vấn đề bảo hiểm trong nơng nghiệp cũng cần phải có và được tuyên truyền mọi người nơng dân hiểu về lợi ích phịng ngừa rủi ro. Trước tiên là bảo hiểm đối với những dự án lớn và trên tinh thần tự nguyện của người dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 65 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)