Các kiến nghị

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69)

2.2.5 .Thế mạnh là hoạt động tín dụng nơng nghiệp nơng thơn

3.3. Các giải pháp hỗ trợ

3.3.2. Các kiến nghị

3.3.2.1 Đối với NHNN

- Mặc dù NHNN đã quy định trần lãi suất huy động, nhưng thực tế vẫn có rất nhiều NHTM chạy đua lãi suất để huy động vốn, dẫn đến lãi suất huy động vượt xa trần lãi suất quy định. Điều này, một mặt gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các ngân hàng, gây hoang mang cho người gửi tiền, mặt khác đã làm tăng lãi suất cho vay ra của các ngân hàng. Với lãi suất cho vay như hiện nay, các doanh nghiệp không thể tiếp cận nguồn vốn vay trong điều kiện kinh tế khó khăn như hiện nay. Số lượng doanh nghiệp phá sản, giải thể tiếp tục tăng, và mục tiêu trần lãi suất tiền gửi của NHNN để hạ lãi suất tiền vay nhằm cứu các doanh nghiệp trong giai đoạn nền kinh tế gặp khó khăn đã khơng có kết quả. Vì vậy, NHNN cần có biện pháp thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các NHTM vi phạm trần lãi suất huy động gây xáo trộn thị trường huy động vốn và cho vay, ảnh hưởng đến tình hình phát triển kinh tế của đất nước.

- NHNN nên đưa ra hướng dẫn trích lập dự phịng rủi ro riêng đối với cho vay trong lĩnh vực NNNT, không nên áp dụng Quyết định 493 về trích lập dự phòng và xử lý rủi ro cho lĩnh vực NNNT vì tỷ lệ trích lập của các nhóm nợ khá cao. Hơn nữa trong HĐTD NNNT giá trị tài sản bảo đảm thấp hoặc là khơng có bảo đảm, điều này làm cho chi phí trích lập dự phịng rủi ro đối với lĩnh vực này càng cao.

- NHNN cần xây dựng chính sách lãi suất riêng đối với lĩnh vực NNNT trong từng thời kỳ nhằm khuyến khích các đối tượng hoạt động trong lĩnh này vay vốn để thúc đẩy kinh tế NNNT phát triển, đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa NNNT.

- Cho phép NHNo Việt Nam được sử dụng toàn bộ nguồn vốn nhàn rỗi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm xã hội phục vụ cho vay NNNT, tạo điều kiện cho NHNo có nguồn vốn đầu tư cho NNNT.

- Cho phép NHNo Việt Nam không phải gửi bắt buộc tại NHCSXH số tiền bằng 2%/ tổng số dư tiền gửi không kỳ hạn mà được sử dụng số tiền này để cho vay NNNT.

3.3.2.2 Đối với NHNo Việt Nam

- Xây dựng danh mục hồ sơ, mẫu biểu chuẩn cho từng sản phẩm tín dụng, áp dụng thống nhất trong toàn hệ thống NHNo.

- Tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng, kết hợp với tìm hiểu và so sánh các sản phẩm huy động, cho vay ưu việt của các NHTM khác để từ đó xây dựng thành sản phẩm riêng cho NHNo để thu hút khách hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các NHTM khác.

-Xây dựng kế hoạch đào tạo cán bộ trong toàn hệ thống về: nghiệp vụ, phong cách giao dịch, kỹ năng bán hàng, marketing và dịch vụ khách hàng, nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay và các sản phẩm dịch vụ khác.

- Đưa chương trình và phương pháp đào tạo e-learning vào thực hiện, ban hành quy chế và phổ biến rộng rãi chương trình đào tạo này cho cán bộ, viên chức toàn hệ thống.

- Xây dựng phần mềm quản lý cơ sở dữ liệu, thông tin khách hàng, nghiên cứu, xây dựng, triển khai hệ thống hỗ trợ khách hàng Contact Center để hồn thiện hoạt động chăm sóc khách hàng.

- Xây dựng định hướng phát triển công nghệ thơng tin cho tồn hệ thống, đảm bảo tính đồng bộ trong việc đầu tư trang bị máy móc thiết bị, phát triển cơng

nghệ. Có chính sách đãi ngộ thích hợp để thu hút và giữ chân nhân tài trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

- Đảm bảo chất lượng đường truyền IPCAS để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của hệ thống thơng suốt. Có chế độ khen thưởng và xử phạt rõ ràng với bộ phận phụ trách về chất lượng đường truyền IPCAS hiện nay.

- Nhanh chóng hồn thiện các kênh phân phối hiện đại như internet banking, Mobile Banking, Call centre… để góp phần giảm áp lực cho ngân hàng cũng như đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng nhằm thu hút ngày càng nhiều khách hàng.

- Nghiên cứu mở rộng ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao chất lượng sản phẩm, tích hợp bổ sung các tiện ích gia tăng cho sản phẩm HĐV qua thẻ, SMS, internet banking. Mở rộng ứng dụng SMS banking, đa dạng ứng dụng kỹ thuật khơng dây góp phần đa dạng hóa kênh phân phối sản phẩm, nâng cao khả năng cạnh tranh và vị thế NHNo.

- Thiết kế, mẫu biểu quảng cáo, tờ rơi, video clip quảng cáo thống nhất toàn quốc về tất cả các sản phẩm dịch vụ của NHNo, để các chi nhánh sử dụng, chào sản phẩm đến khách hàng.

3.3.3 Kết nối thanh toán với khách hàng

Kết nối thanh toán với khách hàng là việc ngân hàng cung cấp cho khách hàng các dịch vụ thanh toán:

Thực hiện thanh toán theo yêu cầu của khách hàng mở tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, thông qua việc khách hàng chuyển tới ngân hàng phục vụ mình u cầu thanh tốn qua mạng máy tính.

Báo có, báo nợ cho khách hàng qua mạng máy tính.

Thực hiện vấn tin số dư và sổ phụ tài khoản của khách hàng qua mạng…

Mặc dù NHNo Việt Nam đã triển khai chương trình kết nối thanh toán từ năm 2004, nhưng đến nay chất lượng cũng như tiện ích của các dịch vụ này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Vì vậy NHNo Việt Nam cần nhanh chóng hồn thiện

các kênh kết nối thanh tốn theo hướng đi tắt đón đầu mới có thể cạnh tranh với các NHTM khác trong nước:

* Về Internet banking: Hiện tại internet banking của hệ thống NHNo chỉ mới có thể cung cấp dịch vụ vấn tin tài khoản. Tuy nhiên theo ý kiến đánh giá của khách hàng thì chất lượng đường truyền cịn chậm, giao diện khó sử dụng, nội dung vấn tin chưa đầy đủ. Đây là yếu điểm làm cho việc giữ và phát triển khách hàng của NHNo. Để có thể cạnh tranh với các NHTM khác, hệ thống internet banking sau khi hoàn thiện phải cung cấp tốt cho khách hàng được các tiện ích mà các NHTM khác đã cung cấp như:

• Quản lý tài khoản:

- Truy vấn thông tin tài khoản tiền gửi - Tra cứu sao kê tài khoản theo thời gian - Yêu cầu mở tài khoản tiền gửi

-Mở/Tất toán tài khoản tiết kiệm trực tuyến • Chuyển khoản trực tuyến

- Chuyển khoản cùng hệ thống

- Chuyển khoản ngay, theo định kỳ hoặc trong tương lai - Chuyển khoản liên ngân hàng

• Thanh tốn trực tuyến: - Nộp tiền chứng khoáng - Nạp tiền điện thoại

- Thanh tốn cước hóa đơn như điện, nước, điện - Mua vé máy bay

- Mua hàng hóa trực tuyến • Tín dụng :

- Truy vấn thông tin khoản vay

- Truy vấn giao dịch thẻ Tín dụng Quốc Tế - Tính gốc và lãi vay

- Yêu cầu giải ngân cho khoản vay đã được cam kết - Yêu cầu trả nợ trước cho khoản vay chưa đến hạn - Đặt lịch trả nợ cho khoản vay dự kiến

• Thanh tốn quốc tế - Chuyển đổi ngoại tệ

- Truy xuất các lệnh chuyển tiền, LC có liên quan đến khách hàng • Các tiện ích khác

- Cảnh báo số dư tối thiểu

- Tự động gửi thông báo hoạt động chuyển tiền, trả nợ, số dư tài khoản qua email theo yêu cầu của khách hàng.

- Thông báo giao dịch bị từ chối

* Về SMS và Mobile banking: Các tính năng của kênh phân phối này đã được áp dụng trong nhiều năm qua, tuy nhiên số lượng các loại giao dịch thực hiện qua kênh này vẫn chưa được cải thiện đáng kể cũng như số lượng khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ này chưa cao. NHNo nói chung và chi nhánh nói riêng cần làm tốt công tác quảng cáo tiếp thị các kênh phân phối này tới tất cả các khách hàng đang mở tài khoản tại chi nhánh.

* Về ATM: Hiện tại chi nhánh đã có số lượng máy ATM tương đối lớn so với các NHTM khác trên địa bàn, đây là lợi thế chi nhánh cần tận dụng và phát huy. Ngoài ra chi nhánh cần thường xuyên kiểm tra, bảo trì để đảm bảo chất lượng hoạt động của các máy ATM, đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng 24/24.

* Về hệ thống EDC/POS: Xây dựng chiến lược cụ thể phát triển và khai thác kênh phân phối EDC/POS, xây dựng chính sách khuyến khích đối với các đơn vị chấp nhận thẻ. Gia tăng tiện ích cho thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng quốc tế. Xây dựng các chương trình ưu đãi, khuyến khích chủ thẻ.

3.3.4 Đa dạng hóa sản phẩm

- Đánh giá, phân loại danh mục sả n phẩ m dịch v ụ hiện có của NHNo trên thị trường (số lượng, hiệu quả, vướng mắc trong quá trình triển khai sử dụng); những sản phẩm còn thiếu, tổ chức thực hiện điều tra ý kiến khách hàng,

phân tích khả năng sinh lời của sản phẩm dịch vụ (xác định doanh thu, hiệu quả, vòng đời sản phẩm) trên cơ sở đó đề xuất hạn chế hoặc loại bỏ những sản phẩm không hiệu quả, phát triển các sản phẩm dịch vụ có khả năng sinh lời cao, chất lượng, có tính thương hiệu.

- Thực hiện nghiên cứu thị trường, phân đoạn khách hàng đưa ra các sản phẩm dịch vụ phù hợp với các đối tượng khách hàng gửi tiền, vay tiền, đặc điểm các vùng, miền, xây dựng chính sách ưu đãi về lãi suất, khuyến mãi phù hợp với từng phân đoạn khách hàng, đa dạng hóa và hồn thiện hệ thống danh mục sản phẩm dịch vụ, gia tăng tiện ích cho các sản phẩm, bán chéo sản phẩm....

- Xây dựng các gói sản phẩm dịch vụ kết hợp chặt chẽ giữa cho vay- thanh toán-huy động vốn và các dịch vụ tiện ích khác như mobile banking, internet banking.... Các gói sả n p hẩ m dị ch vụ phù hợp theo nhóm khách hàng cá nhân (cán bộ viên chức, hưu trí, nơng dân, tiểu thương…), nhóm khách hàng tổ chức (tổng cơng ty, tập đồn, doanh nghiệp vừa và nhỏ…).

- Đẩy mạnh công tác phát hành thẻ ATM, thẻ quốc tế Visa, thẻ ghi nợ nội địa, thẻ MasterCard; phát triển thị trường chứng khốn ở khu vực đơng dân cư, các thị trấn; tổ chức thực hiện tốt việc thanh toán tiền điện, nước qua tài khoản tại ngân hàng; gắn cho vay xuất khẩu lao động với dịch vụ kiều hối...

- Ban hành quy trình đưa sản phẩm dịch vụ ra thị trường (đề suất ý tưởng, nghiên cứu, thăm dò nhu cầu, khảo sát thị trường, thiết kế sản phẩm, áp dụng công nghệ, tiếp thị và truyền thông, lựa chọn thời điểm đưa sản phẩm ra thị trường, vận hành chỉnh sửa, quản lý, duy trì, đánh giá hàng tháng, hàng quý về số lượng giao dịch, khách hàng sử dụng, doanh thu và chi phí, chất lượng và tính cạnh tranh, xác định kinh phí nghiên cứu phát triển sản phẩm).

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở phân tích thực trạng hoạt động và hiệu quả tín dụng NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, đưa ra những nguyên nhân cơ bản làm giảm hiệu quả HĐTD NNNT của Chi nhánh trong thời gian qua, đề tài khẳng định sự cần thiết phải tìm ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Từ đó, luận văn đưa ra một số giải pháp và kiến nghị gợi ý nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT.

KẾT LUẬN CHUNG

Sau gần 21 năm k ể từ n g à y t h à nh l ập tỉ n h B R VT , n gà y 1 2 / 0 8/ 1 9 91 , kinh tế tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có những bước phát triển quan trọng, vươn lên thành một trong bốn nền kinh tế trọng điểm của khu vực Đông Nam Bộ. Bộ mặt khu vực nông nghiệp và nơng thơn của tỉnh đã có những thay đổi đáng kể, trong đó có sự đóng góp khơng nhỏ của hoạt động tín dụng NNNT của NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Với mục tiêu là nghiên cứu đặc thù trong việc cho vay vốn đối với lĩnh vực NNNT trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhằm tìm và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, góp phần thúc đẩy kinh tế NNNT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu phát triển một cách ổn định và bền vững, luận văn đã hoàn thành nội dung chủ yếu sau:

Một là, hệ thống hoá và làm sáng tỏ thêm những vấn đề lý luận về hiệu

quả của TDNH và đặc thù của HĐTD NNNT. Luận văn đã khái quát được các đặc điểm về kinh tế, xã hội NNNT ảnh hưởng đến hoạt động TDNH và vai trị của tín dụng NNNT. Đồng thời luận văn giải thích rõ quan niệm về hiệu quả TDNH, các chỉ tiêu đánh giá cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả TDNH. Nêu lên n hững kinh nghiệm của một số ngâ n h àng c ó ho ạt độ ng tín dụng NNNT ở châu Á trong việc nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng HĐTD và hiệu quả HĐTD NNNT tại

NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian qua. Trong đó, luận văn đã khái quát về đặc điểm kinh tế, xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ảnh hưởng đến HĐTD NNNT, đánh giá những kết quả và hiệu quả đạt được của hoạt động tín dụng đối với lĩnh vực NNNT của NHNo tỉnh Bà rịa-Vũng Tàu. Đặc biệt, luận văn đã đi sâu phân tích, đánh giá hiệu quả HĐTD NNNT đối với bản thân ngân hàng và cả hiệu quả về mặt xã hội. Qua đó, chỉ ra những kết quả đạt được, những tồn tại, hạn chế trong việc nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT và những nguyên nhân

khách quan và chủ quan chủ yếu

Ba là, trên cơ sở định hướng và mục tiêu phát triển NNNT của tỉnh Bà Rịa-

Vũng Tàu và định hướng phát triển của NHNo Việt Nam, kết hợp với việc phân tích ở chương 2, luận văn đã đưa ra các giải pháp cơ bản, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả HĐTD NNNT tại NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu trong thời gian tới.

Vấn đề hiệu quả luôn là mối quan tâm của mọi doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, giải quyết vấn đề này luôn rất phức tạp, nhất là trong lĩnh vực NNNT, với thời gian và khả năng còn hạn chế, luận văn khó tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả mong được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy, cơ, bạn đọc để có thể tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện hơn đề tài này. Hy vọng các nội dung nghiên cứu của đề tài có thể được xem như một tài liệu có giá trị để cung cấp cho NHNo tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, các TCTD hoạt động trong lĩnh vực NNNT có biện pháp đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này một cách thích hợp, góp phần phát triển bền vững NNNT trên địa bàn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương khóa X (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông thôn, nông dân.

2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, quyết định

493/2007/QĐ-NHNN, quyết định 18/2007/QĐ-NHNN.

3. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu (2012), Đề án mở rộng và nâng cao chất lƣợng tín dụng gắn với phát triển các dịch vụ ngân hàng phục vụ nông nghiệp nông thôn giai đoạn 2012-2015.

4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu,

Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2008, 2009, 2010, 2011, 2012.

5. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2009), Đề án mở rộng và nâng cao hiệu quả đầu tƣ vốn cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2010 và định hƣớng đến năm 2020.

6. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2004), Sổ tay Tín dụng.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2009), Hệ thống

các văn bản định chế của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

Việt Nam, Tập IX.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (2010), Quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nông nghiệp nông thôn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh bà rịa vũng tàu (Trang 69)