7. Kết cấu của luận văn
2.4.2 Những rủi ro phát sinh trong phương thức TDCT tại Chinatrust CN HCM
Làm rõ phương pháp nghiên cứu
Nhằm xác định một cách khách quan, chính xác các rủi ro trong thanh tốn TDCT tại Chinatrust, tác giả thiết kế bảng câu hỏi và gửi đến cho các đối tượng trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực TTQT bằng phương thức TDCT. Vì lí do hạn chế về mặt số lượng chi nhánh và nhân viên công tác trong lĩnh vực TTQT tại Việt Nam nên tác giả gửi bảng câu hỏi này cho một số đồng nghiệp tại các chi nhánh khác trên thế giới của Chinatrust có hoạt động TTQT bằng phương thức TDCT. (Chi tiết một số thông tin về
việc điều tra, khảo sát xin tham khảo phần phụ lục 4,5,6)
0% 20% 40% 60% 80% 100% 49.28 47.71 48.72 50.04 55.04 20.6 21.12 19.44 17 11.90 32.76 32.76 32.76 32.76 33.06 Năm BIỂU ĐỒ TỶ TRỌNG CÁC PHƯƠNG THỨC TTQT CT NT TDCT % 2008 2007 2009 2010 2011
Kết hợp với điều tra khảo sát bằng bảng câu hỏi, tác giả cũng sẽ phân tích các tình huống thực tế đã xảy ra tại Chinatrust CN HCM nhằm minh họa và đánh giá mức độ thiệt hại của các rủi ro.
Như đã phân tích ở trên, TDCT là phương thức thanh toán phổ biến nhất tại Chinatrust CN HCM. Tuy nhiên, trong q trình thực thực hiện thanh tốn thực tế, Chinatrust CN HCM cũng đã trải qua nhiều rủi ro và thiệt hại đáng tiếc. Trong các loại rủi ro đã xảy ra tại NHTM Chinatrust CN HCM, rủi ro tác nghiệp và rủi ro kỹ thuật là thường gặp nhất. Nguồn: Các tình huống thực tế dưới đây được tác giả sưu tầm trong q trình cơng tác trực tiếp và các đồng nghiệp cung cấp.
Rủi ro quốc gia Tình huống 1:
Năm 2008, nhà xuất khẩu là Công ty TNHH Hamlin Việt Nam xuất trình bộ chứng từ USD200.000 lên NHTM Chinatrust CN HCM và yêu cầu NHTM Chinatrust CN HCM tài trợ dưới dạng chiết khấu bộ chứng từ, sau khi kiểm tra thấy chứng từ phù hợp (các điều kiện và điều khoản phù hợp với L/C và phù hợp với thông lệ quốc tế), Chinatrust CN HCM tiến hành chiết khấu cho khách hàng với tỷ lệ 80% trị giá của bộ chứng từ. Công ty TNHH Hamlin xuất khẩu vải sợi sang Israel. Sau khi chiết khấu, Chinatrust CN HCM lập thư đòi tiền và gửi bộ chứng từ sang Israel chờ NHPH thanh toán. Tuy nhiên, hết thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày NHPH ở Israel nhận được bộ chứng từ, Chinatrust CN HCM vẫn khơng nhận được tiền thanh tốn, mặc dù trong suốt thời gian 5 ngày làm việc nêu trên, Chinatrust CN HCM vẫn không nhận được bức điện nào thông báo bất hợp lệ và từ chối thanh toán. Sau khi gửi rất nhiều bức điện tra soát cùng với sự hỗ trợ của ngân hàng đại lý là Bank of New York, được biết NHPH ở Israel đã thực hiện thanh toán cho Chinatrust CN HCM, nhưng do Israel bị Mỹ cấm vận nên số tiền vẫn còn bị treo ở ngân hàng đại lý của NHPH là JP Morgan Chase. Mặc dù, sau đó Cơng ty TNHH Hamlin đã thanh tốn lại Chinatrust CN HCM số tiền Chinatrust CN HCM đã tài trợ cho Hamlin, nhưng về phía Hamlin và Chinatrust CN HCM đã phải gánh chịu khơng ít thiệt hại.
Nhận xét: Vì trước khi chiết khấu bộ chứng từ Chinatrust CN HCM không nghiên cứu
về tình hình kinh tế chính trị quốc gia của NHPH và danh sách cấm vận, cũng như khi thực hiện chiết khấu cho khách hàng Chinatrust CN HCM chủ yếu dựa vào niềm tin và uy tín của khách hàng là chính nên đã bỏ qua một số bước thẩm tra quan trọng trước khi quyết định tài trợ cho khách hàng dưới dạng chiết khấu. Hậu quả là Chinatrust CN HCM đã phải gánh chịu thiệt hại và bị giảm uy tín đối với khách hàng là Công ty Hamlin.
Rủi ro pháp lý
Tình huống 2: Năm 2010, Chinatrust CN HCM nhận được bộ chứng từ do người hưởng là Công ty Hùng Vương xuất trình dưới L/C trả chậm. Hối phiếu đã được ngân hàng phát hành ở Nhật Bản chấp nhận thanh toán vào ngày đến hạn là tháng 11 năm 2010. Tuy nhiên, vào ngày đến hạn, Chinatrust CN HCM vẫn khơng nhận được khoản thanh tốn nào từ NHPH. Vào tháng 12 năm 2010, Chinatrust CN HCM nhận được điện thông báo từ NHPH với nội dung là NHPH bị ngân hàng Trung Ương và Tòa án giám sát vì bị nghi ngờ có liên quan đến hoạt động rửa tiền. Chinatrust CN HCM đã không ngừng hối thúc NHPH thanh tốn cho mình theo qui định của UCP 600 về nghĩa vụ của NHPH. Tuy nhiên, sau một thời gian dài chờ đợi, Chinatrust CN HCM nhận được thông báo của NHPH rằng “ Tịa án buộc NHPH đóng cửa và ngưng hết tất cả hoạt động thanh toán cũng như nhận tiền từ các ngân hàng khác chuyển đến. Đồng thời tòa án cũng như ngân hàng Trung Ương phong tỏa hết tất cả các tài khoản của NHPH”. Kết quả là Chinatrust CN HCM vẫn khơng nhận được tiền thanh tốn từ NHPH.
Nhận xét: Do không nắm rõ về luật quốc gia của NHPH và khơng tìm hiểu về NHPH,
nên Chinatrust CN HCM đã bị thiệt hại khơng được NHPH thanh tốn. Hơn nữa, các giao dịch trong thanh toán TDCT chủ yếu dẫn chiếu và bị điều chỉnh bởi UCP, tuy nhiên UCP chỉ là thông lệ, tập quán mang tính chất quốc tế chứ khơng phải là luật nên khi có tranh chấp khơng thể dựa vào đó để giải quyết tranh chấp và cũng không thể vượt lên trên luật pháp quốc gia. Rõ ràng, trong trường hợp này, nghĩa vụ thanh tốn của NHPH chỉ có giá trị khi các bên dựa vào UCP để giải quyết. Trên thực tế, quyết định của Tòa án vẫn có giá trị cao hơn UCP.
Rủi ro ngoại hối
Hoạt động xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố trong đó tỷ giá là một những nhân tố có ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận của các doanh nghiệp, đặt biệt là trong tài trợ tín dụng xuất nhập khẩu. Quý 1 năm 2008, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn vì vào thời điểm này giá đô la Mỹ giảm mạnh và các ngân hàng từ chối mua đô la Mỹ. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp xuất khẩu gặp hoàn cảnh khi ký kết các hợp đồng ngoại thương trong điều kiện không đủ nguồn vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất, các doanh nghiệp phải tìm đến ngân hàng để xin được tài trợ trước khi xuất khẩu với chi phí lãi cao, ngồi ra vào thời điểm đó nhiều ngân hàng thiếu ngoại tệ nên không thể cho vay nguyên tệ mà qui đổi sang VNĐ với tỷ giá bán cao. Sau đó, khi doanh nghiệp xuất khẩu thu tiền về, đến hạn trả nợ ngân hàng mua lại nguồn đô la Mỹ của doanh nghiệp với tỷ giá thấp nên doanh thu khơng bù nổi cho chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra. Ngược lại, các doanh nghiệp nhập khẩu sẽ có lợi vì đến hạn thanh tốn, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ vay đơ la Mỹ để thanh tốn cho nhà xuất khẩu ở nước ngồi, sau đó khi bán hàng trong nước sẽ thu được nội tệ và dùng nội tệ để mua đô la Mỹ với tỷ giá thấp để thanh tốn khoản vay đối với ngân hàng . Do đó, nhà nhập khẩu sẽ được lợi và điều này góp phần làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp nhập khẩu.
Tuy nhiên đến quí 2 năm 2008, tỷ giá đột ngột tăng mạnh lên gần 17.000 đồng/đơla (ngồi thị trường tự do có lúc lên đến 19.000 đồng/đơla) và nguồn đô la Mỹ trở nên khan hiếm, các ngân hàng bán với giá trần. Vào thời điểm này, các ngân hàng buộc phải lựa chọn các khách hàng lâu năm, có khối lượng giao dịch lớn để ưu tiên bán đô la Mỹ hay tài trợ xuất nhập khẩu dưới dạng đơ la Mỹ trong khi đó các doanh nghiệp đã ký kết các hợp đồng ngoại thương với đối tác để nhập hàng. Cũng chính vào thời điểm này, ngân hàng bị mất một lượng lớn khách hàng nhập khẩu vì khơng thể cam kết tài trợ, khơng có đủ đơ la Mỹ để bán cho khách hàng nhập khẩu mở L/C dù rằng vào lúc đó các nhà nhập khẩu muốn mua thì phải chịu thêm phí mua đơla Mỹ, khoản phí này các ngân hàng lách dưới danh nghĩa là phí giao dịch, ngân hàng vẫn yết giá tối đa bằng trần tỷ giá do ngân hàng nhà nước qui định, phần phụ phí sẽ được đưa vơ phí hoặc bán
cho các doanh nghiệp theo tỷ giá chuyển đổi (thay vì bán đơ la Mỹ theo đúng giá niêm yết thì Ngân hàng khơng có đơ la để bán, ngân hàng yêu cầu doanh nghiệp mua EUR theo tỷ giá ngân hàng ấn định rồi mới chuyển đổi qua đô la Mỹ). Không thể phá vỡ hợp đồng đã ký kết nên các doanh nghiệp nhập khẩu đành phải chấp nhận những khoản phí phát sinh thêm này. Điều này khiến cho lợi nhuận của các nhà nhập khẩu bị thiệt hại nặng thậm chí có nhiều doanh nghiệp bị lỗ nặng nề. Tuy nhiên đối với các nhà xuất khẩu, khi thu được tiền hàng sẽ đem bán cho ngân hàng với tỷ giá cao để lấy nội tệ hoạt động kinh doanh, lúc này khi thu mua lượng ngoại tệ trên, ngân hàng sẽ trả thêm cho các doanh nghiệp xuất khẩu một khoản phí. Chính điều này sẽ làm tăng thêm lợi nhuận cho nhà xuất khẩu.
Sự biến động về tỷ giá không chỉ ảnh hưởng tới các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mà cịn có ảnh hưởng rất lớn tới các ngân hàng, NHTM Chinatrust CN HCM cũng khơng nằm ngồi xu thế đó. Sự biến động về tỷ giá làm trạng thái ngoại tệ của Chinatrust CN HCM khơng ổn định. Ngồi ra, trước tình trạng khan hiếm ngoại tệ, không thể đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu của các doanh nghiệp, nên một bộ phận khách hàng của Chinatrust CN HCM chuyển sang giao dịch với các ngân hàng nước ngoài khác như : ANZ, HSBC, Standard Chartered Bank, NHTM Quốc Tế của Trung Quốc (International Commercial Bank of China - ICBC)…. Ngồi ra, có những bộ chứng từ trả chậm đến hạn thanh toán cho ngân hàng nước ngoài nhưng Chinatrust CN HCM không đủ ngoại tệ để bán cho khách hàng, nên phải vay hoặc mua của các ngân hàng khác với lãi suất cao hoặc tỷ giá cao đã làm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu và lợi nhuận từ hoạt động này. Bên cạnh đó, cịn có những bộ chứng từ khơng chuẩn bị kịp nguồn ngoại tệ để thanh tốn cho ngân hàng nước ngồi nên đã bị phạt lãi chậm thanh tốn gây ra khơng ít thiệt hại cho Chinatrust CN HCM.
Tình huống 3: Tháng 6/2008, khách hàng nhập khẩu của Chinatrust CN HCM là Công
ty Shing Mark mở L/C trả chậm nhập khẩu gỗ trị giá USD2.000.000. Gần đến hạn thanh tốn, Cơng ty Shing Mark e ngại khơng điều tiền về kịp để thanh tốn lơ hàng này nên làm đơn xin mua USD2.000.000. Vào thời điểm này, NHTM Chinatrust CN HCM cũng không đủ ngoại tệ để bán cho khách hàng nhưng vì Shing Mark là một
cơng ty lớn lại là khách hàng lâu năm nên Chinatrust CN HCM phải thu xếp đi mua lại USD2.000.000 trên thị trường liên ngân hàng với tỷ giá cao. Sau đó, cùng ngày Cơng ty Shing Mark đã kịp điều tiền về Chinatrust CN HCM để thanh tốn lơ hàng nhập nói trên nên khơng mua số ngoại tệ USD2.000.000 nữa. Tuy nhiên, để cân bằng trạng thái ngoại tệ, Chinatrust CN HCM buộc phải bán lại USD2.000.000 trên thị trường liên ngân hàng, vào lúc này tỷ giá giảm mạnh nên Chinatrust CN HCM bị lỗ một khoản USD30.000
Nhận xét: Do khách hàng khơng có phương án sản xuất kinh doanh và kế hoạch điều
tiền hợp lý, cùng với nhân tố khách quan là sự biến động mạnh của tỷ giá làm cho ngân hàng bị thiệt hại về mặt tài chính.
Rủi ro tín dụng
Tình huống 4: Tháng 08/2009, Chinatrust CN HCM phát hành L/C với mức ký quỹ
30% theo yêu cầu của Cơng ty Liksin để mua bao bì của nhà xuất khẩu ở Trung Quốc trị giá USD70.000.Vào ngày 14/08/2009, Chinatrust CN HCM nhận được bộ chứng từ do ngân hàng Bank of China gửi đến, sau khi kiểm tra và xác định chứng từ phù hợp với L/C, Chinatrust CN HCM tiến hành thông báo cho Công ty Liksin về thời hạn thanh toán bộ chứng từ vào ngày 21/08/2009. Tuy nhiên, Công ty Liksin liên tục trì hỗn việc thanh tốn với lý do đang chờ điều tiền từ ngân hàng về, và đang thương lượng với nhà xuất khẩu, theo lời của Cơng ty Liksin thì nhà xuất khẩu cho phép Liksin trả chậm sau ngày đến hạn thanh toán nhưng thực tế Chinatrust CN HCM không nhận được bức điện thông báo nào từ ngân hàng Bank of China thơng báo về điều này. Vì bộ chứng từ hợp lệ và ngân hàng Bank of China vẫn liên tục đánh điện địi tiền và thơng báo lãi chậm trả nên ngày 24/08/2009 Chinatrust CN HCM yêu cầu Công ty Liksin nhận nợ vay bắt buộc và thực hiện thanh toán cho ngân hàng Bank of China cùng ngày. Ba tháng sau, Công ty Liksin mới thu xếp và hoàn trả khoản nợ vay bắt buộc cho Chinatrust CN HCM. Để khắc phục thiệt hại, Chinatrust CN HCM phải trích quỹ dự phòng rủi ro để giãn nợ theo định kỳ. Mặt khác, việc thanh tốn chậm cho lơ hàng này đã làm giảm uy tín của Chinatrust CN HCM đối với Bank of China.
Nhận xét: Do khách hàng khơng có kế hoạch sản xuất kinh doanh hiệu quả, khơng thu
xếp kịp tiền dẫn đến chậm thanh tốn L/C. Ngồi ra, do sự phối hợp giữa các bộ phận TTQT và tín dụng chưa chặt chẽ, cán bộ tín dụng khơng nhận thức được vấn đề đó là khi bộ chứng từ hợp lệ, khách hàng không thanh tốn được, thì nghĩa vụ thanh tốn vẫn thuộc về Chinatrust CN HCM. Lẽ ra, Chinatrust CN HCM nên dự phòng trước rủi ro này bằng cách trích lập dự phịng để có thể giải ngân bắt buộc trong trường hợp khách hàng khơng chuẩn bị kịp tiền để thanh tốn. Hơn nữa, cuộc khủng hoảng kinh tế cũng phần nào gây thêm khó khăn cho kinh doanh của khách hàng.
Rủi ro lãi suất
Trong TTQT, một sự biến động nhỏ về lãi suất cũng gây ảnh hưởng cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhất là các doanh nghiệp có nhận sự tài trợ của ngân hàng.
Tình huống 5: Năm 2007, do đã ký kết các hợp đồng ngoại thương từ trước nên Công
ty Shuan Hwa vẫn phải yêu cầu Chinatrust CN HCM mở L/C trị giá USD300.000 với mức ký quỹ 40% để mua linh kiện xe hơi và xe gắn máy. Tuy nhiên vào ngày đến hạn, Cơng ty Shuan Hwa khơng có đủ nguồn tiền để thanh toán bộ chứng từ nên yêu cầu Chinatrust CN HCM tài trợ cho vay phần còn lại của bộ chứng từ trị giá USD180.000 để thanh toán. Vào thời điểm này, lãi suất cho vay khá cao nên Công ty Shuan Hwa sau khi tính tốn cân đối sổ sách thì bị lỗ vì doanh thu thu về thấp hơn chi phí lãi vay phải trả.
Nhận xét: Do lãi suất biến động theo hướng bất lợi nên khách hàng đi vay phải trả lãi
cao dẫn đến giảm sút lợi nhuận trong kinh doanh.
Rủi ro công nghệ
Tình huống 6: Vào ngày 7/5/2010, Cơng ty Sun Steel có 1 bộ chứng từ nhập khẩu mua
sắt thép trị giá USD5.000.000 đến hạn thanh tốn. Vì khơng muốn mua USD của ngân hàng nên Công ty Sun Steel yêu cầu Chinatrust CN HCM chờ Công ty Sun Steel điều tiền từ ngân hàng ANZ về. Đến 16h ngày hơm đó, Chinatrust CN HCM mới nhận được tiền từ ANZ điều qua nên tiến hành thanh toán bộ chứng từ cho ngân hàng ở nước ngoài là Bank of Tokyo Mitsubishi-UFG. Tuy nhiên, đến lúc đẩy điện thì mạng Swift bị lỗi nên khơng thể gửi điện thanh tốn qua ngân hàng Nostro là Wachovia New York
được. Chờ đến tối mạng Swift vẫn bị lỗi nên Chinatrust CN HCM phải tới ngày 10/05/2010, Chinatrust mới đẩy được điện thanh toán cho ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi-UFG. Kết quả là Chinatrust CN HCM phải thanh toán lãi chậm trả cho ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi-UFG và bị mất uy tín với ngân hàng Bank of Tokyo Mitsubishi-UFG vì thanh tốn chậm.