7. Kết cấu của luận văn
2.5 Các nguyên nhân dẫn đến rủi ro phát sinh trong phương thức TDCT tại NHTM
2.5.2 Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, hạn chế trong chính sách của NHTM Chinatrust CN HCM
- Sự phối hợp giữa các phịng ban có liên quan như bộ phận tín dụng, TTQT và kinh doanh ngoại tệ chưa nhịp nhàng nên chưa phát huy được hiệu quả. Bởi vì khách hàng giao dịch TDCT có những đặc thù khác biệt so với khách hàng cho vay thơng thường. Tuy nhiên, do khơng có bộ phận tiếp thị TTQT riêng biệt và công tác tiếp thị khách hàng TTQT do bộ phận tín dụng thực hiện nhưng bộ phận tín dụng lại không am hiểu sâu nghiệp vụ TTQT nên gặp khó khăn khi tư vấn cho khách hàng. Một đặc tính nữa của Chinatrust CN HCM là doanh thu và chi phí phân bổ theo từng phịng ban nên đơi khi vì lợi ích của phịng mình mà phịng nguồn vốn mua ngoại tệ của doanh nghiệp xuất khẩu với tỷ giá thấp hoặc bán cho doanh nghiệp nhập khẩu với tỷ giá cao, điều này làm giảm bớt tính cạnh tranh của Chinatrust CN HCM so với các ngân hàng nước ngoài khác.
- Khơng có đội ngũ tiếp thị TTQT chuyên nghiệp như các ngân hàng nước ngoài khác như ngân hàng ANZ, HSBC, Standard Chartered Bank….
- Biểu phí giao dịch chưa hợp lí. Chẳng hạn: phí mở thư tín dụng trả ngay và trả chậm là bằng nhau nhưng mức độ rủi ro của L/C trả chậm cao hơn trả ngay rất nhiều. - Chính sách nhân sự hạn chế về chỉ tiêu tuyển dụng thêm nhân viên mới. Có những
sản… Chính sách nhân sự của Chinatrust CN HCM vẫn không cho phép tuyển thêm người, buộc những nhân viên còn lại phải làm thêm việc của người nghỉ, khối lượng giao dịch lớn trong điều kiện đội ngũ nhân viên hạn chế về mặt số lượng nên việc sai sót là điều khơng thể tránh khỏi.
Thứ hai, vướng mắc quy trình nghiệp vụ L/C, cơ chế, chính sách
Về cơ bản, đến nay Chinatrust CN HCM đã xây dựng được một hệ thống các cơ chế, chính sách liên quan đến hoạt động kinh doanh ngoại tệ và TTQT tạo khung pháp lý tương đối đầy đủ cho các hoạt động này. Tuy nhiên, do áp dụng theo các cơ chế và chính sách chung của hội sở và chưa được đầu tư đúng mức thể hiện ở chổ: nhiều chính sách chưa được điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tế và thơng lệ của Việt Nam nên nhìn chung các văn bản này đã bộc lộ những hạn chế và chưa theo kịp thay đổi của tình hình thực tế tại Việt Nam. Có những văn bản đã ban hành từ lâu có biểu hiện lỗi thời, có cơ chế chưa thực sự linh hoạt với thay đổi của thị trường, có văn bản chưa đáp ứng tính bao qt đơi khi quy định quá chi tiết dẫn đến các chi nhánh khó thực hiện. Ngồi ra, quy trình nghiệp vụ TTQT chưa có tính hệ thống. Một số nghiệp vụ phức tạp như tín dụng chuyển nhượng, giáp lưng, dự phòng… vẫn chưa được ban hành quy trình hướng dẫn và kỹ thuật thao tác.
Cơ chế khuyến khích khách hàng chưa được điều chỉnh linh hoạt theo diễn biến của nền kinh tế. Các giao dịch khác với quy trình nghiệp vụ hoặc khơng được quy định trong quy trình nghiệp vụ trước khi thực hiện đều phải có sự chấp thuận của hội sở dẫn đến tính linh hoạt khơng cao, mất lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng nước ngồi khác nên có một số khách hàng bỏ qua các ngân hàng khác.
Thứ ba, hoạt động nghiệp vụ TTQT còn hạn chế
- Hiện nay, Chinatrust CN HCM đã đa dạng hóa các loại L/C và đặc tính của các loại L/C đặc biệt như: L/C điều khoản đỏ, L/C chuyển nhượng… Tuy nhiên, việc sử dụng các loại L/C này tại Chinatrust CN HCM còn rất ít, nên cán bộ TTQT vẫn chưa có nhiều kinh nghiệm, cịn mắc nhiều lỗi khi thực hiện.
- Việc thẩm định mở L/C còn sơ sài và chủ yếu dựa trên phân tích rủi ro về mặt hồ sơ mà không quan tâm đến các yếu tố khác như phân tích thị trường, rủi ro nội tại trong
L/C, khả năng quản lý của chủ doanh nghiệp. Công tác tái thẩm định không được chú trọng.
- Các qui chế, qui định, qui trình nghiệp vụ khơng được tuân thủ một cách nghiêm túc. Chẳng hạn như khi mở L/C với điều kiện thương mại ngoài CIF, CIP, nhà nhập khẩu phải mua bảo hiểm cho ngân hàng hưởng. Nhưng để chiều lòng khách hàng, cán bộ tín dụng ký bảo đảm để khách hàng có thể nợ chứng từ bảo hiểm trong vài ngày. Trên thực tế, sau khi L/C đã được mở, một số khách hàng không mua bảo hiểm cho ngân hàng hưởng như đã cam kết.
Thứ tư, công tác đào tạo nhân viên không được chú trọng.
Việc đào tạo chỉ mang tính chất truyền miệng kinh nghiệm và khơng có tính hệ thống. Nhân viên khơng được đào tạo bài bản.
Thứ năm, cơng tác kiểm tra, kiểm sốt kém hiệu quả.
Công tác kiểm tra, kiểm sốt chỉ mang tính chất hình thức, khơng phát hiện kịp thời vi phạm và những rủi ro tiềm ẩn.
Thứ sáu, công nghệ thông tin lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu nghiệp vụ.
- Một vài năm trở lại đây,Chinatrust CN HCM đã đầu tư và chú trọng công nghệ ngân hàng. Trước đây, Chinatrust CN HCM sử dụng hệ thống khá cũ nên công nghệ phục vụ cho các hoạt động TTQT và kinh doanh ngoại hối, quản trị rủi ro còn nhiều bất cập. Chế độ báo cáo rất thủ công và mất rất nhiều thời gian.
- Ngoài ra, do hạn chế về mặt chính sách của Chinatrust CN HCM, mọi trục trặc, vấn đề về mặt công nghệ, hệ thống TTQT đều phải trình qua hội sở ở Đài Loan và nhờ cán bộ công nghệ thông tin tại Đài Loan giải quyết thông qua email hoặc điện thoại, nhiều khi không đạt được sự thống nhất trong giao tiếp, diễn đạt thơng tin dẫn đến rất nhiều khó khăn cho cả người sử dụng chương trình và cán bộ cơng nghệ thơng tin, hoặc nếu có giải quyết được thì cũng mất nhiều thời gian.
- Số lượng người được sử dụng cùng một chương trình vào cùng một thời điểm bị hạn chế dẫn đến tốc độ xử lý giao dịch bị chậm lại hoặc ùn tắc.
Thông tin về khách hàng, ngành hàng, ngân hàng, về danh sách lừa đảo, cấm vận, tình hình sát nhập, tách ngân hàng khơng được cập nhật đầy đủ và kịp thời.
Thứ tám, công tác quản trị rủi ro trong hoạt động TTQT chưa được coi trọng đúng mức.
- Hiện tại, chưa có bộ phận quản lý rủi ro trong hoạt động TTQT.
- Do hạn chế về mặt nhân sự, nên chưa có sự phân biệt rõ về quyền hạn, hạn mức phê duyệt giao dịch TTQT. Cũng do tình trạng số lượng nhân viên hoạt động TTQT bị hạn chế, trên thực tế vẫn diễn ra tình trạng tên đăng nhập và mật mã đăng nhập vào hệ thống vẫn bị chia sẻ giữa một số nhân viên, kiểm sốt viên dẫn đến tình trạng một nhân viên TTQT có thể vừa làm giao dịch bằng tên, mật mã của một người rồi lại dùng một tên đăng nhập, mật mã khác để phê duyệt giao dịch hoặc người phê duyệt giao dịch khơng có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực TTQT. Chẳng hạn, trưởng phòng nguồn vốn duyệt giao dịch TTQT.
- Khơng có chun gia tư vấn về pháp luật để tư vấn, giải quyết các tình huống liên quan đến pháp luật phát sinh ngay tại chỗ và ngay lập tức.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương 2, tác giả giới thiệu một vài nét khái quát về NHTM Chinatrust CN HCM, về tình hình hoạt động TTQT cũng như vai trị, vị trí của phương thức TDCT trong hoạt động TTQT tại NHTM Chinatrust CN HCM. Qua đó, có thể thấy phương thức TDCT được sử dụng khá phổ biến và chiếm ưu thế so với các phương thức thanh tốn khác.
Ngồi ra, luận văn còn tập trung nghiên cứu những rủi ro trong phương thức TDCT tại NHTM Chinatrust CN HCM trong những năm qua. Có thể thấy, mỗi ngân hàng có những đặc điểm riêng nên các rủi ro phát sinh tại mỗi ngân hàng cũng có những nguyên nhân và phát sinh dưới nhiều góc độ khác nhau. Tại NHTM Chinatrust CN HCM rủi ro phát sinh dưới nhiều khía cạnh khác nhau: một số rủi ro từ các yếu tố vĩ mơ, cũng có những rủi ro do chính bản thân ngân hàng, ngồi ra cũng có những rủi ro khác …. Từ những thực trạng đó, tìm ra những nguyên nhân cả khách quan và chủ quan như hành lang pháp lý chưa đầy đủ cho đến những bất cập trong chính sách cũng như trình độ tác nghiệp của nhân viên và sự hạn chế về mặt công nghệ của ngân hàng… Đây chính là những tiền đề và nền tảng để đưa ra những giải pháp ở chương tiếp theo nhằm góp phần hạn chế rủi ro trong phương thức TDCT tại NHTM Chinatrust CN HCM.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG PHƯƠNG THỨC TDCT TẠI NHTM CHINATRUST CN HCM