Đơn vị: Triệu USD,%
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng doanh thu 70,070 87,601 88,571 78,631 80,014
Doanh thu từ lãi/
Tổng doanhthu (%) 49.2 43.1 48 51.2 49.3
(Nguồn: Báo cáo tài chính HSBC)
Từ số liệu ở Bảng 1 có thể nhận thấy rằng, doanh thu từ lãi cho vay của Ngân hàng thường dưới 60% và có xu hướng ngày càng giảm, đến năm 2010 chỉ cònở mức 49.3 % trên tổng doanh thu. Điều này cho thấy HSBC đã chú trọng phát triển các loại hình dịch vụ khác ngồi dịch vụ cho vay với mức độ ngày càng tăng lên.
HSBC là ngân hàng nước ngoài duy nhất tại Việt Nam cung cấp đầy đủ các dịch vụ tài chính bao gồm dịch vụ tài chính doanh nghiệp, dịch vụ ngân hàng cho các định chế tài chính, thanh tốn quốc tế, thanhtốn và quản lý tiền tệ, lưu ký chứng khoán và quản lý quỹ, ngoại hối và thị trường vốn, thu xếp nợ, tài trợ dự án và dịch vụ tài chính cá nhân.
HSBC có mặt tại Việt Nam rất sớm từ năm 1870, HSBC hiện l à ngân hàng nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam xét về vốn đầu tư, mạng lưới giao dịch, số lượng nhân viên và khách hàng. Với hai chi nhánh tại Hà Nội và Tp.HCM và một văn phịngđại diện tại Cần Thơ, HSBC hiện có hơn 250 nhân viên phục vụ một lượng khách hàng đa dạng từ khách hàng cơng ty, định chế tài chính, các quỹ đầu tư trong nước và quốc tế, các khách hàng cá nhân. FinanceAsia, tập đồn xuất bản tài chính hàng đầu châu Á vừa công bố HSBC Việt Nam l à ngân hàng nước ngoài tốt nhất tại Việt Nam năm 2006, trong công bố Giải th ưởng quốc gia 2006, mục Ngân hàng nước ngoài tốt nhất.
Tạp chí AsianBanker cũng xếp HSBC Việt Nam thứ hai trong danh sách các ngân hàng bán lẻ tốt nhất tại Việt Nam 2006. HSBC l à ngân hàng nước ngoài duy nhất nằm trong danh sách 3 ngân hàng đứng đầu, cho dù mạng lưới phân phối còn bị hạn chế.
Các giải thưởng cụ thể qua các năm như sau:
-Ngân hàng nước ngoài tốt nhất Việt Nam 2006, 2007, 2008, 2009, 2010 do tạp chí FinanceAsia bình chọn
- Ngân hàng trực tuyến dành cho khách hàng cá nhân tốt nhất Việt Nam 2009, 2010 do Global Finance bình chọn.
- Ngân hàng Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam 2008, 2009 do Asset Triple A bình chọn -Ngân hàng Lưu ký tốt nhất tại Việt Nam 2008, 2009 do Global Finance bình chọn
- Ngânhàng Nước ngồi cung cấp Dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2006, 2007, 2009 do tạp chí Asiamoney bình chọn
-Ngân hàng nước ngoài tốt nhất với các ý tưởng và sản phẩm ngoại hối sáng tạo 2009 do tạp chí Asiamoney bình chọn
- Ngân hàng Bán Lẻ tốtnhất Việt Nam 2006 do AsianBanker bình chọn
- Giải thưởng Rồng Vàng cho Ngân hàng được yêu thích nhất (Most Preferred Bank) do Thời báo Kinh Tế Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư bình chọn trong 8 năm liền (2001 –2008) - Giải thưởng Top Trade Services 2007 do Bộ Cơng Thương Việt Nam bình chọn
- Giải thưởng Saigon Times Top 40 2007 do báo Saigon Times kết hợp với Sở Kế Hoạch-Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai và Bà Rịa- Vũng Tàu bình chọn
1.3.2. Ngân hàng Standard Chartered
Standard Chartered–Ngân hàng dẫn đầu tại Châu Á, Châu Phi và Trung Đông
Ngân hàng Standard Chatered được thành lập vào năm 1969 do sự kết hợp từ 2 ngân hàng Standard Bank và Ngân hàng Chartered Bank của Ấn Độ, Úc và Trung Quốc
Standard Chatered được niêm yết trên Thị trường Chứng khốn Ln Đơn và Thị trường Chứng khốn Hồng Kơng, nằm trong danh sách 25 công ty đứng đầu về chỉ số FTSE 100, xét về mặt huy động vốn thị trường. Standard Chatered có lịch sử phát triển tr ên 150 năm tại một số thị trường năng động nhất thế giới, dẫn đầu tại Châu Á, Châu Phi v à Trung Đông. Thu nhập và lợi nhuận của ngân hàng đã tăng gấp hơn hai lần trong năm năm qua chủ yếu là nhờ sự phát triển mạnh mẽ cộng thêm những thương vụ mua lại các công ty khác.
Standard Chartered mong muốn trở thành ngân hàng quốc tế tốt nhất đối với khách hàng tại tất cả các thị trường mà Ngân hàng hoạt động. Hơn 90% doanh thu và lợi nhuận của Standard Chartered đến từ các thị trường Châu Á, Châu Phi và Trung Đông, với nguồn doanhthu từ các Dịch vụ Ngân hàng Bán buôn và Dịch vụ Ngân hàng bán lẻ. Tập đồn hiện có hơn 1.170 chi nhánh và đại lý ở trên 70 quốc gia với hơn 80.000 con người đang phục vụ cho Standard Chartered. Sự phát triển mạnh mẽ về thị trường và hoạt động kinh doanh của Standard Chartered luôn tạo ra những cơ hội việc làm đầy thách thức và thú vị trên phạm vi toàn thế giới.
Với phương châm hoạt động trên, Standard Chartered đã liên tục phát triển ổn định trong những năm gần đây và dẫn đầu tại Châu Á, Châu Phi và Trung Đông . Đến cuối năm 2010, tổng tài sản của Standard Chartered đã là 517 tỷ đô la Mỹ, tăng 80 tỷ so với năm 2009 v à tăng
gấp đôi so với năm 2006. Lợi nhuận trước thuế đạt 7 tỷ đô la Mỹ.
1.3.3. Ngân hàng CitiBank.
Citibankđượcthành lập từ năm 1812 với số vốn ban đầu là 2 triệu đô la mỹ. Qua gần 200 năm phát triển, Citibank hiện là một trong những tập đồn tài chính ngân hàng lớn nhất nước Mỹ và thế giới với vốn tổng tài sản đến cuối năm 2010 khoảng 293 tỷ đô la mỹ, Citibank cung cấp một hệ thống dịch vụ vô cùng đa dạng và phong phú cho khách hàng của mình, bao gồm cả khách hàng là cá nhân và doanh nghiệp. Với tổng 30.000 nhân viên phục vụ cho hơn 6 triệu khách hàngở các thị trường trọng điểm như Úc và New Zealand cũng như tại châu Á, Thái Bình Dương, Vương quốc Anh, Châu Âu và Mỹ
Các dịch vụ dành cho khách hàng là cá nhân: Các dịch vụ mà Ngân hàng này cung cấp cho các khách hàng là khá đa dạng, bao gồm: Dịch vụ tài khoản chứng chỉ tiền gửi, tiết kiệm, tài khoản tiết kiệm điện tử, tài khoản séc, tài khoản dành cho sinh viên, dịch vụ qua mạng, dịch vụ không dây, tổng hợp tài khoản trên mạng, tư vấn, phân tích nhu cầu tài chính, dịch vụ kết hợp ngân hàng và đầu tư, dịch vụ ngân hàng cá nhân...
- Dịch vụ thẻ đặc biệt là thẻ tín dụng: Citigroup đã xây dựng một hệ thống máy ATM trải rộng với trên 30.000 máy, trong đó, gần 6.000 ATM có chức năng hiện đại kèm giọng nói, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng khiếm thị. Ngân hàng còn cung cấp dịch vụ xác định vị trí máy ATM cho khách hàng qua internet, qua đó, khách hàng có thể tìmđược các máy ATM gần nhất dù đang ở bất kỳ đâu. Điều này tạo ra sự tiện lợi cho các khách hàng của họ, khiến các khách hàng cảm thấy tin tưởng và yên tâm hơn, ngay cả khi họ đang du lịch trong nước hay ở nước ngoài. Số tài khoản thẻ mà Ngân hàng này cung cấp cho khách hàng hiện nay là 125 triệu tài khoản ở Mỹ và 25 triệu tài khoản ở nước ngoài.
- Cho vay và thế chấp: Bao gồm các dịch vụ cho vay cá nhân, cho sinh viên vay, thế chấp, cho vay kinh doanh bất động sản...
- Quản lý tài sản và đầu tư: Dịch vụ đầu tư cá nhân, quản lý đầu tư chuyên nghiệp, mua bán qua mạng, góp vốn, chương trình hưu trí, tiết kiệm cho sinh viên, bảo hiểm nhân thọ, dịch vụ ngân hàng cá nhân, dịch vụ tư vấn tài chính, các phương án đầu tư, đầu tư dành cho phụ nữ...
Đối với các khách hàng là doanh nghiệp,Citigroup cung cấp các loại hình dịch vụ chủ yếu sau: Dịch vụ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Dịch vụ đầu tư; Quản lý ngân quỹvà tiền mặt; Quản lý vốn và chứng khoán; Quản lý tài sản và lợi nhuận…
Hiện nay, Citibank có một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng rộng khắp với 4.600 trung tâm dịch vụ ngân hàng đa năng, phục vụ cho trên 200 triệu tài khoản cho khách hàngở trên 100 nước trên toàn thế giới.
1.3.4. Ngân hàng ANZ- Australia
Ngân hàng ANZ được thành lập từ những năm 1930 và có trụ sở ở Melbourne. ANZ hiện là ngân hàng lớn nhất của Australia và là một trong 50 ngân hàng hàng đầu thế giới hiện nay.
ANZ đã chú ý triển khai cung cấp một hệ thống các dịch vụ rất đa dạng cho khách hàng từ các cá nhân đến doanh nghiệp. Các loại hình dịch vụ chủ yếu mà ANZ cung cấp cho khách hàng là:
Dịch vụ cho các khách hàng cá nhân: Ngân hàng bán lẻ, ngân hàng phục vụ khách
hàng theo từng địa phương, dịch vụ thế chấp trên lãnh thổ Australia, tài chính tiêu dùng (thẻ tín dụng, cho vay cá nhân...), các sản phẩm ngân hàng (giao dịch, tiết kiệm...), đầu tư, bảo hiểm...
Dịch vụ cho các doanh nghiệp: Dịch vụ thương mại và giao dịch, các dịch vụ mua bán ngoại hối, sản phẩm phái sinh, các dịch vụ tài chính doanh nghiệp, tư vấn tài chính...
Để hồn thiện các dịch vụ cung cấp cho các khách hàng của mình, ANZ chú ý đầu tư hiện đại hố các cơng nghệ, có chiến l ược marketing phù hợp và linh hoạt thích ứng với điều kiện từng nước, từng địa phương nhằm khuyếch trương hoạt động, lôi kéo khách hàng thụ hưởng các dịch vụ ngân hàng hiện đại. Với các chiến lược trên, ngân hàng đã có những thành cơng đáng kể: Doanh thu năm 2010 là 32.056 triệu AUD (tăng 50% so với năm 2006) và. Tổng tài sản của Ngân hàng đến cuối năm 2010 là gần 400.000 triệu AUD, tăng hơn 13% so với cuối năm 2009.
1.3.5. Ngân hàng Bank of American.
Bank of America cũng là một NHTM lớn ở Mỹ. Cùng với Citigroup, Bank of America rất quan tâm đến việc đa dạng hoá hoạt động dịch vụ, chú trọng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ và cho vay tiêu dùng. Các dịch vụ chủ yếu Ngân hàng này cung cấp là:
- Dịch vụ tài khoản séc và tài khoản tiết kiệm, các loại thẻ ngân hàng, thẻ liên kết, cho vay và cho vay mua nhà, các dịch vụ đặc biệt như: dịch vụ ngân hàng cho quân đội, sinh viên, bảo hiểm, ngoại tệ, séc du lịch... Hiện nay, Ngân h àng này đã xây dựng một hệ thống máy ATM trải rộng trên toàn nước Mỹ với số lượng trên 17.000 máy.
- Dịch vụ qua internet: Bank of America l à ngân hàng đứng đầu thế giới về số lượng khách hàng đăng kí giao dịch qua internet (15 triệu khách hàng vào đầu năm 2006) và có 7,5 triệu khách hàng sử dụng dịch vụ thanh tốn các hố đ ơn qua internet. Có được kết quả như
vậy là do Ngân hàng đã không ngừng cải tiến nâng cao chất lượng các dịch vụ thanh toán, dịch vụ cho vay qua mạng và các loại hình sản phẩm, dịch vụ khác.
Nhìn chung, hệ thống NHTM Mỹ đã phát triển tới mức rất cao. Người dân Mỹ rất yên tâm khi họ gửi tiền hoặc giao dịch với các ngân hàng của họ. Đó là điều kiện rất tốt để huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư. Chính vì sự tin tưởng vào hệ thống ngân hàng như vậy, mà hầu hết người dân Mỹ chọn cách giữ tiền tại ngân hàngở các tài khoản séc, tiết kiệm hay chứng chỉ tiền gửi thay vì cất trữ tiền mặt, kim loại q hay các vật có giá khác tại n ơi cư trú của họ. Sở dĩ các NHTM Mỹ có được sự tin tưởng của khách hàng vì họ đã xây dựng được uy tín của mình bằng cách cung cấp các dịch vụ đa dạng, chất l ượng tốt, tiện lợi, đáp ứng kịp thời các nhu cầu ngày càng cao của người dân. Các ngân hàng Mỹ cònđặc biệt chú trọng áp dụng công nghệ hiện đại vào hoạt động ngân hàng, làm tăng hiệu quả hoạt động và khả năng cạnh tranh. Họ thực sự coi việc áp dụng công nghệ hiện đại là một q trình vận động khơng ngừng, do đó, các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới luôn luôn được giới thiệu và đi vào hoạt động, đáp ứng nhu cầu đa dạng của người dân và nền kinhtế.
1.3.6. Bảng đánh giá năng lực cạnh tranh của 5 Ngân hàng quốc tế điển hình.
Chi tiết về việc đánh giá năng lực cạnh tranh của 05 NHTM trên theo Phụ lục 2, Phụ lục 3, Phụ lục 4, phụ lục 5, phụ lục 6 đính kèm.Căn cứ vào hệ thống đánh giá các NHTM trên, ta có bảng đánh giá về năng lực cạnh tranh của 5 NHTM tr ên như sau: