.8 Tình hình lợi nhuận của Techcombank từ 2007-2010

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 59)

510 1,173 1,700 2,073 710 1,600 2,253 2,744 0 500 1,000 1,500 2,000 2,500 3,000 2007 2008 2009 2010 N ăm hoạt động L i n h u n (t đ n g ) Lợ i nhuận s au thuế Lợ i nhuận trư ợ c thuế

2.1.3.5. Đánh giá về kết quả đạt được.

Nhìn chung, các hoạt động của Techcombank trong giai đoạn 2007-2010 đã thuđược những kết quả hết sức ấn tượng và bứt phá. Đạt được các kết quả này là do:

Thứ nhất,ngoài việc cải tiến các sản phẩm huy động cũ Techcombank còn cho rađời nhiều sản phẩm huy động tiền gửi mới có nhiều lợi thế cạnh tranh về giá, kỳ hạn, ph ương thức gửi và rút gốc, rút lãi… phù hợp với nhiều đối tượng gửi tiền. Có thể kể đến các sản phẩm tiền gửi cá nhân như: Chứng chỉ tiền gửi Phú Tài Lộc, Tiết kiệm bội thu, Tài khoản Tích luỹ Gia bảo, Tiết kiệm siêu may mắn, Tiết kiệm giáo dục, Tài khoản tiết kiệm đa năng, Tài khoản tiết kiệm trả lãiđịnh kỳ, Tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm online, Tiết kiệm định kỳ vì tương lai… hay các sản phẩm tiền gửi dành cho các tổ chức kinh tế như: Hợp đồng tiền gửi kỳ hạn cực ngắn như 1 tuần, 2 tuần, 3 tuần, 1 tháng với lãi suất hấp dẫn; Hợp đồng tiền gửi F@st Invest áp dụng cho các khoản tiền gửi tính lãi theo ngày với lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi không kỳ hạn…

Thứ hai,Techcombank đãđưa ra những chính sách đúng đắn, kịp thời trong việc giữ hệ thống khách hàng truyền thống; đồng thời không ngừng nỗ lực cải tiến, phát triển các sản phẩm mới phát triển các nguồn khách hàng mới

Thứ ba, mạng lưới các điểm giao dịch của Techcombank tăng mạnh mẽ trong 3 năm qua, từ số 15 chi nhánh và 73 điểm giao dịch trong năm 2006 thìđến hết tháng 06 năm 2010 Techcombank đã cóhơn310 chi nhánhvà điểm giao dịch tại hơn50 tỉnh, thành phố.

Thứ tư,việc tuyển dụng và đào tạo nhân sự cũng được Techcombank đặc biệt quan tâm, nhất là các giao dịch viên tại các bộ phận giao dịch trực tiếp với khách h àng. Đội ngũ giao dịch viên có chất lượng cao đã làm hài lòng và thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Hơn nửa trong hoạt động kinh doanh tín dụng cũng đã mang lại nhiều hiệu ứng tốt bằng việc tuyển dụng và đạo tạo đội ngủ Sales có tố chất kinh doanh và nhạy bén với thị trường đồng thời chuyển toàn bộ công việc hổ trợ cho bộ phận hổ trợ thực hiện

Thứ năm, hìnhảnh, uy tín và độ nhận biết thương hiệu của Techcombank cũng được quảng bá và ghi sâu vào tâm trí khách hàng, làm cho họ yên tâm và giao phó cho Techcombank quản lý, đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi của họ.

Thứ sáu, Techcombank đã đi đầu trong việc chuyển đổi toàn diện cả hoạt động kinh doanh lẫn hoạt động quản lý. Năm 2009 là năm bắt đầu khởi động chiến lược chuyển đổi với sự hỗ trợ của nhà tư vấn hàng đầu thế giới McKinsey. Bước đầu đã cho thấy sự quyết tâm xây dựng 1 techcombank vững mạnh và phát triển đột phá trong những năm gần đây

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank.

2.2.1. Quan điểm của Techcombank về năng lực cạnh tranh.

Cùng với quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, những năm gần đây các hoạt động trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng cũng trở nên rất sôi động. Các dịch vụ ngân hàng đang dần lấp đầy những khoảng trống của thị tr ường, từ các dịch vụ tài chính cho đến các dịch vụ thanh tốn trong nước và quốc tế.

Với tầm nhìn trở thành Ngân hàng tốt nhất và doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam vào

năm 2020 và sứ mệnh Trở thành đối tác tài chính được lựa chọn và đáng tin cậy nhất của khách

hàng nhờ khả năng cung cấp đầy đủ các sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng và dựa trên cơ

sở luôn coi khách hàng làm trọng tâm. Tạo dựng cho cán bộ nhân viên một môi trường làm

việc tốt nhất với nhiều cơ hội để phát triển năng lực, đóng góp giá trị và tạo dựng sự nghiệp

thành đạt. Mang lại cho cổ đơng những lợi ích hấp dẫn, lâu dài thông qua việc triển khai một

chiến lược phát triển kinh doanh nhanh mạnh song song với việc áp dụng các thông lệ quản trị

doanh nghiệp và quản lý rủi ro chặt chẽ theo tiêu chuẩn quốc tế.

Việc gia nhập WTO đánh dấu bước tiến quan trọng của Việt Nam trong q trình hội nhập một cách tồn diện vào nền kinh tế thế giới, mở ra các cơ hội lớn, song cũng đặt ra thách thức khôngnhỏ đối với hệ thống ngân hàng. Việc gia nhập WTO giúp các ngân hàng tiếp cận thị trường tài chính quốc tế, ứng dụng cơng nghệ hiện đại, công nghệ quản trị tiên tiến cũng như đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tuy nhiên, thách thức phải đối mặt cũng không nhỏ, bởi theo cam kết, khi gia nhập WTO, Việt Nam phải nới lỏng, tiến tới xóa bỏ hạn chế đối với các tổ chức tín dụng nước ngoài. Cam kết này tạo áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các tổ chức tín dụng trong nước, trong đó có Techcombank.

Ý thức được điều này, Techcombank đã thực hiện nhiều biện pháp để chủ động trong lộ trình hội nhập và nâng cao năng lực cạnh tranh trước những áp lực mới không chỉ đến từ các ngân hàng trong nước mà cả với các ngân hàng nước ngồi để có thể vươn cao vươn xa hơn theo định hướng sứ mệnh và tầm nhìn mà Ban lãnhđạo Techcombank đã vạch sẵn.

2.2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank theo các chỉ ti êu định

lượng.

2.2.2.1. Vốn chủ sở hữu, huy dộng vốn và các chỉ tiêu sinh lời.

Vốn chủ sở hữu:Năng lực tài chính của một ngân hàng thương mại thể hiện trước hết ở quy mô vốn chủ sở hữu. Có thể thấy được quy mơ vốn chủ sở hữu của Techcombank thông qua việc so sánh vốn điều lệ của Techcombank với một số ngân hàng khác.

Bảng 2.1: Vốn chủ sở hữu của một số NHTM tại Việt Nam và thế giới tại thời

điểm 30/06/2011.

STT TÊN NGÂN HÀNG VỐN ĐIỀU LỆ ( tỷ USD)

1 Citibank 166

2 ANZ 90

3 Bank of American 228

4 Standard Chartered 21

5 HSBC 155

6 Ngân hàng NN&PTNT Việt Nam 1.2

7 Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 1,03

8 Ngân hàng công thương Việt Nam 0.9

9 Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam 1.21

10 Ngân hàng EximBank 0.69

11 Ngân hàng Á Châu ACB 0.57

12 Ngân hàng Techcombank 0.47

(Nguồn, báo cáo tài chính 2010 các ngân hàng nêu trên)

Qua các số liệu trên cho thấy, Nhìn chung vốn chủ sở hữu của một số ngân hàng trong nước còn rất nhỏ so với ngân hàng nước ngoài. Theo kế hoạch/ban lãnhđạo Techcombank đã có lộ trình tăng vốn 11.000 tỷ đồng vào cuối năm nay và sẽ tiếp tục tăng vốn để đảm bảo tiền lực tài chính vững mạnh trước sự cạnh tranh khắc nghiệt của các định chế tài chính quốc tế sẽ xâm nhập vào Việt Nam trong nay mai.

Hệ số an toàn vốn:Theo quy định của Basel thì các ngân hàng trong quá trình hoạt động phải đảm bảo tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu với tổng tài sản có rủi ro tối thiểu là 9%. So với các ngân hàng thương mại khác thì Techcombankđáp ứng tương đối tốt tiêu chuẩn này, cụ thể:

Biểu đồ 2.9:Hệ số an toàn vốn từ 2008 –06/2011.C A R

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 56 - 59)