Hoạt động huy động nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 50 - 51)

Bảng 2 .6 –Tình hình đào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010

5. Kết cấu của luận văn

2.1 Tổng quan về Techcombank

2.1.3.1. Hoạt động huy động nguồn vốn

Đặc thù của các ngân hàng thương mại là kinh doanh tiền tệ chủ yếu không phải bằng nguồn vốn tự có của nó, mà chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ dân c ư và các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các định chế t ài chính khác… Hoạt động kinh doanh tiền tệ của Techcombank cũng khơng nằm ngồi đặc điểm này. Do vậy, hoạt động huy động vốn được Techcombank đặc biệt quan tâm ngay từ ngày đầu thành lập cho đến nay để đảm bảo vốn cho vay, an toàn cho thanh khoản, tăng nhanh tài sản… Tình hình huyđộng vốn của Techcombank trong 04năm 2007-2010 chi tiết theoPhụ lục số 8kèm theo.

Nguồn vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh tiền tệ của Techcombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Số liệu cho thấy, tại thời điểm 31/12/2010, tổng nguồn vốn của Techcombank đạt hơn 150.291 tỷ đồng, tăng hơn 63% so với năm 2009, và gần 400% so với năm 2007

Biểu đồ2.1- Tình hình nguồn vốn tại Techcombank 2007-2010

Nguồn vốn Techcombank năm 2007-2010

39,542 59,360 92,581 150,291 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2007 2008 2009 2010 Năm hoạt động D o a n h s ( T đ n g ) nguồn vốn

Nguồn huy động vốn của Techcombank rất đa dạng, bao gồm các nguồn từ chính phủ, huy động từ các tổ chức tín dụng khác, huy động từ dân c ư và các tổ chức kinh tế, vốn tự có… Tuy nhiên, hai nguồn vốn quan trọng và luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn là vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế và vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác.

Trong ba năm gần đây, hoạt động huy động vốn từ dân c ư và các tổ chức kinh tế được Techcombank đặc biệt quan tâm; mức tăng trưởng đạt được ở cả giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu tổng nguồn vốn kinh doanh: trong năm 2010, huy động vốn từ dân c ư và các tổ chức kinh tế đạt hơn 80.551 tỷ đồng, tăng hơn 30% so với năm 2009, Trong đó,nguồn vốn huy

động từ dân cư có tỷ trọng lớn nhất, chiếm hơn 53% tổng nguồn vốn và chủ yếu là bằng các khoản tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn và không kỳ hạn.

Các nguồn vốn huy động trên thị trường sơ cấp (dân cư và các tổ chức kinh tế) có chi phí rẻ hơn các nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác. H ơn nữa, nguồn vốn huy động từ dân cư và các tổ chức kinh tế có nguồn gửi đa dạng nên giảm được áp lực thanh khoản trong cùng thời điểm. Chính vì thế mà qua 3 năm qua, mặc dù nguồn vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác vẫn giữ vai trị là một trong các nguồn chính hình thành nên tổng nguồn vốn kinh doanh và có sự tăng trưởng nhưng tỷ trọng của chúng trong tổng nguồn vốn kinh doanh có sự sụt giảm và được thay thế bằng các nguồn vốn huy động từ dân c ư và cáctổ chức kinh tế. Cụ thể nếu trong năm 2007 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt h ơn 8.489 tỷ đồng, chiếm hơn 20% tổng nguồn vốn thìđến cuối năm 2010 vốn huy động từ các tổ chức tín dụng khác đạt hơn 27.783 tỷ đồng (tăng hơn 19.294 tỷ đồng so với năm 2007) nhưng chỉ còn chiếm 18% tổng nguồn vốn.

Vốn chủ sở hữu của Techcombank cũng đ ược nâng lên qua các năm, bằng hai nguồn chính là từ nguồn lợi nhuận bổ sung và phát hành thêm cổ phiếu. Vốn chủ sở hữu của Techcombank tính đến cuối năm 2010 là hơn 9.389 tỷ đồng, tăng hơn 28% so với năm 2009, hơn 163% so với năm 2007. Tuy nhiên, tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn kinh doanh của Techcombank là chưa cao, vẫn ở mức dưới 10% qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 50 - 51)