Năng suất lao động của nhân viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 65)

Bảng 2 .6 –Tình hình đào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010

5. Kết cấu của luận văn

2.2. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank

2.2.2.4. Năng suất lao động của nhân viên

Năng suất lao động của CBNV Techcombank ở mức khá so với bình quân của nghành, cụ thể:

Bảng 2.4: Năng suất lao động của Techcombank và bình quân nghành năm 2010.

STT Các chỉ tiêu Techcombank Nghành

NH

1 Tổng tài sản bình quân (tỷ đ/người) 18.8 9.05

2 Huy động bình quân (tỷ đồng/ người 10 8.2

3 LN bình quân/người (tỷ đ/người) 0.343 0.15

4 Dư nợ bình quân/người (tỷ đ/người) 6.6 7.3

(nguồn, Báo cáo NHNN Việt Nam)

2.2.3. Thực trạng năng lực cạnh tranh của Techcombank theo các chỉ tiêu dịnh tính.

2.2.3.1. Năng lực cơng nghệ.

Trong nhiều năm qua, hoạt độngứng dụng công nghệthông tin vào các nghiệp vụtài chínhngân hàng ln là thếmạnh của Techcombank. Trong năm 2010, Techcombank v ẫn quyết tâm giữvững thếmạnh này bằng cách ưu tiên tập trung đầu tư công nghệtheo chiều sâu, dùng công nghệ thông tin làm nền tảng để đưa Techcombank trởthành một ngân hàng hiện

đại theo tiêu chuẩn quốc tế, liên tục cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ đểphục vụkhách hàng tốt hơn, thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơncác hoạt động kinh doanh.

Nhìn lại năm 2010, trong hoạt động chuyên môn, Khối Công nghệ đãđạt được những bước tiến lớn trong việc duy trì và phát triển hệthống công nghệ thông tin như một thếmạnh cạnh tranh của Techcombank.

Cụthểlà:

• Tiếp tục thực hiện đầu tư cơng nghệtheo kiến trúc định hướng dịch vụ (SOA) đã bắt đầu từ năm 2008, đảm bảo việc hỗtrợhoạt động kinh doanh ngân hàng trong dài hạn. Ví dụ điển hình của định hướng này là việc triển khai các quy trình nghiệp vụtrên nền tảng hệthống IBMFilenet. Trong năm 2009-2010, Techcombank đã triển khai thành cơng quy trình tín dụng cho khách hàng bán lẻ(sản phẩm cho vay tín chấp và thếchấp) và quy trình chuyển tiền quốc tế, trong đó, các bước từchấp nhận và luân chuyển hồ sơ xin vay hay lệnh chuyển tiền tới khâu

phê duyệt được “số hóa” và thực hiện trên hệthống Filenet, có tích hợp với hệthống ngân hàng lõi T24. Nhờ đó, tính hiệu quảvà khả năng kiểm sốt được cải thiện rõ rệt;

• Nâng cấp thành cơng hệ thống cơ sởdữliệu thẻ và bước đầu triển khai chuẩn PCI DSS cho giao dịch thẻ: The payment Card Industry Data Security Standard (PCI DSS) là một hệ thống tiêu chuẩn vềquản lý rủi ro, các chính sách, thủ tục, kiến trúc mạng, thiết kếphần mềm và các thước đo mức độbảo vệ, nhằm giúp các tổchức chủ động trong việc bảo vệthông tin của khách hàng, thông tin giao dịch trực tuyến được an tồn, tránh sựxâm nhập hệthống bất hợp pháp;

• Tiêu chuẩn PCI DSS được các tổ chức thẻ lớn nhất thế giới American Express, Discover Financial Services, JCB International, Mastercard Worldwide và Visa đưa vào áp dụng trong các giao dịch thanh toán thẻ. Tháng 5/2009, Techcombank đã thực hiện nâng cấp hệthống cơ sởdữliệu thẻOracle 9i 32bit lên phiên bản 11g 64bit và bước đầu triển khai chuẩn PCI DSS. Đồng thời, việc nâng cấp cơ sởdữliệu này cũng nâng cao độ ổn định hệthống,ứng dụng được các tính năng mới, tạo tiền đềcho việc tăng trưởng dịch vụthẻsau này;

• Triển khai dịch vụmua vé máy bay Vietnam Airline với thẻ F@st Access: Trong năm 2009,

Techcombank đã hợp tác với Công ty Smartlink, Hãng hàng không Việt Nam Airlines triển khai chương trình mua vé máy bay qua mạng gồm tính năng: chọn chuyến, đặt chỗ và thanh toán tiền bằng thẻnội địa Techcombank F@st Access. Các giao dịch sẽ được xửlý trên nền tảng những tính năng kết nối linh hoạt, đa dạng của hệthống thẻTranzware với hệthống core-banking T24 bên trong và hệthống đặt vé, thanh tốn bên ngồi. Q trình xửlý giao dịch còn kết hợp với yếu tốchứng thực qua điện thoại di động bằng mật khẩu sửdụng một lần OTP -One Time password để tăng cường thêm tính an tồn, bảo mật;

• Triển khai chấp nhận thẻ Master Card: Techcombank đã triển khai chấp nhận thẻ Master Card (Master Card Acquirer) thành cơng cho tồn bộ hơn 2.000 máy POS của Ngân hàng, đem lại sựchủ động,ổn định vềdịch vụvà nguồn thu phí;

• Sản phẩm tiết kiệm online: Sản phẩm tiết kiệm với các tính năng truyền thống trên kênh giao dịch Internet đã tạo dựng sự đột phá trong việc xây dựng và phát triển các sản phẩm dịch vụInternet banking của Techcombank. Với sản phẩm này, khách hàng có thểgửi, thanh tốn, truy vấn thơng tin tài khoản tiết kiệm của mình bất kỳlúc nào, tại đâu trong thời gian giao dịch nhanh nhất và độan tồn cao của cơng nghệbảo mật RSA. Sựthành công của sản phẩm tiết kiệm online sẽlà tiền đề tốt để Ngân hàng có thể khai thác sâu hơn, rộng hơn hệthống Internet banking đểcung cấp các sản phẩm đa dạng cho khách hàng;

• Triển khai dịch vụthanh tốn song biên với BIDV: Khả năng kết nối trực tiếp với hệ thống thanh toán của Ngânhàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) đã củng cố và phát triển mạnh mẽcác giao dịch thanh toán song biên giữa hai đơn vị. Các giao dịch thanh toán hai chiều giữa Techcombank và BIDV sẽ được xửlý tự động trong thời gian nhanh nhất, giảm thiểu các thao tác thủcông và nâng cao chất lượng dịch vụthanh tốn của Techcombank đối với khách hàng;

• Tiếp tục xây dựng và đưa vào áp dụng các chính sách, quy định vềan tồn và bảo mật thơng tin, hướng tới xây dựng thành công Hệthống quản lý an ninh thơng tin (ISMS). Chính sách an ninh đóng vai trị quyết định hướng đi chiến lược về an ninh thông tin cho doanh nghiệp. Chính vì thế, trong năm 2009, phịng An ninh thơng tin - Trung tâm Công nghệ đã tập trung nguồn lực vào việc xây dựng và hồn thiện hệthống chính sách an ninh thơng tin (gồm 20 chính sách, quy trình, quy định vềan ninh thông tin). Việc xây dựng và áp dụng các chính sách an ninh thơng tin, hướng tới xây dựng hệthống ISMS là một hướng đi đúng đắn, thểhiện đích đến là xây dựng một môi trường an ninh thông tin đạt tiêu chuẩn quốc tế;

• Chương trình nhằm nâng cao ý thức của người sử dụng về an ninh thông tin: Con người là nhân tốquyết định sựphát triển và thành công của doanh nghiệp, đồng thời cũng là thành phần cực kỳ quan trọng cho doanh nghiệp đó. Năm 2009 là năm đầu tiên Trung tâm Công nghệxây dựng và áp dụng chương trìnhđào tạo vềan ninh thơng tin cho các nhân viên mới của Techcombank, với số lượng nhân viên mới được đào tạo là 300 người;

• Nghiên cứu và áp dụng các giải pháp nhằm chống thất thoát các dữliệu quan trọng của Ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng việc bảo vệ thông tin của khách hàng: Đi tiên phong trong vấn đề bảo vệdữliệu, Trung tâm Công nghệ đã nghiên cứu và đưa vào áp dụng giải pháp chống thất thoát dữliệu (Data loss prevention–DLP). DLP thực hiện kiểm soát trên cách kênh có thểthất thốt dữliệu ra bên ngồi như Email, Yahoo Messenger, truy ền file…, qua đó hạn chếtối đa việc thất thốt các dữliệu quan trọng ra bên ngồi.

Trong năm 2010 và 2011, Khối Công nghệthông tin sẽtiếp tục tập trung vào việc hồn thiện cơng nghệhiện đại hóa ngân hàng:

Ưu tiên xây dựng hệthống cơ sởdữliệu Data Warehouse, Business Intelligence, Cash Management, Risk Rating, Sale Force... nhằm hỗtrợhoạt động kinh doanh của các khối. Nâng cấp toàn diện hệthống T24r7 lên T24r10 theo kiến trúc mở đảm bảo sựphát triển dài hạn theo quy mô lớn với tốc độnhanh của Ngân hàng trong 5 năm tới đây.Có thể nói trong các năm gần đây, Techcombank đã tiến một bước dài về công nghệ, giữ vững vị thế là mộtngân hàng hiện

đại, đi đầu trong việc áp dụng các thành tựu công nghệ vào chiến lược kinh doanh của mình. Techcombank nói chung và TTCN nói riêng cũng nhận rõ các thách thức mới đang ở phía trước trên con đường phát triển và đội ngũ cán bộ, chuyên viên TTCN đã và đang không ngừng nâng cao nghiệp vụ, tinh thần làm việc chuyên nghiệp để chinh phục những đỉnh cao mới mà trước hết là hoàn thành xuất sắc kế hoạch năm 2011 do Ban Tổng Giám đốc giao.

2.2.3.2. Nguồn nhân sự và đào tạo.

Techcombank coi nguồn nhân lực luôn là trọng tâm của mọi chiến lược phát triển. Tại Techcombank, hoạt động tuyển dụng, đào tạo, quản lý… nguồn nhân lực được thực hiện bởi một đơn vị chuyên trách - Khối Quản trị nguồn nhân lực. Nhằm đáp ứng tốt yêu cầu về phát triển kinh doanh theo định hướng mới trong năm 2011 và các năm tiếp theo, Khối Quản trị nguồn nhân lực đã tiến hành thay đổi cơ cấu tổ chức để có thể chuyên mơn hố các phịng, ban để đảm bảo đáp ứng đủ nguồn nhân lực phục vụ chiến l ược phát triển kinh doanh và mạng lưới của ngân hàng. Khép lại năm 2010 cũng là năm thứ 2 trong chặng đường thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển 5 năm từ 2009-2014 của Techcombank, với tinh thần “ We change, we lead– Thay đổi để dẫn đầu”. Hịa chung sự thành cơng của Techcombank có sự đóng góp rất lớn của Khối quản trị nguồn nhân lực để góp phần đ ưa mục tiêu chiến lược của Techcombank trở thành “ Ngân hàng tốt nhất việt nam –Doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam”

Trong năm 2010 và 08 tháng đầu năm 2011, Techcombank đã lựa chọn và tuyển dụng số lượng nhânsự lớn nhất từ trước đến nay. Tính đến thời điểm cuối tháng 08 năm 2011, tổng số cán bộ, nhân viên của Techcombank gần 8.000 người, tăng 15% so với năm 2010 và tăng 60% so với năm 2009. Chi tiết về nhân sự của Techcombank cụ thể nh ư sau:

Bảng 2.5- Tình hình nhân sự phân theo trìnhđộ của Techcombank 2009

(Nguồn, Bảng tin nội bộ số 31, tháng 01/2011 của Techcombank)

Năm Tổng CBNV Trên đại học Ðại học Cao đẳng Trung cấp PTTH 2007 3.266 75 2.568 243 237 143 2008 3.950 98 3.063 298 335 156 2009 5.028 134 3.998 351 380 165 2010 8.000 186 6.793 422 419 180

Biều đồ2.15- Tình hình nhân sự của Techcombank 2007-2010

Biểu đồ tình hình nhân sự tại Techcombank 2007- 2010 0 2000 4000 6000 8000 10000 2007 2008 2009 2010 Năm hoạt động S l ư n g C B N V Tổng CBNV Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp THPT

Độtuổi trung bình cán bộ nhân viên techcombank ln thấp hơn 30 tuổi và có xu hướng trẻ hóa dần theo các năm ( Năm 2007: 29.3; năm 2008: 28.6; năm 2009: 28; 2010: 26.8). Trong năm 2010, Techcombank đã tuyển dụng hơn 2.000 nhân sựmới trong đó chủyếu là sinh viên đại học mới ra trường để đáp ứng nhu cầu triển khai kinh doanh vì vậy đã làm cho độtuổi bình quân CBNV của Techcombank ngày càng trẻ hóa. Điều này cũng là một lợi thếrất lớn cho Techcombank nhưng cũng là một yếu điểm thách thức đối với việc đạo tạo và giữchân nhân viên trong quá trình kinh doanh

Techcombank đang hướng tới mơ hình là một ngân hàng kinh doanh (Attacker Bank), vì vậy số lượng đội ngũ nhân viên bán hàng được đặc biệt quan tâm,trong năm 2010, tỷtrọng CBNV kinh doanh được tuyển mới là 1.338/2.972, chiếm 45%. Đại gia đình Techcombank cũng đãđón chào nhiều thành viên mới - họ là các chuyên gia tư vấn người nước ngoài, các quản lý cao cấp giữnhiều trọng trách tại các tổchức tài chính ngân hàng có uy tín của nước ngồi tại Việt Nam (91/2.972 CBNV mới, chiếm tỷ lệ 3%). Đây được coi là bước ngoặt lớn trong chiến lược “chiêu hiền đãi sĩ” của Techcombank, điều này cho thấy Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành kỳvọng rất nhiều vào đội ngũ quản lý mới - vốn được coi sẽlà một luồng gió trong lành mới thổi vào guồng máy của Techcombank. Các công tác đào t ạo tại Techcombank cũng được chú trọng phát triển, cụ thể: 16,1 tỷ đồng là con số tổng chi phí đào tạo Techcombank đã chi trong năm 2009 (chiếm 2,7% so với tổng ngân quỹ lương) cho 500 khóa học được tổ chức cho 14.452 lượt CBNV và trung bình số giờ học trên mỗi CBNV là 48 giờ/năm.Và năm 2010 tổng kinh phí đào tạo đã vượt con số25 tỷ đồng

Bảng 2.6–Tình hìnhđào tạo cho CBNV Techcombank năm 2010

Khóa đào tạo Tổng số

khóa học Tổng sơ CBNV được đào tạo Tổng thời gian đào tạo Bình qn thời gian đào tạo/ CBNV

Tổng chi phí đào tạo

Khóa nội bộ 232 6.041 126.887 24.91

Khóa bên ngồi 256 4.385 107.680 21.14

Đào tạo trực tuyến 12 3.666 11.185 2.2

Tổng số 500 14.452 245.752 48.24 16,1 tỷ

(Nguồn, Báo cáo tài chính 2010 và bản tin nội bộsố31/ 2011 của Techcombank)

Trong năm 2009, Techcombank ghi nh ận sựtham gia của Công ty Tư vấn chiến lược McKensey với dựán chiến lược chuyển đổi nhằm biến Techcombank trởthành ngân hàng tốt nhất và là doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với khẩu hiệu thay đổi để phát triển, toàn thể CBNV Ngân hàng Techcombank đều nhận thức rõđược tầm quan trọng của dựán này. Trong khuôn khổcác chiến lược phát triển Ngân hàng lên một tầm cao mới, các chính sách về đào tạo, phát triển nguồn lực tại Techcombank cũng được Hội đồng Quản trị, Ban Điều hành đặc biệt quan tâm và được thểhiện bằng một loạt dựán nhân sựbắt đầu từ năm 2010, một trong các dựán quan trọng nhất là xác định giá trị nhân viên (Employee Value Proposition), qua đó xây dựng các chương trình lương và phúc lợi phù hợp đểCBNV có thểgắn bó làm việc lâu dài và từng bước xây dựng hình ảnh về một Techcombank - nhà tuyển dụng hàng đầu tại Việt Nam.

2.2.3.3. Năng lực quản lý và cơ cấu tổ chức.

Hội đồng quản trị của Techcombank có tầm nhìn, chiến lược xa, cókhả năng chi phối và giám sát ban điều hành. Hầu hết đã tham gia góp vốn vào Techcombank từ nhiều năm nay và có kinh nghiệm quản lý tài chính ngân hàng. Trong 9 thành viên HĐQT có 3 thành viên là đại diện 20% vốn từ HSBC

Ban điều hành của Techcombank gồm 19 người, có độ tuổi từ 33 đến 55, bao gồm một Tổng giám đốc và 18 giám đốc khối chuyên trách các lĩnh vực khác nhau. Tất cả các thành viên trong Ban điều hành đều đã tốt nghiệpthạc sỹ trở lên (hầu hết do các trường danh tiếng của nước ngoài cấp bằng) và kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng và đã gắn bó với Techcombank từ 5 – 10 năm nay thậm chí từ năm thành lập ngân hàng tới giờ.

Techcombank đang hồn tất việc chuyển đổi sang mơ hình quản lý tiên tiến, từ mơ hình quản lý theo mục tiêu sang quản lý theo quy trình bằng việc thành lập các khối chuyên trách

theo nghành dọc. Hiện tại có 18 khối và vùng kinh doanh, mỗi khối hoặc vùng kinh doanh sẽ do 1 giám đốc quản lý. Đây là mơ hìnhđang được các ngân hàng lớn trên thế giới áp dụng như: Citibank, HSBC, Wachovia… áp dụng. Lần chuyển đổi mơ hình quản lý lần này có sự tư vấn của Ngân hàng HSBC (đối tác chiến lược của Techcombank) nên khả năng thành công là rất lớn. Việc chuyển đổi sang mơ hình mới sẽ giúp Techcombank nâng cao chất l ượng hoạt động và kiểm soát tốt hơn các chi phí phát sinh.

2.2.3.4. Hệ thống mạng lưới phân phối và mức độ đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp.

Mạng lưới giao dịch của Techcombank không ngừng mở rộng qua từng năm. Trong 08 tháng đầu năm nay, Tehccombank đã khai trương thêm hơn 40 chi nhánh và các điểm giao dịch điểm giao dịch, nâng tổng số điểm giao dịch của Techcombank lên khoảng 340 chi nhánh và các phòng giao dịch tại trên 50 tỉnh, thành phố trên cả nước trải dài từ bắc vào nam.

Việc cải tiến và phát triển các sản phẩm mới cũng được Techcombank thực hiện rất tốt. Tính đầu năm đến nay Techcombank đã cho ban hành hơn 20 sản phẩm dịch vụ ngân hàng sản phẩm. Nhìn chung, các sản phẩm dịch vụ của Techcombank có h àm lượng cơng nghệ cao, bắt kịp được thị hiếu thị trường và được khách hàng đánh giá rất cao. Bên cạnh đó, Techcombank cịn thiết kế các chương trình bán hàng phù hợp với từng giai đoạn thị trường,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP kỹ thương việt nam techcombank giai đoạn 2012 2020 (Trang 65)