Một số lợi ích khi tài trợ tín dụng thông qua Giấy chứng nhận lưu kho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 34)

1. Sự cần thiết của đề tài

1.2. Quản trị rủi ro biến động giá hàng hóa nơng sản

1.2.4.3. Một số lợi ích khi tài trợ tín dụng thông qua Giấy chứng nhận lưu kho

Đối với nông dân: Họ không phải bán sản phẩm của mình ngay khi thu hoạch

mà họ có thể gửi hàng hóa vào các nhà kho lưu trữ khi giá thấp và bán chúng đi khi giá có lợi. Sau khi nơng dân gửi hàng vào nhà kho và được nhà kho cấp một

giấy chứng nhận lưu kho và nơng dân có thể sử dụng giấy chứng nhận lưu kho này như là một tài sản thế chấp để vay vốn từ ngân hàng, do đó họ dễ dàng tiếp

cận được nguồn vốn vay với lãi suất thấp. Sự thế chấp hàng tồn kho thông qua

giấy chứng nhận sẽ làm gia tăng tín dụng, giảm chi phí và huy động được các

nguồn lực tài chính bên ngồi.

Đối với Ngân hàng: Họ có thể mở rộng tín dụng cho nơng dân thơng qua tài sản

thế chấp là giấy chứng nhận lưu kho và đồng thời giảm được rủi ro trong quá

trình thu hồi nợ vay, dẫn đến cho vay với lãi suất thấp hơn.

Đối với thị trường: Thông qua Giấy chứng nhận lưu kho sẽ cung cấp cho thị

trường các thông tin minh bạch hơn về giá, số lượng, chủng loại hàng hóa hiện có... Đóng góp vào sự tạo ra thị trường giao sau, do đó làm tăng tính cạnh tranh

của hàng hóa.

Đối với Chính phủ: Hệ thống nhà kho cung cấp một phương pháp để làm giảm

áp lực của Chính phủ trong việc thu mua hoặc hỗ trợ các mặt hàng nơng sản. Chính phủ can thiệp vào thị trường nơng nghiệp thường có hai mục tiêu chính là hỗ trợ giá bằng cách mua trực tiếp từ nhà sản xuất, và để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Để hỗ trợ giá, Chính phủ có thể chấp nhận giấy chứng nhận lưu

kho khi giá thấp hơn giá sàn. Chính phủ các nước có thể đạt được mục tiêu an

ninh lương thực của họ bằng cách chỉ đơn thuần là giữ các giấy chứng nhận lưu kho.

Đối với các nước đang phát triển, các hàng hóa được tự do hóa thì Giấy chứng nhận

lưu kho cung cấp một phương pháp thế chấp vụ mùa và giảm rủi ro cho các tổ chức tín dụng khi cho nơng dân vay vốn và làm giảm chi phí lãi vay cho nơng dân. Ngồi ra, Giấy chứng nhận lưu kho còn là cơ sở quan trọng để phát triển thị trường giao sau nông sản.

1.2.4.4. Một số hạn chế khi sử dụng Giấy chứng nhận lưu kho:

Bên cạnh những lợi ích của việc sử dụng giấy chứng nhận lưu kho như là một tài sản đảm bảo khi vay vốn như trình bày ở trên thì bản thân giấy chứng nhận lưu kho còn bị hạn chế ở các nước đang phát triển như sau:

− Sự can thiệp của Chính phủ vào thị trường nơng sản như thiết lập mức giá hỗ trợ dẫn đến khơng có động cơ để phát triển hệ thống nhà kho.

− Thiếu môi trường pháp lý, quy định và thể chế thích hợp để hỗ trợ cho hệ thống

nhà kho phát triển.

− Hạn chế bởi sự mới lạ của phương thức tài trợ tín dụng thơng qua giấy chứng nhận lưu kho và hoạt động của hệ thống nhà kho.

− Hạn chế do giấy chứng nhận lưu kho có thể bị giả mạo.

1.3. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường giao sau ở một số nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. nước đang phát triển và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.

1.3.1. Kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường giao sau ở một số nước đang phát triển. số nước đang phát triển.

Phòng ngừa rủi ro biến động giá trên thị trường giao sau sẽ mang lại nhiều lợi ích như các nhà sản xuất có thể khóa ở một mức giá dự kiến cũng như mức lợi nhuận dự kiến trong tương lai hay sử dụng hợp đồng giao sau, người mua hay người bán trên thị trường giao ngay có một vị trí đối diện trong thị trường giao sau. Khi giá cả giao ngay và giá giao sau di chuyển cùng một hướng, thiệt hại hoặc lợi nhuận trong thị trường giao ngay sẽ

được bù đắp bằng khoản lợi nhuận hoặc thiệt hại ở vị thế giao sau. Tuy nhiên bản thân

cơng cụ này cũng có một số rủi ro nhất định, vì vậy chúng ta cần quan sát các nước trên thế giới và nhất là các nước đang phát triển như Việt Nam họ vận dụng thị trường giao

sau như thế nào để bảo vệ rủi ro biến động giá.

1.3.1.1. Ấn độ:

Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất hàng đầu về số lượng lớn các mặt hàng

nơng sản và cũng có một lịch sử lâu dài trong việc kinh doanh hàng hoá liên quan đến các công cụ phái sinh. Các thị trường phái sinh đã chứng kiến những thăng trầm, nhưng

dường như cuối cùng đã đạt hiệu quả nhất định. Năm 2002 - 2003 đã chứng kiến một sự

đột biến về sản lượng giao dịch trên thị trường giao sau hàng hóa ở Ấn Độ. Với lượng

giao dịch hơn 100.000 triệu rupee so với 34.500 triệu rupee giao dịch trong năm 2001 - 2002 cho một ngành công nghiệp đang được hồi sinh. Điều thú vị là các hàng hố trong

hợp đồng giao sau thành cơng là những mặt hàng khơng được bảo vệ thơng qua các chính sách của Chính phủ và các thành phần tham gia giao dịch các mặt hàng này không quá phàn nàn. Điều này có thể là một bài học lớn cho các nhà hoạch định chính sách ở các

nước đang phát triển, giá cả và quản lý rủi ro về giá nên để cho các thị trường quyết định hơn là cố gắng quản lý giá của Chính phủ.

Sàn giao dịch hàng hóa ở Ấn Độ đã đóng góp đáng kể sự gia tăng sức mạnh nền

kinh tế Ấn Độ để đối phó với những thách thức của tồn cầu hóa. Thị trường Ấn Độ đang sẵn sàng chứng kiến sự phát triển hơn nữa trong các lĩnh vực giấy chứng nhận lưu kho

điện tử, nó đã tạo điều kiện thuận lợi cho thị trường giao ngay hàng hóa phát triển. Sửa đổi luật Essential Commodities và thực hiện chính sách thuế GTGT đã cho phép hàng hóa

di chuyển giữa các tiểu bang và thống nhất chính sách thuế đã tạo điều kiện thuận lợi cho giao dịch hàng hóa được dễ dàng hơn. Cơng cụ phái sinh hàng hóa như một ngành cơng nghiệp đã sẵn sàng cất cánh. Điều đó có thể cung cấp rất nhiều cho các nhà đầu tư ở đất nước này với một cơ hội đầu tư và đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ. Cuối cùng,

chúng ta có thể thấy sự hội tụ của thị trường chứng khốn, hàng hóa, ngoại hối... có thể gia tăng các cơ hội kinh doanh cho những người kinh doanh trong các thị trường trên và cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro về giá toàn diện cho cộng đồng doanh nghiệp và

thương mại ở Ấn Độ.

1.3.1.2. Trung Quốc:

- Theo H. Holly Wang 2003, khi nghiên cứu mối quan hệ cân bằng dài hạn giữa giá giao sau đậu nành tại sàn DCE (Dalian Commodity Exchange) với giá giao ngay tại Sàn

TGWM (Tianjin Grain Wholesale Market) và giữa giá giao sau đậu nành với giá giao

ngay trung bình tự nhiên được thiết lập. Một hiệu quả yếu trong ngắn hạn cũng hàm ý

rằng các dữ liệu cho thị trường giao sau đậu nành về dự đoán giá trên thị trường giao ngay tại Thiên Tân, mặc dù tồn tại một rủi ro từ các thương nhân trong thị trường giao sau và một số chi phí chuyển giao giữa các thị trường giao sau và thị trường giao ngay. Sự gần nhau về địa lý giữa các thị trường giao ngay tại Thiên Tân và cả sản xuất đậu nành khu

vực và thị trường giao sau tại Đại Liên có thể giải thích một phần trong việc dự đoán giá giao ngay tại TGWM tốt hơn là tại ZGWM. Tuy nhiên, thị trường giao sau lúa mì tại

trường giao ngay lúa mì. Qua đầu cơ và chính sách của Chính phủ có thể giải thích cho sự kém hiệu quả này.

1.3.1.3. Singapore:

Singapore là một quốc gia rất thích hợp cho thị trường giao sau mặt hàng gạo quốc tế bởi vì Singapore có nền chính trị ổn định, nổi tiếng về tính minh bạch cao, điều lệ hoạt

động của Ngân hàng rất chặt chẽ, có cơ sở hạ tầng tốt và có kinh nghiệm và năng lực kinh

doanh, mặc dù Singapore không phải là nước xuất khẩu gạo.

Thị trường giao sau mặt hàng gạo quốc tế tại Singapore có thể giúp phát hiện giá cả và ổn định thị trường gạo toàn cầu. Các nông dân sẽ được hưởng lợi gián tiếp thông qua

sự tham gia vào thị trường trung gian này, chẳng hạn như các hợp tác xã, thương nhân, nhà cung cấp đầu vào và các tổ chức tín dụng. Thơng qua thị trường giao sau cũng có thể trực tiếp giúp nơng dân đàm phán giá cả tốt hơn và đưa ra các quyết định trồng những loại giống nào dựa trên các dữ liệu của thị trường. Đây là thông tin tốt cho nông dân, người

tiêu dùng và Chính phủ các nước. Ngày nay, giá gạo biến động nhiều hơn trước đây, nếu giá gạo ổn định sẽ giúp nông dân quản lý cây trồng tốt hơn và cho phép họ lập kế hoạch

quản lý cây trồng tốt hơn trong thời gian dài.

Singapore đã có hai sàn giao dịch hàng hóa: Singapore Exchange Limited và

Singapore Exchange Limited được giao dịch giao sau nông sản. Thêm thị trường giao sau mặt hàng gạo sẽ là hiệu quả về chi phí và thuận tiện hơn. Ngoài việc thiết lập thị trường giao sau mặt hàng gạo quốc tế, Singapore cũng có thể đóng một phần trong việc giúp đảm bảo an ninh lương thực thế giới, giữ giá gạo phù hợp cho người nghèo tiêu dùng và ổn định cho nông dân trồng lúa và đảm bảo cung cấp gạo với giá hợp lý trong tương lai.

1.3.1.4. Thái Lan:

Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở châu Á cũng như thế giới. Giá gạo của

Thái Lan luôn luôn biến động. Từ đó, sàn giao sau nơng sản của Thái Lan được thành lập cách đây vài năm để phòng ngừa rủi ro biến động giá, đặc biệt là giao dịch mặt hàng gạo trắng 5% tấm. Thái Lan là nước xuất khẩu gạo lớn nhất ở Đông Nam Á, đây là điều rất

quan trọng để đo lường hiệu quả của thị trường này để tạo danh tiếng cho thị trường gạo của Thái Lan với thế giới.

Kể từ khi AFET bắt đầu giao dịch mặt hàng gạo trên thị trường từ năm 2004 nhưng

đã thất bại. Sau đó một năm kể từ ngày thành lập, AFET đã thực hiện giảm kích thước

khối lượng giao dịch. Họ nghĩ rằng điều đó có thể tạo cho các nhà đầu tư cá nhân đầu tư vào thị trường này nhưng nó vẫn khơng diễn ra như ý muốn. Trong năm thứ ba, họ bắt

đầu giao dịch cả hai kích thước của khối lượng giao dịch gạo để phục vụ tất cả các hộ cá

nhân kinh doanh và các nhà đầu tư cá nhân nhưng họ vẫn không thành công. Vấn đề là

các nhà đầu tư rất ít quan tâm đến loại giao dịch này cũng như đầu tư vào sản phẩm giao sau gạo. Một vấn đề khác có thể là giá gạo trên thị trường giao sau và thị trường giao

ngay khơng có mối liên quan đến tình hình biến động của thế giới bởi vì Tổ chức WTO là tự do hóa thương mại tạo ra một sự tự do giao dịch gạo trên thị trường thế giới. Hầu hết các người trồng lúa ở các nước xuất khẩu nhận thấy rằng chi phí trồng lúa cao hơn giá gạo trong tình hình biến động của thị trường thế giới. Như một hệ quả, Chính phủ sẽ trợ cấp

cho nông dân trồng lúa ở các nước phát triển. Nhưng ở các nước đang phát triển, Chính

phủ khơng có đủ tiền để trợ cấp cho nông dân của họ. Để giải quyết thỏa đáng vấn đề này bằng cách can thiệp vào giá gạo tại thị trường trong nước.

Một vấn đề quan trọng khác đã làm cho thị trường giao sau gạo của Thái Lan không thành cơng là người nơng dân Thái Lan khơng có khả năng thương lượng để bán bởi vì họ thiếu kiến thức. Nông dân Thái Lan thường vay tiền từ thương lái để đầu tư vào quá trình canh tác. Sau khi thu hoạch, họ phải trả nợ cho thương lái với các điều kiện khơng cơng

bằng. Nếu họ có kiến thức, họ có thể thành lập các hợp tác xã và tìm thị trường để bán sản phẩm của họ hoặc đầu tư vào thị trường giao sau để tạo ra lợi nhuận và loại bỏ sự thua

lỗ. Từ vấn đề này, buộc Chính phủ trợ giúp cho nông dân bằng cách trợ cấp tiền và can

thiệp vào hệ thống giá cả trong mùa thu hoạch. Đây cũng chính là nguyên nhân làm cho thị trường giao sau mặt hàng gạo 5% tấm của Thái Lan không thành công.

1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi phát triển thị trường giao sau.

Thị trường giao dịch hàng hóa giao sau đã hình thành và phát triển rất lâu đời trên thế giới và ở các nước đang phát triển như Brazil, Ấn Độ… hiện đang hoạt động rất hiệu

quả với vai trò ổn định giá cả và bảo vệ những người tham gia có thể giảm thiểu được

Tuy thị trường giao sau đã được nhiều chuyên gia trên thế giới ủng hộ như là một cơng cụ hữu hiệu để người nơng dân có thể tham gia để phòng ngừa rủi ro biến động giá cả hàng

hóa cho mình. Nhưng bên cạnh đó cũng có khơng ít tranh cải về tính hiệu quả của thị

trường này và những tác động của nó đến thị trường giao ngay như thế nào, đặc biệt là các nước đang phát triển khác như Thái Lan (Sàn giao sau mặt hàng gạo 5% tấm chỉ tồn tại trong 3 năm) hay Thị trường giao sau lúa mì của Trung Quốc. Vì vậy, nhiều thách thức

đặt ra cho nước ta khi phát triển thị trường giao sau nhằm phịng ngừa rủi ro biến động giá

cả hàng hóa cho những người sản xuất và kinh doanh mặt hàng lúa gạo. Từ sự phân tích trên chúng ta có thể rút ra được một số yếu tố cần chú ý khi phát triển thị trường giau sau như sau:

Cần phải có lộ trình tự do hóa thương mại và xây dựng khung pháp lý, quản lý

Nhà nước về thị trường giao sau, đảm bảo cho giá cả được hình thành tự do theo quan hệ cung cầu thị trường. Nhà nước cần hạn chế đến mức tối đa các biện pháp kiểm soát giá cả bằng mệnh lệnh hành chính.

Trang bị kỹ kiến thức về thị trường giao sau: Xét ở tầm vĩ mô, lĩnh vực quản trị

rủi ro tài chính ở Việt Nam được các chuyên gia đánh giá là yếu. Điều này thể

hiện rõ nhất là trong lĩnh vực nơng nghiệp. Vì vậy, cần có biện pháp tun truyền kiến thức về phòng ngừa rủi ro trên thị trường giao sau cho những người muốn tham gia.

Quy hoạch các vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện cho thị trường giao ngay phát

triển: Hiện nay quá trình sản xuất hàng hóa của nơng dân cũng như hoạt động

thương mại của nước ta còn manh mún, nhỏ lẻ, thiếu tập trung, hệ thống phân phối hàng hóa chưa hợp lý, thiếu cơ sở hạ tầng và thông tin… đã làm cho sản lượng

cũng như chất lượng hàng hóa khơng ổn định, từ đó đã tác động đến giá cả hàng

hóa. Vì vậy, rút kinh nghiệm từ Ấn Độ, nếu muốn phát triển thị trường giao sau

thành công trước hết chúng ta phải thay đổi phương pháp sản xuất và cải cách hệ thống phân phối nhỏ lẻ như hiện nay. Hơn nữa, việc quy hoạch các vùng sản xuất tập trung tạo điều kiện để tiêu chuẩn hóa và thống nhất chất lượng gạo phù hợp

nền sản xuất chuyên nghiệp, có định hướng hơn, tránh sản xuất thiếu tập trung như hiện nay.

Xây dựng hệ thống nhà kho lưu trữ hàng hóa đáp ứng đủ về số lượng cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)