1. Sự cần thiết của đề tài
2.1. Khái quát hoạt động sản xuất và xuất khẩu gạo tại Việt Nam
2.1.1. Tình hình sản xuất và dự trữ gạo cho xuất khẩu
Việt Nam hiện nay là một quốc gia có tỷ trọng giá trị sản phẩm nông nghiệp chiếm một con số đáng kể trong tổng sản phẩm quốc dân và trong số các sản phẩm nơng nghiệp đó, gạo chiếm một vị trí tương đối lớn. Trong chiến lược phát triển nơng nghiệp,
nơng thơn của nước ta thì sản xuất lúa gạo vẫn được Chính Phủ đặc biệt quan tâm “Lúa gạo là ngành sản xuất có thế mạnh của nước ta, nhất là 2 vùng đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sơng Hồng. Phải đảm bảo an tồn lương thực, đủ lúa gạo dự trữ quốc gia và có số lượng cần thiết để xuất khẩu …" (Hội nghị quốc tế lúa gạo lần thứ 3 diễn ra tại Hà
Nội).
Đồng bằng Sông Cửu Long và đồng bằng Sông Hồng là hai khu vực sản xuất lúa
lớn của việt Nam, trong đó đồng bằng Sơng Cửu Long là vựa lúa lớn nhất đóng góp trên 90% lượng gạo xuất khẩu. Do ưu điểm về thổ nhưỡng, khí hậu nên năng suất lúa rất cao. Trong năm có 2 vụ mùa chính là vụ Đơng Xn và Hè thu, trong đó vụ Đơng Xn cho sản lượng cũng như chất lượng cao nhất.
Những năm gần đây, diện tích trồng lúa giảm đều qua các năm, do chiến lược phát triển của nước ta là giảm dần tỷ lệ nông nghiệp trong cơ cấu GDP, tăng tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp và cùng với tốc độ đô thị hóa cao. Tuy diện tích trồng lúa
giảm, nhưng nhờ áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng các giống lúa có năng suất cao, có khả năng chống sâu rầy tốt nên năng suất lúa không ngừng được nâng lên.
Hơn nữa, từ 2007 đến nay do trồng lúa được mùa, được giá so với các mặt hàng
nuôi trồng thuỷ sản phát triển thiếu quy hoạch chung dẫn đến sản xuất thừa, giá giảm. Vì vậy, từ đầu năm 2008 đến nay có sự chuyển đổi từ diện tích trồng cây ăn quả, cây dừa và
đất nuôi trồng thuỷ sản sang trồng lúa khá nhiều.
Bên cạnh chính sách đổi mới nhằm khuyến khích phát triển sản xuất trong nước,
hoạt động xuất khẩu cũng được khuyến khích. Một trong những thay đổi quan trọng nhất trong chính sách thương mại quốc tế là việc xố bỏ hạn ngạch và khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu gạo, nhờ đó sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng.
- Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm từ 2000 – 2010
Bảng 2.1: Diện tích, năng suất và sản lượng lúa qua các năm từ 2000 – 2010.
Năm Diện tích (Nghìn ha)
Năng suất
(Tấn/ha) (Triệu tấn) Sản lượng
2000 7.666 4,22 32,53 2001 7.493 4,29 32,11 2002 7.504 4,59 34,45 2003 7.452 4,64 34,57 2004 7.445 4,86 36,15 2005 7.329 4,89 35,83 2006 7.325 4,89 35,85 2007 7.207 4,99 35,94 2008 7.414 5,22 38,73 2009 7.440 5,23 38,90 2010 7.490 5,29 39,67
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam –
Trung tâm thơng tin PTNNNT)
2.1.2. Tình hình xuất khẩu gạo.
Qua 22 năm kể từ khi Việt Nam tham gia trở lại thị trường xuất khẩu gạo thế giới vào năm 1989 đến nay sản lượng đạt 76 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 22,6 tỷ USD,
gia tăng, nếu như năm 1989 nước ta xuất 1,43 triệu tấn thì đến năm 2010 sản lượng xuất khẩu lên đến 6,73 triệu tấn, tốc độ tăng bình quân là 17,65%/năm và kim ngạch xuất khẩu cũng tăng từ 322 triệu USD lên mức 2.912 triệu USD vào năm 2010. Việc sản lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng là rất tốt đối với Việt Nam. Thứ nhất nó đem về nguồn ngoại tệ quan trọng cho quốc gia; thứ hai nó đem lại nguồn thu nhập cho các doanh nghiệp và
nông dân sản xuất lúa gạo; thứ ba giải quyết công ăn việc làm cho khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Hình 2.1: Sản lượng và kim ngạch gạo xuất khẩu của Việt Nam từ năm 1989 – 2010
0 1 2 3 4 5 6 7 8 1989199019911992199319941995199619971998199920002001200220032004200520062007200820092010 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 Sản lượng (Triệu tấn) Kim ngạch (Triệu USD)
(Nguồn: Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam – Trung tâm thông tin PTNNNT)
Thị trường xuất khẩu cũng được mở rộng, tỷ trọng trung bình trong những năm gần
đây chiếm khoảng 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của thế giới. Nếu như trước đây chúng
ta chỉ xuất vào các nước trong khu vực Đơng Nam Á thì đến nay, gạo Việt Nam đã xuất khẩu trên 70 nước và vùng lãnh thổ. Trong những năm gần đây, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn được mở rộng và không ngừng phát triển sang thị trường Châu Phi và Trung Đông. Đây là thị trường phù hợp với khả năng sản xuất và xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Sau khi đạt tới sự bão hòa về khối lượng tại các thị trường truyền thống và thị
trường gạo cấp thấp như Châu Phi, Trung Đông, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo đã mở rộng, tìm kiếm và thâm nhập vào các thị trường mới nhất là các thị trường khó tính như EU, Nhật, Mỹ… tuy bước đầu sản lượng xuất vào các thị trường này là không đáng kể.
Tỷ trọng xuất khẩu gạo bình quân đến các châu lục trong những năm qua được thể hiện
trong hình 2.2 như sau:
Hình 2.2: Cơ cấu thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam
9,68 25,57 5,32 47,53 11,35 0,55 Châu Á Châu Âu Châu Phi Châu Mỹ Trung Đông Châu Úc
(Nguồn: Hiệp Hội Lương Thực Việt Nam)
Trong cơ cấu sản phẩm gạo xuất khẩu của Việt Nam phần lớn loại gạo cấp thấp và trung bình 15% tấm và 25% tấm, trong khi loại gạo cấp cao, gạo thơm, nếp chiếm tỷ trọng nhỏ. Tuy nhiên, tỷ trọng này đang dần dần có sự dịch chuyển từ tỷ trọng xuất khẩu gạo cấp thấp sang tỷ trọng xuất khẩu gạo cấp cao, gạo thơm. Trong chiến lược lâu dài, Việt Nam đang chú trọng chất lượng hơn nữa để có điều kiện thâm nhập vào những thị
trường khó tính như EU…, và sự đa dạng hoá chủng loại gạo xuất khẩu nhằm tăng kim ngạch xuất khẩu, nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam.