Quan điểm định hướng của Nhà nước trong việc phát triển thị trường giao sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 63 - 64)

1. Sự cần thiết của đề tài

3.1. Quan điểm định hướng của Nhà nước trong việc phát triển thị trường giao sau

tại Việt Nam.

Trong những năm gầm đây, nhằm tạo tính ổn định, bền vững trong sản xuất và kinh doanh xuất khẩu gạo. Chính phủ đã có nhiều chủ trương, chính sách đẩy mạnh chuyển

dịch cơ cấu theo hướng sản xuất tập trung, chuyên canh, có năng suất chất lượng cao đáp ứng theo yêu cầu xuất khẩu, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật gắn sản xuất lúa gạo với

thị trường xuất khẩu nhằm tăng cả về chất và lượng, đáp ứng theo nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, tập trung phát triển các cơng trình thủy lợi theo chiều sâu, hỗ trợ lãi suất trong đầu tư mở rộng kho dự trữ, hỗ trợ lãi suất mua tạm trữ…

Tuy nhiên việc sản xuất và xuất khẩu gạo chúng ta hiện nay đang gặp một nhược điểm lớn cần khắc phục đó là sản xuất hạt gạo chất lượng hơn, năng suất ngày càng tăng,

sản lượng xuất khẩu cũng gia tăng nhưng thu nhập của các doanh nghiệp xuất khẩu và nhất là thu nhập của những người trực tiếp làm ra hạt gạo vẫn cịn thấp và khơng ổn định mà nguyên nhân chính là do giá gạo xuất khẩu biến động thất thường. Vì vậy, Chính phủ

đã ban hành Luật Thương mại có hiệu lực từ ngày 01/01/2006 cho phép giao dịch mua

bán hàng hóa qua Sàn giao dịch hàng hóa nhằm phịng ngừa rủi ro biến động giá này. Hơn nữa, để xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững và khuyến khích tiêu thụ nơng sản hàng hóa thơng qua hợp đồng, Chính phủ đã ban hành Quyết định số

80/2002/QĐ-TTg ngày 24/06/2002 về chính về chương trình liên kết 4 nhà trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản, với mục đích từng bước cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa

ngành nông nghiệp. Nhà nông (người sản xuất) có trách nhiệm chuyên tâm sản xuất và cung ứng sản phẩm theo tiêu chuẩn đã được cam kết trong hợp đồng; Nhà doanh nghiệp

(người tiêu thụ nơng sản hàng hóa) có trách nhiệm tổ chức tiêu thụ hàng hóa đã được cam kết trong hợp đồng, đảm bảo cho thu mua với giá có lãi cho nhà sản xuất; Nhà nước, cơ quan quản lý giá hướng dẫn nguyên tắc định giá sàn sản phẩm đảm bảo người sản xuất có lãi, doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả; Nhà khoa học thực hiện các hỗ trợ nghiên cứu

ứng dụng, chuyển giao khoa học kỹ thuật quy trình sản xuất.

Kinh nghiệm từ các quốc gia phát triển cho thấy việc hình thành thị trường giao sau nông sản sẽ tạo điều kiện rất lớn cho thị trường xuất khẩu gia tăng mạnh về chất

lượng cũng như số lượng. Ngày nay thị trường giao sau trở thành một cơng cụ tài chính hữu hiệu để bảo vệ giá của các loại hàng hóa nơng sản trước sự biến động giá của thị

trường. Do vậy, năm 2010, Phó thủ tướng Ngun Sinh Hùng cho thí điểm mơ hình giao dịch giao sau mặt hàng cà phê tại Trung Tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột với thời gian thí điểm là một năm. Đây là lần đầu tiên Chính phủ chính thức cho phát triển thị

trường giao sau hàng hóa. Đồng thời chỉ đạo Bộ Cơng Thương phối hợp với UBND tỉnh

Đắk Lắk hướng dẫn Sở Công thương chỉ đạo Trung tâm giao dịch cà phê Buôn Mê Thuột

thực hiện, đảm bảo cho hoạt động mua bán phù hợp với quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 63 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)