Nhận diện một số rủi ro biến động giá gạo thường gặp của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 49 - 51)

1. Sự cần thiết của đề tài

2.2. Tình hình rủi ro biến động giá gạo tại Việt Nam

2.2.2. Nhận diện một số rủi ro biến động giá gạo thường gặp của doanh nghiệp

Hình 2.4: Quy trình kinh doanh xuất khẩu gạo của nước ta:

Bất cập trong quy trình thu mua: Quy trình thu mua của các doanh nghiệp xuất

khẩu gạo còn nhiều bất cập, bởi phụ thuộc quá nhiều tầng lớp trung gian từ khâu thu hoạch đến khâu xuất khẩu như sau: Nông dân thu hoạch lúa –> Nông dân bán lúa cho thương lái và lực lương hàng xáo ngay tại ruộng –> Thương lái vận chuyển lúa đến các

Nông dân, người trồng lúa Thương lái, lực hàng xáo Nhà máy xay xát, lau bóng gạo Doanh nghiệp cung ứng gạo Doanh nghiệp chế biến, kinh doanh

gạo xuất khẩu

Khách hàng nước ngoài Hiệp hội

lương thực Việt Nam

nhà máy xay xát -> Gạo từ các nhà máy xay xát bán cho các doanh nghiệp -> Doanh nghiệp chế biến lại cho phù hợp với tiêu chuẩn gạo xuất khẩu -> Vận chuyển hàng ra cảng giao cho nhà nhập khẩu. Qua nhiều tầng lớp trung gian này bộc lộ nhiều rủi ro về biến

động giá và chất lượng gạo bởi lẽ các lực lượng trung gian này sẽ dễ đầu cơ ép giá.

Không làm chủ được chất lượng gạo cho xuất khẩu: Mặc dù lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục tăng trong những năm gần đây nhưng kim ngạch xuất khẩu

không tương xứng do giá gạo trên thị trường thế giới biến động và chất lượng gạo của

Việt Nam thường thấp so với gạo của Thái Lan. Máy móc, thiết bị phục vụ cho chế biến, bảo quản lúa gạo của các doanh nghiệp còn lạc hậu. Thương lái mua lúa tươi tại ruộng, do khơng có quy trình phơi, sấy đúng kỹ thuật nên làm cho chất lượng gạo càng thấp. Hơn nữa, do thương lái mua bán nhỏ lẻ và vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt nên họ thường pha trộn nhiều loại lúa với nhau nên khi xay ra chất lượng gạo thường không đồng đều. Chất lượng gạo xuất khẩu hoàn toàn phụ thuộc vào lực lượng thương lái. Do không làm chủ

được chất lượng nên gạo Việt Nam khó có thể cạnh tranh với gạo Thái Lan và càng chịu

sự bất ổn của giá xuất khẩu. Bảng 2.3 ta thấy phần lớn sản lượng gạo được mua từ các

thương lái, lực lượng hàng xáo, trong khi sản lượng thu mua trực tiếp từ các hộ nông dân rất thấp.

Bảng 2.3: Sản lượng quy gạo mua từ các nhà cung cấp của Công ty Lương Thực Long An, năm 2008 - 2010

Nhà cung cấp ĐVT Năm

2008 % 2009 % 2010 %

Mua trực tiếp từ nông dân Tấn 49.861 17,90 53.181 18,37 29.557 11,84

Mua từ thương lái / Lực lượng hàng xáo

Tấn 153.661 55,16 162.245 56,03 179.097 71,76

Mua từ các doanh nghiệp cung ứng xuất khẩu

Tấn 75.028 26,94 74.114 25,60 40.934 16,40

Cộng Tấn 278.550 100,00 289.540 100,00 249.588 100,00

Chưa chủ động ký hợp đồng bao tiêu lúa, gạo với nông dân: Các doanh nghiệp

xuất khẩu gạo của Việt Nam thường không chủ động ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa gạo với người trồng lúa trước mỗi vụ mùa hoặc chỉ ký hợp đồng với số lượng rất hạn chế mà phần lớn tiến hành thu mua lúa gạo qua các thương lái hoặc mua của nông dân một khi đã ký được hợp đồng xuất khẩu. Các doanh nghiệp tiến hành ký hợp đồng xuất khẩu

khi trong kho chưa có đủ lượng gạo nên đến thời hạn thực hiện hợp đồng thì giá gạo

nguyên liệu trong nước sẽ tăng, giảm là điều tất yếu. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Thiếu nguồn lực thu mua trực tiếp từ nông dân: Hiện nay, phần lớn các doanh

nghiệp kinh doanh lương thực không đủ kho dự trữ, không đủ lực lượng, phương tiện,

kinh nghiệm và cả vốn để tự tổ chức thu mua trực tiếp lúa gạo từ nông dân mà phần lớn mua qua nhiều nấc trung gian như mua từ các lực lượng thương lái, hàng xáo... lãi suất Ngân hàng chiếm cơ cấu lớn trong tổng chi phí của doanh nghiệp khiến lợi nhuận xuất khẩu chưa cao. Điều này giải thích một phần của lý do vì sao doanh nghiệp chỉ tiến hành thu mua khi ký được hợp đồng xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thị trường giao sau lúa gạo tại việt nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)