Hệ thống công nghệ thơng tin của ngân hàng đƣợc hiện đại hóa năm 2002, sản phẩm bảo bao thanh toán của ngân hàng Á Châu triển khai vào năm 2005. Vì sản phẩm đƣợc triển khai sau nên hệ thống công nghệ thông tin hiện hành chƣa đáp ứng yêu cầu của sản phẩm, ở một số bƣớc nhân viên còn phải theo dõi bằng tay hoặc bằng chƣơng trình riêng. Do đó việc Phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin là vấn đề tất yếu giúp ngân hàng triển khai sản phẩm dịch vụ một cách nhanh chóng và chuyên nghiệp. Hệ thống công nghệ thông tin cần đảm bảo:
+ An toàn, bảo mật và tốc độ xử lý nhanh.
+ Đảm bảo có đầy đủ tính năng đáp ứng yêu cầu về quản lý của bao thanh toán + Dẽ hiểu và dễ sử dụng, không tốn nhiều thời gian trong việc đào tạo, bảo trì + Có tính mở nhằm dễ dàng kết nối với các đơn vị bao thanh toán khác và trung tâm thơng tin tín dụng của ngân hàng nhà nƣớc khi cần thiết
3.2.6 Xây dựng chiến lƣợc marketing phù hợp nhằm thu hút khách hàng tham gia sản phẩm bao thanh toán của ngân hàng
Hoạt động marketing là hoạt động quan trọng đối với hoạt động phát triển ngân hàng nói chung và đối với từng sản phẩm nói riêng. Ngân hàng Á Châu cần đẩy mạnh hoạt động marketing, cần có chiến lƣợc rõ ràng, linh hoạt nhằm thu hút thêm khách hàng. Cụ thể ngân hàng cần chú trọng các công tác sau:
- Nghiên cứu thị trƣờng để nắm bắt đƣợc nhu cầu, tập quán, thái độ của khách hàng khi lựa chọn sử dụng sản phẩm bao thanh toán của ngân hàng Á Châu, thu thập thông tin khách hàng và tiến hành phân loại khách hàng thành:
+ Khách hàng đã biết và chƣa biết về sản phẩm bao thanh toán.
+ Khách hàng đã có nhu cầu sử dụng bao thanh tốn và khách hàng chƣa có
nhu cầu sử dụng bao thanh toán nhƣng khả năng trong tƣơng lai sẽ sử dụng bao thanh toán.
+ Khách hàng có nhu cầu sử dụng bao thanh toán trong nƣớc và khách hàng có nhu cầu sử dụng bao thanh tốn xuất khẩu.
Từ đó ngân hàng sẽ có cách tiếp cận phù hợp đối với từng đối tƣợng khách hàng
- Nghiên cứu vòng đời và chu kỳ sống của sản phẩm để có những bƣớc cải tiến và đổi mới sản phẩm kịp thời, giúp ngân hàng chủ động trong việc hoạch định chiến lƣợc kinh doanh của mình.
- Lập kế hoạch quảng bá sản phẩm trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tiếp thị những khách hàng tiềm năng và thực hiện biện pháp thăm hỏi và chăm sóc khách hàng hiện hữu.
- Thƣờng xuyên thăm dò ý kiến khách hàng về sản phẩm bao thanh tốn đang thực hiện để có những chính sách tối ƣu và kịp thời về biểu phí, lãi suất, tỷ lệ ứng trƣớc và các chính sách hậu mãi khác.
- Ngoài ra đối với các khách hàng hiện hữu đang thực hiện bao thanh tốn, ngân hàng cần có kế hoạch chăm sóc khách hàng một cách cụ thể, cần có nhân viên thƣờng xuyên thăm hỏi và tƣ vấn những tình huống ngoại lệ cho khách hàng.
3.2.7 Mở rộng phạm vi, đối tƣợng thực hiện bao thanh toán
Ngân hàng Á Châu cần mở rộng danh sách bên mua hàng đƣợc Ngân hàng Á Châu chấp nhận bao thanh toán nhằm thu hút thêm khách hàng là bên bán hàng thực hiện bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu. Để mở rộng bên mua hàng, Ngân hàng Á Châu cần thực hiện nhƣ sau:
- Thực hiện liên kết với các bên mua hàng có uy tín và mạng lƣới hoạt động rộng trên nguyên tắc hai bên ngân hàng và bên mua hàng cùng có lợi. Ngân hàng có thể đƣa ra một tỷ lệ hoa hồng nhất định đối với bên mua hàng nếu bên mua hàng cung cấp danh sách bên bán hàng cho ngân hàng và đồng thời giới thiệu bán hàng thực hiện bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu.
- Khuyến khích bên bán hàng có nhu cầu thực hiện bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu chủ động cung cấp danh sách bên mua hàng, nếu bên mua hàng không nằm trong danh mục Ngân hàng Á Châu chấp nhận thì bên bán hàng sẽ phối hợp cung cấp thông tin bên mua hàng cho ngân hàng và ngân hàng sẽ thẩm định bên mua hàng, nếu đƣợc chấp nhận ngân hàng sẽ thực hiện bao thanh toán cho bên bán hàng.
3.2.8 Giảm phí, lãi suất nhằm khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu. sản phẩm bao thanh toán tại Ngân hàng Á Châu.
Với tình hình kinh tế có nhiều bất ổn nhƣ hiện nay, lãi suất tiền gửi tiết kiệm tăng cao so với các năm trƣớc (ở mức khoảng 12%/ năm), điều này đã kéo theo lãi suất vay cũng tăng rất cao, mức lãi suất của sản phẩm bao thanh toán khá cao so với các sản phẩm khác, bên cạnh đó khách hàng cịn phải trả thêm phí bao thanh tốn, điều này đã dẫn đến chi phí thực hiện sản xuất kinh doanh ngày càng tăng cao . Do đó ngân hàng cần có chính sách phát triển sản phẩm phù hợp, ƣu tiên khách hàng sử dụng sản phẩm bao thanh toán nhƣ giảm lãi suất vay về mức lãi suất 12%/ năm, giảm phí bao thanh tốn: có thể miễn phí bao thanh tốn trong thời gian đầu khi khách hàng tham gia sản phẩm bao thanh tốn và thực hiện thu phí theo quy định đối với thời gian sau
3.3 Một số kiến nghị
3.3.1 Hoàn thiện khung pháp lý
Hiện nay Ngân hàng nhà nƣớc đã ban hành 2 quyết định điều tiết hoạt động bao thanh tốn ở Việt Nam, đó là quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 về Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng và Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh tốn của các Tổ chức tín dụng. Hai văn bản này còn một số hạn chế vì vậy cần có văn bản khác thay thế hoặc điều chỉnh hai văn bản trên phù hợp với thông lệ quốc tế, sau đây là một số kiến nghị nhằm hồn thiện hoạt động bao thanh tốn tại Việt Nam:
Thứ nhất: Theo quy định hiện nay các tổ chức tín dụng là đơn vị thực hiện
bao thanh toán, Ngân hàng nhà nƣớc cần mở rộng đối tƣợng cung ứng dịch vụ là thành lập các cơng ty bao thanh tốn độc lập.
Thứ hai: Mở rộng quy định cho phép thực hiện bao thanh toán đối với các
khoản phải thu hình thành trong tƣơng lai. Theo thông lệ quốc tế, hoạt động bao thanh toán bao gồm việc mua lại các khoản phải thu đang tồn tại hay khoản phải thu trong tƣơng lai miễn là khoản phải thu này có thể xác định, tuy nhiên theo Quy chế bao thanh tốn ở Việt Nam thì đơn vị bao thanh tốn chỉ có thể chuyển tiền ứng trƣớc cho bên bán hàng sau khi khoản phải thu theo hợp đồng mua bán hàng hóa đã tồn tại.
Thứ ba: Có quy định về việc đăng ký khoản phải thu trong hợp đồng bao
thanh tốn, qua đó có thể xác định quyền ƣu tiên thanh toán cũng nhƣ cảnh báo cho các bên có giao dịch liên quan đến khoản phải thu đó, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức tín dụng cung ứng hoạt động bao thanh toán ở Việt Nam.
3.3.2 Thành lập hiệp hội bao thanh toán tại Việt Nam
Hiện nay các tổ chức tín dụng tại Việt Nam thực hiện bao thanh tốn một cách độc lập, chƣa có một thống kê cụ thể về số liệu bao thanh tốn, chƣa có một đánh
giá cụ thể về việc thực hiện bao thanh tốn tại Việt Nam. Vì vậy, Các tổ chức tín dụng cần thành lập hiệp hội bao thanh tốn với các chức năng chính sau:
- Thống kê toàn bộ số liệu bao thanh toán mà các tổ chức tín dụng đã thực hiện, qua đó đánh giá kết quả cũng nhƣ hạn chế của các tổ chức tín dụng, giúp các tổ chức tín dụng có thể trao đổi kinh nghiệm và giúp đỡ lẫn nhau.
- Giúp các doanh nghiệp ở Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận, hiểu rõ hơn về bao thanh toán, nhờ vậy các tổ chức tín dụng có thể dễ dàng tiếp cận và phát triển khách hàng hơn.
- Là nơi các đơn vị bao thanh tốn trao đổi, góp ý lên Ngân hàng nhà nƣớc giúp xây dựng qui định phù hợp cho việc phát triển sản phẩm bao thanh toán tại Việt Nam
3.3.3 Chính phủ có chính sách thuế phù hợp đối với hoạt động bao thanh toán thanh toán
Chính phủ cần xây dựng chính sách thuế ƣu đãi làm giảm chi phí cho các doanh nghiệp tham gia dịch vụ bao thanh toán, tạo điều kiện cho dịch vụ này ngày càng phát triển ở Việt Nam, cụ thể là quy định mức miễn/giảm thuế, thời gian miễn giảm thuế, những điều kiện để các bên tham gia đƣợc miễn/giảm thuế.
3.3.4 Hồn thiện trung tâm tín dụng (CIC) nhằm cung cấp thông tin minh bạch của các doanh nghiệp
Hiện nay CIC là trung tâm duy nhất chuyên cung cấp thơng tin về tình hình doanh nghiệp cho các ngân hàng. Tuy nhiên, CIC vẫn chƣa trở thành nơi cung cấp những thông tin chắc chắn và đầy đủ cho việc phòng ngừa rủi ro hoạt động ngân hàng. Vì vậy trung tâm tín dụng CIC cần cung cấp và cập nhật thƣờng xun thơng tín chính xác và đầy đủ về các doanh nghiệp, đảm bảo các tổ chức tín dụng thực hiện bao thanh tốn có thể tra sốt một cách dễ dàng những thơng tin sau:
- Uy tín thanh tốn, lịch sử giao dịch của các doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng khác;
- Đánh giá chung về doanh nghiệp dựa trên thơng tin về báo cáo tài chính, uy tín giao dịch với các tổ chức tín dụng trƣớc đây nhằm giúp tổ chức tín dụng có thơng tin ban đầu trƣớc khi thực hiện bao thanh toán;
- Thơng tin kinh tế, xã hội có liên quan đến hoạt động của các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp;
- Định hƣớng phát triển kinh tế của nhà nƣớc trong giai đoạn sắp tới.
3.3.5 Hƣớng các doanh nghiệp giao dịch khơng dùng tiền mặt
Do thói quen dùng tiền mặt khi giao dịch của các doanh nghiệp ở Việt Nam, nên các doanh nghiệp không sử dụng đƣợc sản phẩm bao thanh toán của ngân hàng. Mặc dù ngân hàng nhà nƣớc đã khuyến khích các doanh nghiệp giao dịch mua bán qua ngân hàng nhƣng chƣa đạt hiệu quả cao, do đó ngân hàng nhà nƣớc cần có những quy định cụ thể hơn nhƣ sau:
- Tất cả các giao dịch mua bán, dịch vụ thƣơng mại phải thực hiện qua ngân hàng, ngoại lệ một số trƣờng hợp đặc biệt doanh nghiệp đƣợc sử dụng tiền mặt khi giao dịch
- Có hình thức xử lý nghiêm đối với những trƣờng hợp không thực hiện đúng quy định, và có hình thức ƣu đãi đối với các doanh nghiệp khi thực hiện đúng quy định chằng hạn nhƣ giảm thuế, yêu cầu các ngân hàng ƣu đãi những doanh nghiệp thực hiện giao dịch qua tài khoản ở ngân hàng …
Bên cạnh đó Ngân hàng nhà nƣớc cần quy cụ thể về việc chuyển tiền thông qua hệ thống ngân hàng:
- Thời gian tối đa để thực hiện chuyển tiền đối với một lệnh thanh toán.
- Bảo mật thông tin của doanh nghiệp, các khoản giao dịch của khách hàng đảm bảo an tồn.
- Phí chuyển tiền nằm trong tỷ lệ nhất định không quá cao, công tác kiểm đếm tiền ở các ngân hàng cần đảm bảo nhanh chóng và chính xác, thái độ phục vụ của nhân viên ngân hàng đối với khách hàng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Qua bài các chương trình bày của bài luận văn ta thấy tiềm năng phát triển của sản phẩm bao thanh toán rất lớn. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động, thì việc cải tiến và phát triển sản phẩm bao thanh toán là một giải pháp hữu hiệu nhằm giải quyết tình trạng sản xuất đình trệ đối với các doanh nghiệp nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để thực hiện được việc này, các cơ quan nhà nước ngân hàng và doanh nghiệp cần phối hợp với nhau nhằm khắc phục những hạn chế của sản phẩm.
Chương 3 của bài luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những hạn chế của sản phẩm đã được trình bày ở chương 2 và cải tiến sản phẩm được tốt hơn. Các giải pháp được nêu trên phần nào đáp ứng được nhu cầu cấp thiết để ngân hàng có thể cung cấp một sản phẩm bao thanh tốn hồn hảo hơn.
KẾT LUẬN
Bài luận văn trên đã trình bày tính ƣu việt của sản phẩm bao thanh tốn, bên cạnh đó luận văn cũng đã đề ra những giải pháp và một số kiến nghị nhằm phát triển sản phẩm bao thanh toán. Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang còn nhiều bất ổn, các ngân hàng hiện đang đối mặt với tình trạng nợ xấu, do đó với mong muốn tìm hƣớng ra cho các doanh nghiệp sản xuất, tránh tình trạng hàng tồn kho quá nhiều ảnh hƣởng đến toàn nền kinh tế, sản phẩm bao thanh toán dƣờng nhƣ là giải pháp hữu hiệu cho cả ngân hàng và doanh nghiệp.
Bao thanh toán khơng cịn là sản phẩm mới ở Việt Nam, tuy nhiên các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn chƣa thể tiếp cận đƣợc với sản phẩm này, mặc dù các doanh nghiệp có nhu cầu về sản phẩm này rất cao. Do đó, các ngân hàng cần nhanh chóng khắc phục những hạn chế của sản phẩm, cải tiến sản phẩm hơn và mở rộng đối tƣợng sử dụng cung cấp nguồn vốn lƣu động cho các doanh nghiệp, từ đó hàng hóa đƣợc lƣu thơng thanh hơn giảm bớt lƣợng hàng tồn kho hiện đang tồn đọng trong doanh nghiệp.
Bài luận văn đã dựa vào cơ sở lý luận chung nhất về bao thanh toán, thực trạng hoạt động bao thanh toán tại Ngân hàng TMCP Á Châu, từ đó đã đƣa ra những giải pháp phát triển sản phẩm bao thanh toán cho Ngân hàng Á Châu và đƣa ra một số kiến nghị cho Nhà nƣớc . Hy vọng thơng qua bài luận văn này có thể giúp ích phần nào cho ngân hàng phát triển sản phẩm hơn.
- Bộ tiêu chí bao thanh tốn của ngân hàng Á Châu
- Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự, 2009, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Đại học quốc gia TPHCM.
- Nguyễn Hà Phương , 2012, Kinh nghiệm quốc tế về chính sách tài chính hỗ trợ phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, Hồ Chí Minh: Viện chiến lược ngân hàng, internet.
- Quy chế hoạt động bao thanh toán Ngân hàng TMCP Á Châu.
- Trần Huy Hồng và cơng sự 2010, Quản trị ngân hàng , Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản lao động xã hội.
- Trần Huy Hoàng ,2011, Bài giảng nghiệp vụ ngân hàng thương mại , Trường đại học Kinh tế TPHCM .
- Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31/12/2001 của Ngân hàng nhà nước về việc ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng; Quyết định sửa đổi bổ sung quy chế cho vay số 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005;
- Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Ngân hàng nhà nước ban hành quy chế hoạt động bao thanh tốn của các Tổ chức tín dụng.
- Quyết định số 30/2008/QĐ-NHNN ngày 16/10/2008 về sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế hoạt động bao thanh toán của các Tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày 06/09/2004 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Thông tư số 24/2011/TT-NHNN ngày 31/08/2011 về thực thi phương án đơn giản hóa thủ tục hành chính lĩnh vực thành lập và hoạt động Ngân hàng theo các Nghị quyết của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
hành Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng. - Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010 của Quốc hội khóa
12, Nước Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam;
- Leora Klapper ,2006, The role of Reverse Factoring in supplier Financing of