Tỷ lệ khách hàng đánh giá tiêu chí về giá của Sacombank

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 47 - 48)

Sacombank có giá linh hoạt

Rất khơng đồng ý 2,3 Không đồng ý 13,7 Không ý kiến 23,0 Đồng ý 55,3 Rất đồng ý 5,7 Tổng 100,0

(Nguồn: xử lý số liệu khảo sát)

Qua kết quả khảo sát trên, có thể kết luận khách hàng cho rằng giá của Sacombank là chưa hợp lý, chưa linh hoạt so với giá của các ngân hàng khác, điểm trung bình thấp là 3,4833, khoảng 39% khách hàng nghĩ rằng giá của Sacombank kém linh hoạt.

Như vậy, có thể nói định vị giá của ngân hàng chưa đạt. Theo nguyên lý thương hiệu, chi phí mà khách hàng phải trả bao giờ cũng được so sánh với sự cảm nhận về giá trị mà khách hàng nhận được. Giá trị nhận được bao gồm giá trị sử dụng của sản phẩm + giá trị nhân sự (sự vui vẻ, niềm nở của nhân viên...) + giá trị dịch vụ kèm theo + hình ảnh thương hiệu. Nếu khách hàng cảm nhận giá của ngân hàng là chưa phù hợp, thì có thể do 1 trong 2 ngun nhân:

Thứ nhất, thực sự giá của ngân hàng là chưa phù hợp. Đây là lỗi của chính sách sản phẩm.

Thứ hai, với chất lượng sản phẩm tốt thì giá như hiện tại là phù hợp. Vấn đề là khách hàng không cảm nhận được sản phẩm của ngân hàng là tốt. Đây là lỗi của khâu quảng bá sản phẩm.

Chính vì vậy, Sacombank phải xem lại sự phối hợp giữa chính sách giá với chính sách sản phẩm và chính sách quảng bá thương hiệu.

2.2.4.2. Định vị sản phẩm

Trong những năm qua Sacombank ln tìm cách thực hiện định vị sản phẩm của mình, thể hiện qua việc đầu tư cơng nghệ và hồn thiện, đổi mới sản

phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Kết quả khảo sát khách hàng và tính điểm trung bình đánh giá các yếu tố định vị sản phẩm cho kết quả thông qua bảng 2.8 và bảng 2.9 dưới đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển thương hiệu ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)