Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 27)

Từ thực tiễn tự do hóa tài chính ở các nước, đặc biệt là Trung Quốc và Thái Lan có nền kinh tế khá tương đồng với Việt Nam, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam khi tiến hành tự do hóa tài chính như sau:

- Trình tự mở cửa thị trường tài chính của Việt Nam cần dựa trên cơ sở thừa nhận sự yếu kém của hệ thống tài chính ngân hàng, đánh giá mức độ rủi ro và thực hiện tự do hóa thận trọng.

- Mở rộng phạm vi hoạt động và dịch vụ của ngân hàng sang lĩnh vực đầu tư chứng khoán.

- Tạo cơ chế cho sự liên thông chặt chẽ giữa thị trường tiền tệ và thị trường ngoại hối.

- Nới lỏng kiểm soát ngoại hối đối với các giao dịch vãng lai.

- Ràng buộc các ngân hàng vào thị trường liên ngân hàng như là một nguồn thay thế cho các nguồn vốn khác làm cho lãi suất liên ngân hàng tác động đến dự trữ của ngân hàng đủ mạnh và dự đoán được.

- Loại bỏ lãi suất trần đối với các khoản tiền gửi, và tự do hóa lãi suất phát hành trái phiếu chính phủ.

- Phát triển thị trường chứng chỉ tiền gửi với những quy định thơng thóang về mệnh giá, kỳ hạn và số lượng phát hành.

- Tự do hóa thị trường chứng khốn ở ba khâu quan trọng: mua cổ phần công ty trong nước của nhà đầu tư nước ngồi (dịng vốn chảy vào), rút vốn về nước (vốn chảy ra), chuyển lợi tức về nước (vốn chảy ra).

- Tăng cường kiểm soát, giám sát chặt chẽ đối với các dòng vốn ngắn hạn vào/ra trên thị trường chứng khoán.

- Phát triển các sản phẩm mới cho thị trường chứng khoán như: hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng về chỉ số,…

- Tăng cường xúc tiến đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Tăng cường quản lý vay nợ nước ngoài và sử dụng vốn vay của Chính phủ.

1.7. Một số định hƣớng trong q trình thực hiện tự do hóa tài chính

1.7.1. Chủ động thực hiện các chính sách để sử dụng có hiệu quả dịng vốn nƣớc ngồi nƣớc ngồi

Dựa vào kinh nghiệm thực hiện tự do hóa tài chính ở các nước thì điều kiện quan trọng để tự do hóa khu vực tài chính thành cơng là phải có một hệ thống pháp luật hoàn thiện. Hệ thống pháp luật về địa vị pháp lý của doanh nghiệp, hoạt động thương mại, hoạt động tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh,… cần nhất quán, không chồng chéo, đảm bảo tạo ra một mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Ngồi ra, vai trị quản lý và kinh doanh của nhà nước cần tách bạch rõ ràng. Các cơ quan nhà nước có vai trị tạo điều kiện thuận lợi cho tăng trưởng kinh tế: ổn định vĩ mơ, hồn thiện pháp luật,… Các DNNN tập trung sản xuất kinh doanh theo đúng quy luật của kinh tế thị trường. Khi đó, nền kinh tế có thể hấp thụ và sử dụng có hiệu quả tốt nhất các nguồn lực do q trình tự do hóa tài chính mang lại.

1.7.2. Chủ động đối phó với những bất ổn của dịng vốn trong q trình tự do hóa tài chính

Khu vực tài chính là khu vực quan trọng hàng đầu của nền kinh tế quốc gia và là khu vực vô cùng nhạy cảm, dễ bị ảnh hưởng từ tình hình kinh tế cũng như những biến động địa chính trị trên thế giới. Khi thực hiện tự do hóa tài chính thì tất yếu sẽ làm phát sinh những rủi ro đến sự thay đổi dòng vốn ồ ạt trên thị trường. Sự thay đổi này có thể là dịng vốn chảy vào quốc gia tăng lên đột biến, cũng như có thể là dịng vốn chảy ra khỏi quốc gia quá nhiều. Những sự thay đổi đột ngột của dòng vốn sẽ tạo ra những bất ổn vĩ mơ trầm trọng, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính, khủng hoảng kinh tế. Xém xét thị trường ngoại hối ở Việt Nam, có thể thấy: đầu năm 2007, dịng vốn nước ngồi chảy vào Việt Nam rất nhiều, tập trung vào lĩnh vực bất động sản và chứng khốn. Dịng vốn này đã làm cho tỷ giá của đồng Việt Nam tăng lên so với đồng đô la Mỹ, ảnh hưởng khơng nhỏ đến tình hình xuất nhập khẩu. Sau đó đến năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra thì dịng vốn bắt đầu chảy ra khỏi Việt Nam, đã tác động không nhỏ đến việc đồng Việt Nam mất giá. Sự bất ổn trên thị trường ngoại hối phần nào đã góp phần làm trầm trọng thêm những bất ổn vĩ mơ đang diễn ra, đó là tình trạng lạm phát. Do thị trường tài chính Việt Nam chưa tự do hóa hồn tồn nên những biến động đó vẫn cịn nằm trong sự kiểm sốt của chúng ta. Tuy nhiên, khi thị trường tài chính được tự do hóa ở mức cao thì các quốc gia cần có những chính sách để chủ động đối phó với những biến động lớn về dòng vốn để một mặt tận dụng nguồn lực phát triển đất nước, mặt khác đối phó có hiệu quả khi bất ổn xảy ra. Các quốc gia có thể tập trung vào 3 hệ thống giải pháp sau:

- Thứ nhất, lành mạnh nền tài chính quốc gia.

- Thứ hai, thực hiện tự do hóa tài chính theo lộ trình thận trọng và an tồn. - Thứ ba, tăng cường giám sát tài chính và cơng khai hóa tài chính.

Kết luận chƣơng 1

Vai trị của tự do hóa tài chính đối với sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu. Trong đó, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng giữa tự do hóa tài chính và tăng trưởng có mối tương quan nhất định với nhau. Tuy nhiên, có một số vấn đề đặt ra là: tự do hóa tài chính tất yếu sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế hay là các quốc gia cần phải làm gì để tận dụng cơ hội từ tự do hóa tài chính để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiểm soát được những rủi ro từ q trình này; có một mơ hình tự do hóa tài chính chung nào cho các quốc gia khác nhau hay khơng? Thực tiễn tự do hóa tài chính ở một số nước đã cho ta nhiều bài học quan trọng trong q trình tự do hóa tài chính. Đó là, song song với tự do hóa tài chính cần phải chú ý đến những rủi ro mà q trình này có thể mang lại; đồng thời, cần phải căn cứ và tình hình thực tiễn kinh tế của từng quốc gia để lựa chọn trình tự tiến hành tự do hóa cho phù hợp đảm bảo được sự ổn định, tăng trưởng kinh tế, tránh những rủi ro có thể xảy ra.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001- 2010 2.1.1. Trƣớc khi gia nhập WTO 2.1.1. Trƣớc khi gia nhập WTO

Tăng trưởng và đầu tư vẫn mạnh mẽ

GDP tăng trưởng đều và cao từ năm 2002 đến 2006 (trên 7%). Với tốc độ tăng trưởng ước tính sẽ cao hơn vào quý tư, mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm 2006 của chính phủ dường như đã thành hiện thực, thậm chí có thể sẽ đạt được mức cao hơn đơi chút. Trong đó đáng chú ý là xu hướng tăng trong tỷ trọng ngành dịch vụ, giảm dần tỷ trọng của ngành nông lâm ngư nghiệp. Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế đang có sự chuyển biến.

Bảng 2.1: Tăng trƣởng GDP theo ngành (%)

2002 2003 2004 2005 2006

Tổng GDP 7.0 7.3 7.8 8.4 8.2

Nông lâm ngƣ nghiệp 4.1 3.6 4.4 4.0 3.7

Công nghiệp và xây dựng 9.4 10.5 10.2 10.7 10.4

Dịch vụ 6.5 6.5 7.3 8.5 8.3

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO)

Lượng cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng lên khi Việt Nam hoàn tất việc gia nhập WTO, đạt mức 47% trong 10 tháng đầu năm, với tổng số vốn đầu tư lên tới 8,2 tỷ đô la. Mức kỷ lục của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam là 9 tỷ đô la năm 1996. Mức độ thực hiện của vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, kể cả vốn vay trong nước của các doanh nghiệp nước ngoài đạt 3,6 tỷ đô la, so với 3,3 tỷ đô la trong năm 2005. Những cam kết đầu tư lớn là 1 tỷ đô la để xây dựng nhà máy sản xuất chip điện tử và các hoạt động có liên quan, và hơn 1,6 tỷ đô la để xây dựng hai nhà máy thép.

Biểu đồ 2.1: Cam kết và giải ngân vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi (tỷ đơ la Mỹ) 0.0 2,000.0 4,000.0 6,000.0 8,000.0 10,000.0 12,000.0 14,000.0 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Tri ệu U S D Cam kêt Giải ngân

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Thâm hụt tài khoản vãng lai

Thâm hụt thương mại (tính theo giá FOB) kéo dài liên tục từ 2000 – 2006 và đạt mức cao nhất trong năm 2003 (8,5%GDP). Nhờ vào các dịng vốn có giá trị hơn 3 tỷ đơ la Mỹ chảy vào Việt Nam qua các kênh chính thức, tài khoản vãng lai chỉ thâm hụt nhẹ ở mức khoảng -0,27% GDP trong năm 2006.

Trong năm 2005, chính phủ cũng đã tăng vốn trong nước bằng cách phát hành trái phiếu chính phủ trên thị trường quốc tế để đảm bảo tài chính cho các dự án chiến lược. Tiền thu được từ phát hành trái phiếu quốc tế thường được dùng để cho các tổng công ty nhà nước vay lại nhằm triển khai các dự án. Những tổng cơng ty này chưa có độ tin cậy về tài chính trên thị trường quốc tế, và nhu cầu vốn của họ là quá lớn đối với các ngân hàng thương mại trong nước. Ví dụ, Việt Nam đã phát hành một lượng trái phiếu với tổng giá trị lên tới 750 triệu đô la Mỹ và được nhà nước cho tổng công ty tàu biển Việt Nam (Vinashin) vay lại.

Biểu đồ 2.2: Cán cân thƣơng mại và tài khoản vãng lai (%GDP) -10 -8 -6 -4 -2 0 2 4 6 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Cán cân vãng lai

Cán cân thương mại

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

2.1.2. Sau khi gia nhập WTO

Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhanh chóng từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư công và tăng nhanh tín dụng trong nước. Tốc độ tăng trưởng GDP thực là 6,8% trong năm 2010 – tốc độ nhanh nhất trong ba năm gần đây. Kinh tế tăng trưởng liên tục theo từng quý trong năm 2010 – quý 1 tăng 5,8%, quý 2 tăng 6,4% và quý 3 tăng 7,2%. Đầu tư cơng và tín dụng trong nước tăng nhanh trong quý 4 dẫn đến tăng trưởng đạt 7,3% - tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 quý trở lại đây. Tuy nhiên, do khơng thể duy trì q lâu chính sách nới lỏng vì nó gây ra một làn sóng lạm phát mới, chính phủ tun bố thắt chặt chính sách tiền tệ vào đầu năm 2011. Tăng trưởng GDP quý 1/2011 giảm xuống còn 5,4%. Các báo cáo sơ bộ cho thấy tăng trưởng sáu tháng đầu năm 2011 ước vào khoảng 5,6%.

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng GDP giai đoạn khủng hoảng (2007 – 2010) (%) 8.5 6.3 5.3 6.8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Cơ cấu kinh tế

Ngành dịch vụ Việt Nam trở thành ngành lớn nhất trong nền kinh tế và đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng chung. Xu hướng này diễn ra do hai yếu tố. Thứ nhất là tăng trưởng chậm lại trong các ngành công nghiệp và nông nghiệp. Thứ hai là tình hình thương mại dịch vụ qua biên giới gia tăng. Việt Nam đón nhận luợng khách du lịch tăng mạnh trong những năm gần đây. Điều này cũng dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể đổ vào ngành bất động sản và khách sạn nhà hàng. Việt Nam cũng bắt đầu nhận đầu tư từ một số hãng công nghệ thông tin lớn và ngành phần mềm của Việt Nam cũng tăng trưởng rất nhanh, mặc dù quy mơ cịn nhỏ. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngồi. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ đại học và kỹ năng thích hợp cũng đã nổi lên như một trong những cản trở chính với tăng trưởng trong tương lai, bộc lộ những hạn chế kéo dài trong quá trình tăng trưởng nhờ dịch vụ của Việt Nam. Năm 2011, dự kiến

ngành dịch vụ sẽ đóng góp khoản 42-43% tổng sản lượng, so với 42% của ngành công nghiệp và 15-16% của ngành nông nghiệp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Số vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, từ mức 72 tỷ đơ la Mỹ năm 2008 xuống cịn 19 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ mang cơng nghệ mới và kinh nghiệm quản lý hiện đại đến Việt Nam, mà còn chiếm một phần lớn trong sản xuất hàng xuất khẩu và là kênh chính bù đắp cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam. Tình trạng FDI liên tục sụt giảm là một vấn đề đáng báo động. Trong 5 tháng đầu năm 2011, chỉ có 4,7 tỷ đơ la Mỹ FDI cam kết vào Việt Nam so với 9 tỷ đô la Mỹ vào cùng kỳ năm 2010, giảm 48%. May mắn là FDI giải ngân thực tế cho đến nay vẫn duy trì ở mức tốt, dù cam kết mới đã giảm rất nhanh.

Biểu đồ 2.4: Cam kết và giải ngân vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi 2007-2011 (tỷ đơ la Mỹ) 20 72 23 19 5 8 12 10 8 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007 2008 2009 2010 5T-2011 Cam kêt Giải ngân

Cán cân vãng lai

Thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã giảm nhiều trong những năm gần đây mà chưa cần sử dụng đến các biện pháp hành chính. Trong năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức khá cao (-11,84 %GDP). Song với kết quả xuất khẩu tốt, doanh thu từ du lịch và kiều hối tăng mạnh mẽ, thâm hụt cán cân vãng lai dần giảm xuống còn - 7,66%GDP vào năm 2009. Thâm hụt cán cân thương mại so với GDP cũng giảm tương ứng xuống còn -9,71%GDP vào năm 2009.

Biểu đồ 2.5: Thâm hụt cán cân vãng lai (2007 – 2009) (%GDP)

-18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2007 2008 2009 Cán cân vãng lai Cán cân thương mại

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Như vậy, quá trình hội nhập và việc gia nhập WTO đã đem lại kết quả như nhiều nhà nghiên cứu kỳ vọng. Các tác động quan trọng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO gồm: gia tăng niềm tin vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam; thúc đẩy phát triển kinh tế; mở rộng thị trường; đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI; thể chế thị trường tiếp tục được hồn thiện. Bên cạnh đó là những tác động vượt xa dự báo như: tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu; quy mô các luồng vốn trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam; sự bùng phát của các hoạt động tài chính, ngân hàng,… Tuy thị

trường tài chính, ngân hàng, thị trường bất động sản khá sôi động nhưng lại ít chuyển sang nền kinh tế thực. Trong giai đoạn 2007 – 2009 , khu vực tài chính trung gian (ngân hàng, bảo hiểm) vẫn còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 2,0% GDP.

2.2. Thực trạng q trình tự do hóa tài chính ở Việt Nam

Q trình hội nhập kinh tế quốc tế và việc gia nhập WTO đã mang đến nhiều cơ hội cho sự bức phá toàn diện của nền kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, để tận dụng được những cơ hội này, Việt Nam cần thực hiện cải cách sâu rộng theo hướng hoàn thiện các thể chế kinh tế thị trường. Một trong những khâu quan trọng là thực hiện tự do hóa trong lĩnh vực tài chính để khai thơng dịng chảy vốn cho nền kinh tế. Trong thời gian qua, Việt Nam đã từng bước cải cách theo hướng nới lỏng sự kiểm soát trong các khâu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)