CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM
3.2 Các nhóm giải pháp đẩy mạnh tự do hóa tài chính
3.2.1. Nhóm giải pháp hồn thiện chính sách lãi suất
Tự do hóa lãi suất khơng chỉ là tự do hóa lãi suất ngân hàng (lãi suất vay và cho vay), mà cịn là tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ (kinh nghiệm của Nhật Bản). Tuy nhiên, căn cứ vào kinh nghiệm quốc tế về tự do hóa lãi suất, khi thực hiện tự do hóa lãi suất cần phải đảm bảo tình hình vĩ mơ ổn định, đặc biệt là lạm phát. Tự do hóa hồn tồn lãi suất ở những nước có tỷ lệ lạm phát cao và khơng ổn định có thể dẫn đến mức lãi suất thực cao và chênh lệch lớn giữa lãi suất tiền gửi và lãi suất cho vay, đồng thời có thể những biến động mạnh về tỷ giá làm cho các luồng vốn không ổn định.
3.2.1.1. Giải pháp tự do hóa lãi suất ngân hàng
Tự do hóa lãi suất ngân hàng là mục tiêu rất quan trọng nhằm thiết lập cơ chế lãi suất phù hợp với cơ chế thị trường, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện chính sách điều tiết lãi suất trên cơ sở sử dụng các công cụ dự trữ bắt buộc, tái cấp vốn, chiết khấu, thị trường mở.
a) Dự trữ bắt buộc:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc cần thống nhất đối với tất cả các NHTM. Để đảm bảo thực thi chính sách dự trữ bắt buộc có hiệu quả, NHNN cần có quy định chế tài những NHTM vi phạm thật nghiêm khắc bằng việc áp dụng mức lãi suất phạt cao và một số biện pháp hành chính khác (Thanh tra những NHTM thường xuyên vi phạm quy định dự trữ bắt buộc,…).
- NHNN có thể linh hoạt quy định về loại tài sản nợ phải thực hiện dự trữ bắt buộc cho phù hợp với từng thời kỳ.
- NHNN cần có chính sách khuyến khích các NHTM tn thủ quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng việc xem xét trả lãi cho phần dự trữ vượt mức quy định.
- Giảm dự trữ bắt buộc là một trong những bước đi đầu tiên trong q trình tự do hóa lãi suất nói riêng và tự do hóa tài chính nói chung. Do đó, NHNN cần xem xét hồn thiện cơ chế để tăng cường năng lực quản lý thị trường khi dự trữ bắt buộc được giảm xuống. NHNN có thể sử dụng biện pháp áp đặt tốc độ tăng trưởng tín dụng như một bước đệm nhằm kiểm sốt nguồn cung vốn ra thị trường khi giảm dự trữ bắt buộc. Từng bước đưa lãi suất trở thành yếu tố chi phối đến cung cầu vốn trên thị trường.
b) Tái cấp vốn và tái chiết khấu:
- NHNN cần thực hiện chính sách lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu theo quy luật thị trường. Nghĩa là, lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu phải cao hơn lãi suất huy động của các NHTM trên thị trường tiền tệ. Động thái này sẽ buộc các NHTM huy động tiền gửi trước khi nghĩ đến vay NHNN.
- Ngoài ra, để đưa ra được lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu phù hợp thì NHNN cần tham chiếu với lãi suất trên thị trường liên ngân hàng. NHNN cần tạo ra một thị trường liên ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả, phản ánh đúng cung cầu vốn. Khi đó, lãi suất liên ngân hàng sẽ là một tín hiệu quan trọng trong q trình điều hành lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu của NHNN.
c) Thị trường mở:
Hoạt động thị trường mở đòi hỏi NHNN và NHTM phải nắm giữ và sẵn sàng nắm giữ trái phiếu chính phủ. Do vậy, một thị trường trái phiếu phát triển tốt là một yếu tố góp phần làm cho hoạt động của thị trường mở có hiệu quả. Ngồi ra, NHNN cần cải thiện một số yếu tố nội tại trong hoạt động của thị trường mở.
- NHNN cần tăng thêm các phiên giao dịch trên thị trường mở (trước mắt là tăng lên 2 phiên/ngày).
- NHNN cần phát triển nghiệp vụ đấu thầu lãi suất bên cạnh đấu thầu theo khối lượng như hiện nay. Đấu thầu theo lãi suất sẽ góp phần hình thành nên một mức lãi suất phản ánh đúng cung cầu vốn của các NHTM. Khi đó, lãi suất trên thị trường mở sẽ trở thành một trong những yếu tố quan trọng trong việc điều chỉnh chính sách lãi suất của NHNN.
- NHNN cần tăng cường năng lực công nghệ để đáp ứng tốt hơn nhu cầu giao dịch trên thị trường mở ngày càng tăng của các NHTM.
3.2.1.2. Giải pháp tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ
Tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của thị trường tài chính. Lãi suất trái phiếu chính phủ thường được xem là lãi suất phi rủi ro, là nhân tố quan trọng trong việc định giá các cơng cụ tài chính. Bên cạnh đó, tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ sẽ góp phần khơng nhỏ hình thành nên đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường. Từ đó, lãi suất sẽ phản ánh thực chất hơn cung cầu vốn trên thị trường và trở thành một chỉ báo quan trọng cho việc điều hành chính sách vĩ
mô của nhà nước. Để thực hiện tự do hóa lãi suất trái phiếu chính phủ, cần thực hiện các giải pháp sau:
- Sửa đổi, bổ sung các quy định của chính phủ về phát hành trái phiếu chính phủ theo hướng: mở rộng đối tượng tham gia giao dịch trái phiếu chính phủ gồm các thành viên của HNX bao gồm cả thành viên chính (nghiệp vụ tự doanh, mơi giới) và thành viên phụ (nghiệp vụ tự doanh của các tổ chức khác). Ủy ban chứng khốn trên cơ sở quy định của Bộ Tài Chính sẽ ban hành quy chế giao dịch trái phiếu cụ thể theo các đối tượng (thành viên chính, thành viên phụ) và các hình thức giao dịch (Repo, DVP – mua đứt bán đoạn,… )
- Xây dựng khung pháp lý đối với hệ thống đại lý với tư cách là nhà tạo lập thị trường. Trên cơ sở lựa chọn những thành viên những đóng góp, ảnh hưởng và tích cực tham gia trên thị trường trái phiếu chính phủ đóng vai trị là các đại lý.
- Tập trung phát hành trái phiếu chính phủ theo lơ lớn để tiến tới giảm thiểu số loại trái phiếu chính phủ đang lưu hành trên thị trường.
- Từng bước tạo điều kiện để lãi suất chính phủ được hình thành theo quan hệ cung cầu vốn trên thị trường, tiến tới bãi bỏ cơ chế lãi suất trần và tự do hóa hồn tồn lãi suất trái phiếu chính phủ trong các đợt phát hành.
3.2.2. Nhóm giải pháp hồn thiện thị trƣờng ngoại hối
Thị trường ngoại hối là nơi chuyển đổi các dòng vốn quốc tế vào/ra của một quốc gia, là thị trường chịu ảnh hưởng trực tiếp khi các dòng vốn này thay đổi. Để điều hòa dòng chảy của các luồng vốn quốc tế hiệu quả, nhất thiết cần một thị trường ngoại hối phát triển. Thị trường ngoại hối phát triển sẽ là tấm gương phản chiếu những thay đổi dịng vốn có nguy cơ gây ra bất ổn cho nền kinh tế, từ đó NHNN có thể đưa ra những chính sách điều tiết thích hợp để ổn định thị trường. Sau đây là một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn hoạt động của thị trường ngoại hối.
+ Xây dựng văn bản pháp quy quản lý toàn diện và đồng bộ hoạt động kinh doanh ngoại hối trên thị trường ngoại tệ Việt Nam theo nguyên tắc: Quy định khung pháp lý về hoạt động kinh doanh ngoại tệ của TCTD; Đưa ra các quy định quản lý nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ của TCTD.
+ Khuyến khích các TCTD xây dựng và áp dụng Bản thơng lệ thị trường ngoại hối Việt Nam.
+ Xây dựng cơ chế quản lý dịng vốn nước ngồi và nợ nước ngoài.
+ Thiết lập hệ thống giám sát đối với quản lý dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài.
+ Tập trung củng cố và xây dựng hệ thống giám sát hiện có, xây dựng cơ chế điều phối và phân cấp quản lý một cách hữu hiệu giữa các cơ quan giám sát khác nhau trong khu vực tài chính. Bên cạnh đó, phải xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm và tăng cường theo dõi các tổ chức tài chính lớn một cách có hệ thống.
- Xây dựng cơ chế quản lý nợ nước ngoài:
+ Xây dựng cơ chế báo cáo, thống kê số liệu nợ đảm bảo đầy đủ, chính xác; số liệu có độ tin cậy cao.
+ Sử dụng có hiệu quả phần mềm thống kê, ghi chép nợ của khu vực công và khu vực tư nhân.
+ Tăng cường công tác phối hợp giữa các cơ quan quản lý nợ trong đó đặc biệt quan trọng việc chia sẻ và cung cấp thơng tin, hình thành một kho dữ liệu chung về số liệu nợ nước ngoài.
+ Xây dựng cơ chế giám sát luồng chu chuyển vốn vào/ra thuộc các hạng mục trên cán cân vốn : hệ thống cảnh báo sớm rủi ro dòng vốn vào/ra trên cán cân vốn của cả nước bao gồm cả hình thức vay nợ và đầu tư.
+ Xây dựng hệ thống tính tốn mức tác động trực tiếp từ sự thay đổi tỷ giá đối với nghĩa vụ nợ nước ngoài, đặc biệt cân đối nghĩa vụ nợ thuộc về ngân sách và các cân đối vĩ mô khác như các chính sách xuất nhập khẩu, thương mại.
- Đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá thả nổi có kiểm sốt theo hướng thay đổi cơ chế điều hành tỷ giá bình quân liên ngân hàng bằng cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm. Ngày 25/2/1999, Thống đốc NHNN đã ký các Quyết định số 64/1999/QĐ-NHNN và Quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN ban hành cơ chế tỷ giá dựa trên tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng (tỷ giá BQLNH). Thực tế điều hành tỷ giá trong thời gian qua cho thấy tỷ giá BQLNH thực chất đã phản ánh mức tỷ giá trung tâm theo mục tiêu điều hành của NHNN. Tuy nhiên, tại những thời điểm cung cầu ngoại tệ căng thẳng, trong khi tỷ giá giao dịch của các NHTM phổ biến ở mức tỷ giá trần hoặc tỷ giá sàn, để ổn định thị trường ngoại hối, NHNN buộc phải duy trì tỷ giá BQLNH tương đối ổn định. Để duy trì lịng tin của thị trường đối với chính sách tỷ giá và uy tín của NHNN, NHNN cần công bố cơ chế điều hành theo tỷ giá trung tâm thay cho cơ chế điều hành theo tỷ giá BQLNH hiện tại. Giữa tháng 2/2011, NHNN đã chính thức thực hiện cơ chế điều hành tỷ giá trung tâm bằng việc thu hẹp biên độ từ +/- 3% xuống còn +/- 1%, đồng thời điều chỉnh linh hoạt tỷ giá BQLNH theo hướng thị trường.
- Đa dạng hóa các nghiệp vụ của thị trường ngoại tệ. Từng bước phát triển thị trường ngoại tệ kỳ hạn, quyền chọn nhằm tăng cường tính thanh khoản cho thị trường.
- NHNN cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đáp ứng được yêu cầu về số lượng giao dịch và giá trị giao dịch rất lớn trên thị trường ngoại hối.
- NHTM cần đầu tư trang bị các hệ thống giao dịch ngoại tệ hiện đại, đảm bảo an tồn như: Reuter Dealing, Bloomberg,…
3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển ngành ngân hàng
Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian có vai trị rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Phát triển ngành ngân hàng có vai trị to lớn trong q trình tự do hóa tài chính, đảm bảo cho q trình tự do hóa tài chính được thành cơng, tận dụng cơ hội cũng như ngăn ngừa những rủi ro của quá trình này mang lại. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để phát triển ngành ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:
- Tái cấu trúc ngành ngân hàng:
+ NHNN hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an tồn và phịng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thông lệ quốc tế; tăng cường vai trò giám sát của NHNN trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách để các NHTM có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn.
+ Thực hiện cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để NHTM Nhà nước thực sự là nòng cốt trong hoạt động của hệ thống NHTM cả nước.
+ Bổ sung hoàn thiện thể chế để các NHTM cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mơ và địa bàn hoạt động.
+ Xây dựng phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an tồn hệ thống, khơng làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.
+ Kiện tồn và phát huy hiệu quả hoạt động của TCTD ở nông thôn. Việc thành lập mới các NHTM và các định chế tài chính, kể cả thành lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nông thôn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.
+ Phối hợp có hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, các TCTD với việc cơ cấu lại và phát triển mạnh các phân khúc TTTC như TTCK, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; thực hiện công khai, minh bạch và kiểm soát chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.
- Nhà nước cần từng bước tách bạch hoạt động quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tiến đến bãi bỏ cơ chế cho vay theo chỉ định. Nhà nước cần xóa bỏ các ưu đãi với các NHTM nhà nước, đồng thời tạo tính độc lập trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Khi đó, các DNNN sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi tín dụng của các NHTM Nhà nước, buộc các DNNN phải cải thiện hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ những ưu đãi sẽ buộc các NHTM Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn để cạnh tranh với các NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngoài.
- NHNN phải hoàn thiện năng lực giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng.
+ NHNN cần hoàn thiện những quy định về năng lực tài chính của các NHTM như: quy định về vốn pháp định, hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, quy định về các tỷ lệ khả năng chi trả, khả năng thanh khoản, quy định về phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và áp dụng thống nhất trong ngành ngân hàng… Bên cạnh đó là những quy định yêu cầu các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, dự báo rủi ro.
+ NHNN cần hoàn thiện quy định về hoạt động báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng để nâng cao khả năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng.
+ NHNN phải nâng cấp hoạt động công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát.
- NHNN cần củng cố và tăng cường cơ chế thị trường trong hoạt động ngân hàng. Lãi suất sẽ do thị trường quyết định trên cơ sở cung cầu vốn trong nền kinh tế. Thị trường ngoại hối, vàng thực hiện theo cơ chế thị trường đảm bảo u cầu chống đơ la hóa, vàng hóa của chính phủ. Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, quản lý bằng các quy định mang tính thị trường thay cho mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Cụ thể là: tháo gỡ những quy định về lãi suất tính giá kỳ hạn ngoại