Sau khi gia nhập WTO

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 33 - 37)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2001 2010

2.1.2. Sau khi gia nhập WTO

Tăng trưởng kinh tế

Kinh tế Việt Nam tiếp tục hồi phục nhanh chóng từ sau khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nhờ tăng trưởng mạnh mẽ trong đầu tư cơng và tăng nhanh tín dụng trong nước. Tốc độ tăng trưởng GDP thực là 6,8% trong năm 2010 – tốc độ nhanh nhất trong ba năm gần đây. Kinh tế tăng trưởng liên tục theo từng quý trong năm 2010 – quý 1 tăng 5,8%, quý 2 tăng 6,4% và quý 3 tăng 7,2%. Đầu tư cơng và tín dụng trong nước tăng nhanh trong quý 4 dẫn đến tăng trưởng đạt 7,3% - tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 11 quý trở lại đây. Tuy nhiên, do khơng thể duy trì q lâu chính sách nới lỏng vì nó gây ra một làn sóng lạm phát mới, chính phủ tun bố thắt chặt chính sách tiền tệ vào đầu năm 2011. Tăng trưởng GDP quý 1/2011 giảm xuống còn 5,4%. Các báo cáo sơ bộ cho thấy tăng trưởng sáu tháng đầu năm 2011 ước vào khoảng 5,6%.

Biểu đồ 2.3: Tăng trƣởng GDP giai đoạn khủng hoảng (2007 – 2010) (%) 8.5 6.3 5.3 6.8 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 2007 2008 2009 2010

Nguồn: Tổng cục thống kê (GSO) Cơ cấu kinh tế

Ngành dịch vụ Việt Nam trở thành ngành lớn nhất trong nền kinh tế và đóng góp nhiều nhất vào tốc độ tăng trưởng chung. Xu hướng này diễn ra do hai yếu tố. Thứ nhất là tăng trưởng chậm lại trong các ngành công nghiệp và nơng nghiệp. Thứ hai là tình hình thương mại dịch vụ qua biên giới gia tăng. Việt Nam đón nhận luợng khách du lịch tăng mạnh trong những năm gần đây. Điều này cũng dẫn đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đáng kể đổ vào ngành bất động sản và khách sạn nhà hàng. Việt Nam cũng bắt đầu nhận đầu tư từ một số hãng công nghệ thông tin lớn và ngành phần mềm của Việt Nam cũng tăng trưởng rất nhanh, mặc dù quy mơ cịn nhỏ. Các doanh nghiệp công nghệ thông tin của Việt Nam cũng bắt đầu đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực có trình độ đại học và kỹ năng thích hợp cũng đã nổi lên như một trong những cản trở chính với tăng trưởng trong tương lai, bộc lộ những hạn chế kéo dài trong quá trình tăng trưởng nhờ dịch vụ của Việt Nam. Năm 2011, dự kiến

ngành dịch vụ sẽ đóng góp khoản 42-43% tổng sản lượng, so với 42% của ngành công nghiệp và 15-16% của ngành nông nghiệp.

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

Số vốn cam kết của nhà đầu tư nước ngoài đã giảm đáng kể trong những năm gần đây, từ mức 72 tỷ đơ la Mỹ năm 2008 xuống cịn 19 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2010. Đầu tư trực tiếp nước ngồi khơng chỉ mang cơng nghệ mới và kinh nghiệm quản lý hiện đại đến Việt Nam, mà còn chiếm một phần lớn trong sản xuất hàng xuất khẩu và là kênh chính bù đắp cho tình trạng thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam. Tình trạng FDI liên tục sụt giảm là một vấn đề đáng báo động. Trong 5 tháng đầu năm 2011, chỉ có 4,7 tỷ đơ la Mỹ FDI cam kết vào Việt Nam so với 9 tỷ đô la Mỹ vào cùng kỳ năm 2010, giảm 48%. May mắn là FDI giải ngân thực tế cho đến nay vẫn duy trì ở mức tốt, dù cam kết mới đã giảm rất nhanh.

Biểu đồ 2.4: Cam kết và giải ngân vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngồi 2007-2011 (tỷ đơ la Mỹ) 20 72 23 19 5 8 12 10 8 5 0 10 20 30 40 50 60 70 80 2007 2008 2009 2010 5T-2011 Cam kêt Giải ngân

Cán cân vãng lai

Thâm hụt cán cân vãng lai của Việt Nam đã giảm nhiều trong những năm gần đây mà chưa cần sử dụng đến các biện pháp hành chính. Trong năm 2008, thâm hụt cán cân vãng lai ở mức khá cao (-11,84 %GDP). Song với kết quả xuất khẩu tốt, doanh thu từ du lịch và kiều hối tăng mạnh mẽ, thâm hụt cán cân vãng lai dần giảm xuống còn - 7,66%GDP vào năm 2009. Thâm hụt cán cân thương mại so với GDP cũng giảm tương ứng xuống còn -9,71%GDP vào năm 2009.

Biểu đồ 2.5: Thâm hụt cán cân vãng lai (2007 – 2009) (%GDP)

-18 -16 -14 -12 -10 -8 -6 -4 -2 0 2007 2008 2009 Cán cân vãng lai Cán cân thương mại

Nguồn: Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF)

Như vậy, quá trình hội nhập và việc gia nhập WTO đã đem lại kết quả như nhiều nhà nghiên cứu kỳ vọng. Các tác động quan trọng nhất khi Việt Nam gia nhập WTO gồm: gia tăng niềm tin vào triển vọng phát triển kinh tế của Việt Nam; thúc đẩy phát triển kinh tế; mở rộng thị trường; đẩy mạnh xuất khẩu; tăng cường thu hút FDI; thể chế thị trường tiếp tục được hoàn thiện. Bên cạnh đó là những tác động vượt xa dự báo như: tốc độ tăng kim ngạch nhập khẩu; quy mô các luồng vốn trực tiếp và gián tiếp đổ vào Việt Nam; sự bùng phát của các hoạt động tài chính, ngân hàng,… Tuy thị

trường tài chính, ngân hàng, thị trường bất động sản khá sơi động nhưng lại ít chuyển sang nền kinh tế thực. Trong giai đoạn 2007 – 2009 , khu vực tài chính trung gian (ngân hàng, bảo hiểm) vẫn còn nhỏ bé, chiếm chưa đến 2,0% GDP.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)