Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 61)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2.2. Thực trạng q trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

2.2.5.3. Những tồn tại, hạn chế

Quy mơ của ngành bảo hiểm và kiểm tốn cũng cịn hạn chế (số lượng các cơng ty bảo hiểm và kiểm tốn cịn ít), khả năng tài chính cịn yếu.

- Trong hoạt động tái bảo hiểm các dịch vụ bảo hiểm lớn như hàng không, hàng hải, dầu khí phải tái bảo hiểm với các cơng ty nhận tái bảo hiểm của nước ngồi dẫn đến tình trạng phải chuyển ra ngoài một lượng ngoại tệ rất lớn.

- Doanh thu của ngành bảo hiểm và kiểm tốn cịn thấp (chẳng hạn, bảo hiểm chỉ chiếm 0,86% GDP) trong khi tỷ lệ này ở các nước phát triển lên tới 14%, các nước trong khu vực là 5%.

- Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm còn hạn chế, các nguồn vốn nhàn rỗi chủ yếu (70%), do thị trường chứng khoán và các thị trường tài sản khác cịn nhiều hạn chế.

2.2.6. Tự do hóa thị trƣờng ngoại hối 2.2.6.1. Những thành tựu đạt đƣợc

Việt Nam đã có hệ thống tỷ giá điều chỉnh theo tín hiệu thị trường từ năm 1989, nhưng vẫn có sự can thiệp của Chính phủ. Sau bước điều chỉnh ngoạn mục năm 1989 với sự kiện phá giá rất mạnh nội tệ, sau đó nhanh chóng thống nhất tỷ giá chính thức và thị trường, xố bỏ cơ bản hệ thống tỷ giá cũ quá phức tạp,... thì cơ chế quản lý ngoại hối và chính sách tỷ giá của Việt Nam đã có bước chuyển biến rất căn bản sang cơ chế thị trường, thóat khỏi trạng thái thụ động để trở thành công cụ điều chỉnh vĩ mô quan trọng trong nền kinh tế mở. Sau một thời gian ổn định, tiền đồng giảm khoảng 5% theo giá hiện hành so với giá USD trong nửa đầu năm 1997. Chính phủ đã nới rộng khung tỷ giá giữa tỷ giá chính thức và tỷ giá liên ngân hàng đến +/-5%. Tỷ giá hối đoái thực tăng khoảng 50% từ năm 1990. Từ 13/10/97, tỷ giá USD/VNĐ trong giao dịch liên ngân hàng được phép dao động 10% so với tỷ giá chính thức của NHNN cơng bố.

Bước chuyển quan trọng trong chính sách tỷ giá và quản lý ngoại hối là lấy tỷ giá liên ngân hàng làm tỷ giá chính thức từ 8/1998 và cho biên độ dao động hàng ngày 0,1%, hiện nay biên độ này là 1%; đồng thời giảm mạnh tỷ lệ kết hối bắt buộc đối với các doanh nghiệp có thu ngoại tệ từ 80% xuống 50% rồi 40% và tiến tới gỡ bỏ cơ chế kết hối; nới lỏng cho phép mọi người sở hữu và gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ, người dân được nhận kiều hối bằng ngoại tệ tiền mặt, tự do hóa một số giao dịch vãng lai như: thanh tốn chi phí du học, khám chữa bệnh,… Các qui định về tự cân đối ngoại tệ đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được nới lỏng từng bước để khuyến khích và thu hút đầu tư đồng thời phù hợp với tiến trình tự do hóa tài chính. Hiện nay, các nhà kinh tế quốc tế đều tán đồng chính sách quản lý tỷ giá linh hoạt của Việt Nam và đề nghị tăng tính linh hoạt hơn.

2.2.6.2. Tác động của tự do hóa thị trƣờng ngoại hối

So với nước láng giềng Trung Quốc, có thể thấy sự kiểm sốt của nhà nước đối với thị trường ngoại hối tại Việt Nam tương đối thóang hơn, theo sát tín hiệu thị

trường. Sự tự do hóa các giao dịch ngoại hối cũng tạo ra khơng ít khó khăn cho việc quản lý vĩ mô của các cơ quan nhà nước. Đầu năm 2008, cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ nổ ra và nhanh chóng lan rộng ra tồn cầu khiến cho thị trường chứng khốn, thị trường hàng hóa,… các nước sụt giảm nghiêm trọng. Các nhà đầu tư tháo chạy khỏi các thị trường mới nổi, rút vốn về nước khiến cho nhu cầu ngoại tệ (đô la Mỹ) đột ngột tăng mạnh, hệ quả là Cục dự trữ liên bang Mỹ phải thực hiện ngay biện pháp hóan đổi ngoại tệ với các nước. Việt Nam không những phải chịu ảnh hưởng của xu hướng trên mà còn đối mặt với lạm phát tăng cao, giá trị đồng Việt Nam liên tục mất giá so với đơ la Mỹ, kéo theo đó là giá vàng tăng cao. Có thể thấy vào lúc đó, việc sở hữu đô la Mỹ của người dân Việt Nam tương đối dễ dàng (mua từ thị trường chợ đen, nhận kiều hối từ nước ngoài) và quan trọng nhất là tình trạng đơ la hóa ở mức độ cao. Nguồn cung đô la Mỹ trên thị trường khá hạn chế, chủ yếu từ nguồn xuất khẩu và từ NHNN; trong khi đó, người dân thì găm giữ ngoại tệ bằng cách gửi tiết kiệm làm cho nguồn cung ngoại tệ suy giảm. Cầu ngoại tệ gia tăng mạnh, trong khi đó nguồn cung rất hạn chế khiến cho tỷ giá tăng mạnh, dự trữ ngoại hối giảm nhiều. Dự trữ ngoại hối giảm từ mức 23,9 tỷ đô la Mỹ vào năm 2008 xuống cịn 13,6 tỷ đơ la Mỹ vào năm 2010, dự tính sẽ tăng lại 13,8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2011 và 17,1 tỷ đô la Mỹ vào năm 2012 (theo Citigroup). Đối với tỷ giá, tháng 2/2011, NHNN Việt Nam đã tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng thêm 9,3% từ mức 18.932 lên 20.693. Nếu quan sát diễn biến của tỷ giá bình quân liên ngân hàng và tỷ giá các ngân hàng thương mại niêm yết thì từ năm 2008 đến năm 2011 tỷ giá tăng rất mạnh. Tuy nhiên, nếu theo dõi tỷ giá đồng Việt Nam giao dịch theo hợp đồng kỳ hạn khơng chuyển giao thì vào khoảng tháng 6/2008 tỷ giá kỳ hạn 1 năm cho đồng Việt Nam tăng đến gần 22.500, và cho đến tháng 10/2011 tỷ giá này chỉ tăng thêm gần 800 đồng/1 đô la Mỹ. Thực trạng này cho ta thấy, Việt Nam chịu tác động rất lớn khi tiến hành tự do hóa thị trường ngoại hối, sự gia tăng tỷ giá ngoại tệ sẽ góp phần làm tăng áp lực lạm phát và góp phần thúc đẩy tình trạng đơ la hóa, vàng hóa.

Biều đồ 2.10: Tỷ giá kỳ hạn 1 năm của hợp đồng kỳ hạn không chuyển giao (VNĐ/USD)

Nguồn: Bloomberg

2.3. Đánh giá chung về tự do hóa tài chính tại Việt Nam 2.3.1. Mặt đạt đƣợc 2.3.1. Mặt đạt đƣợc

- Độ sâu tài chính của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể trong giai đoạn hội nhập (gia nhập WTO), dưới tác động của các dịng vốn đầu tư nước ngồi cũng như sự tham gia sâu rộng hơn của các NHTM nước ngoài. Sau khi gia nhập WTO, một số chỉ tiêu về độ sâu tài chính của Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Chỉ tiêu tiền gửi/GDP tăng mạnh, đạt mức gần 120% GDP trong năm 2008. Chỉ tiêu cung tiền M2/GDP cũng có nhiều chuyển biến đáng kể và đạt mức hơn 120%GDP vào năm 2009. Chỉ tiêu tín dụng/GDP cũng thay đổi theo hướng tích cực.

Biều đồ 2.11: Một số chỉ tiêu về độ sâu tài chính của Việt Nam 0 0 20 40 60 80 100 120 140 160 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 % Tiền gửi/GDP Tín dụng/GDP M2/GDP

Nguồn: Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) và tính tốn của tác giả

- Việc gia nhập và thực hiện cam kết WTO tác động mạnh mẽ đến hoạt động đầu tư, trong đó có đầu tư trực tiếp nước ngoài. Việc thực hiện các cam kết khi gia nhập WTO cùng với việc hồn thiện hệ thống pháp luật, chính sách đầu tư nước ngồi đã góp phần cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao khả năng thu hút nhà đầu tư nước ngồi. Cải cách hành chính trong đăng ký kinh doanh và cấp giấy chứng nhận đầu tư được đẩy mạnh, quy trình thủ tục xuất nhập khẩu thuận lợi hơn, cơ chế một cửa ở một số địa phương đã được thực hiện tốt. Điều này đã khuyến khích các nhà đầu tư nước ngồi tăng cường đầu tư vào Việt Nam cũng như mạnh dạn hơn trong việc tăng vốn, mở rộng quy mô các dự án đầu tư.

- Cùng với sự phát triển của các hoạt động tài chính ngân hàng, sau khi gia nhập WTO, thị trường chứng khoán đã bùng nổ xét theo mức độ vốn hóa, số lượng cơng ty niêm yết, số lượng tài khoản của nhà đầu tư tổ chức và cá nhân, và sự gia tăng của các cơng ty chứng khốn.

- Khung pháp lý cho hoạt động cho các hoạt động tài chính ngân hàng ngày càng được hoàn thiện, tạo ra mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, và góp phần cho ra đời và phát triển đồng bộ các loại thị trường như thị trường chứng khốn, thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản,…

- Nhà nước ngày càng giảm bớt sự tham gia trực tiếp vào các hoạt động kinh tế thơng qua chủ trương cổ phần hóa các DNNN. Cổ phần hóa DNNN cũng đã tạo nhiều hàng hóa có chất lượng tốt cho thị trường chứng khốn, góp phần thu hút đầu tư gián tiếp từ nước ngoài.

2.3.2. Mặt hạn chế

Kể từ khi gia nhập WTO, thị trường tài chính Việt Nam nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung đã có nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng thế giới đánh giá cao. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn còn một số hạn chế.

- Độ mở của nền kinh tế Việt Nam đã tăng gần như tuyến tính và vượt quá 160%, với nhập khẩu lên hơn 90% GDP và xuất khẩu chiếm gần 75% GDP. Trong đó, nhập khẩu có khuynh hướng tăng nhanh hơn xuất khẩu làm cho cán cân thương mại, cán cân vãng lai ln trong tình trạng thâm hụt, gây áp lực lên dự trữ ngoại hối.

- Mặc dù độ sâu tài chính đã có những sự cải thiện đáng kể, lãi suất dần trở thành một tín hiệu mang tính thị trường. Tuy nhiên, những đợt lạm phát cao năm 2008, 2010, 2011 đã làm méo mó tín hiệu lãi suất (lãi suất không theo kịp với lạm phát khiến lãi suất tiền gửi thực có khuynh hướng âm), góp phần làm phức tạp diễn biến trên thị trường vốn và tính thanh khoản của các ngân hàng thương mại.

- Tín dụng ngân hàng ngày càng có vai trị quan trọng đối với nền kinh tế nhưng còn chứa đựng nhiều rủi ro. Tổng dư nợ của ngân hàng gần như tương đương với tổng

tiền gửi, mà trên thực tế tiền gửi thường là ngắn hạn, còn dư nợ cho vay có dư nợ trung và dài hạn. Do đó, hệ thống ngân hàng phải gánh chịu rủi ro về kỳ hạn cũng như rủi ro về tỷ giá.

- Ngân hàng thương mại vẫn là trung tâm của cả hệ thống tài chính, vẫn là kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế. Các khâu tài chính trung gian khác như bảo hiểm, cho th tài chính cịn chưa phát triển như mong đợi. Trong khi đó, hệ thống ngân hàng thương mại ngày càng bộc lộ nhiều yếu kém về hoạt động tín dụng, quản lý rủi ro,…

- Tín dụng cho khu vực DNNN vẫn còn ẩn chứa nhiều rủi ro về đạo đức, là nguy cơ dẫn đến những cú sốc lớn cho nền kinh tế (trường hợp Vinashin năm 2010 là một ví dụ điển hình).

- Thị trường chứng khốn vẫn cịn chứa đựng nhiều yếu kém làm giảm tính hấp dẫn với các nhà đầu tư. Ví dụ: thời gian giao dịch T+3 được đánh giá là hơi dài, làm cho chứng khốn kém tính thanh khoản.

- Thị trường ngoại tệ, vàng diễn biến phức tạp. Tình trạng vàng hóa, đơ la hóa ngày càng mạnh. Đặc biệt là thị trường vàng, cơ sở pháp lý vẫn cịn chưa hồn thiện; thị trường vẫn cịn tình trạng độc quyền, đầu cơ, găm giữ.

2.3.3. Nguyên nhân

Những hạn chế trên bộc lộ rõ nét trong đợt lạm phát cao ở Việt Nam và khủng hoảng tài chính thế giới trong thời gian qua. Trong đó, nổi bật lên là những nguyên nhân sau:

- Trong bối cảnh lạm phát cao và liên tục, nhưng Việt Nam vẫn theo đuổi chính sách ổn định tỷ giá danh nghĩa, dẫn đến tình trạng tỷ giá đồng tiền Việt Nam so với đô la Mỹ không thay đổi kịp so với tỷ giá thực của nó. Điều này góp phần làm giảm sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam, làm trầm trọng thêm thâm hụt thương mại, đồng thời làm tăng rủi ro về tỷ giá.

- Hệ thống NHTM tăng trưởng nhanh, gây sức ép mở rộng các khoản vay, đạo đức nghề nghiệp và nhu cầu về vốn. Với sự hiện diện của khu vực DNNN lớn, các

khoản vay có sự bảo lãnh của Chính phủ, khiến tín dụng cho khu vực này có dấu hiệu vượt quá mức cần thiết và có nguy cơ trở thành nợ xấu.

- Thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, thị trường ngoại tệ và vàng vận hành không lành mạnh, bị thao túng bởi lượng vốn nhàn rỗi lớn.

- Thâm hụt ngân sách lớn trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế làm gia tăng khả năng chịu ảnh hưởng từ bất ổn bên ngoài bởi các dịng vốn gián tiếp khơng bị kiểm soát.

- Sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các khâu tài chính dẫn đến dịng chu chuyển vốn kém hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

- Cuối cùng là sự phát triển thiếu đồng bộ giữa các thị trường tài sản làm cho nguồn vốn chảy vào các thị trường này không ổn định, gây bất ổn cục bộ, thậm chí là sự bất ổn tồn diện. Ví dụ: trong thời gian qua, dịng tiền nhàn rỗi chuyển từ thị trường chứng khoán, bất động sản sang thị trường ngoại tệ, vàng và cuối cùng có xu hướng chảy vào lại ngân hàng; hiện tại thì dịng vốn này rất bất ổn.

Kết luận chƣơng 2

Khi gia nhập WTO, độ mở của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được mở rộng. Mở của thị trường tài chính cũng là nằm trong những cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO. Tuy nhiên, việc tự do hóa tài chính cũng đã manh nha từ những năm trước đó. Gia nhập WTO góp phần thúc đẩy q trình tự do hóa tài chính được thực hiện nhanh hơn. Việt Nam đã lựa chọn những bước đi rất thận trọng, khơng tự do hóa một cách đột ngột đã góp phần tránh khỏi tác động lớn từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ vào năm 2008. Song, sự cẩn trọng đó cũng dẫn đến một số hạn chế trong q trình tự do hóa tài chính, ví dụ cụ thể là thị trường chứng khốn Việt Nam thiếu tính hấp dẫn các nhà đầu tư. Trước những bất cập đang diễn ra trên thị trường tài chính, nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các nhà khoa học đã bắt tay xây dựng nhiều giải pháp để thúc đẩy thị trường tài chính phát triển lành mạnh, góp phần hỗ trợ kinh tế tăng trưởng.

CHƢƠNG 3:

GIẢI PHÁP THỰC HIỆN TỰ DO HĨA TÀI CHÍNH Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

3.1 Định hƣớng trong quá trình thực hiện tự do hóa tài chính

Mức độ thành cơng tự do hóa tài chính của các nước khác nhau thì khơng giống nhau, có nước rất thành cơng, nhưng cũng có nước lâm vào khủng hoảng tài chính – tiền tệ. Nguyên nhân là do cách thức và tiến trình tự do hóa. Nhưng cách thức và tiến trình tự do hóa lại phụ thuộc vào xuất phát điểm của mỗi nước (mức độ hạn chế tài chính, đặc điểm và tính chất của hệ thống tài chính, khả năng và trình độ quản lý của nhà nước,… ), điều kiện quốc tế trong từng giai đoạn tự do hóa (xu hướng chung của cải cách tài chính, quyền lợi và mâu thuẫn của các cường quốc tài chính, trạng thái nền kinh tế như khủng hoảng, suy thóai hay đang phát triển). Những nguyên nhân nội tại hoặc từ bên ngoài địi hỏi q trình tự do hóa tài chính phải hết sức thận trọng, sự chuyển biến nhảy vọt từ trạng thái hạn chế quá mức sang tự do quá mức cũng có thể dẫn đến khủng hoảng. Ở Việt Nam, chúng ta có thể thực hiện tự do hóa tài chính theo trình tự sau:

3.1.1. Giai đoạn tiếp tục tự do hóa tài chính ( 2012 – 2015 )

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)