Diễn biến tự do hóa hoạt động tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 41 - 45)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2.2. Thực trạng q trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

2.2.2.1. Diễn biến tự do hóa hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng của NHNN Việt Nam theo đuổi các mục tiêu: đẩy mạnh huy động vốn để cho vay; đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng giảm bớt tín dụng ngắn hạn, nâng dần tỷ lệ cho vay trung và dài hạn; mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế; tín dụng khơng chỉ dành riêng cho khu vực quốc doanh và dân cư; nâng cao tính hiệu quả của tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng.

Kết quả các năm vừa qua đã cho thấy cơng tác tín dụng đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ đã giảm, đồng thời tỷ trọng tín dụng đối với khu vực DNNN cũng giảm.

Bảng 2.2: Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dƣ nợ của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ tín dụng 60,78 58,81 55,89 57,97 57,20 49,78 Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn so với tổng dư nợ tín dụng

39,22 41,19 44,11 42,03 42,80 50,22

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Quy chế tín dụng ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường, "thơng thóang hơn". Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, với nhiều điểm mới:

- Đối tượng áp dụng được cụ thể hơn trước: các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng. Khách

hàng vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm: các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các pháp nhân, cá nhân là người nước ngồi và các tổ chức khác có đủ các điều kiện qui định tại Điều 94 của Bộ Luật dân sự, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân.

- Đối tượng cho vay được mở rộng bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí hợp lý, trong đó tiền thuế xuất khẩu, lãi tiền vay trung dài hạn trong thời gian tài sản cố định đang được thi công cũng được xem xét cho vay, trước đây khơng có qui định này.

- Thời hạn cho vay cũng qui định cụ thể hơn, bao gồm cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở lên.

- Quy chế cịn quy định một số hình thức cho vay đặc thù như: cho vay ngoại tệ, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, cho vay ủy thác cho chính phủ và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...

- Lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với qui định của NHNN tại thời điểm cho vay.

- Giới hạn cho vay so với tài sản làm bảo đảm tiền vay và khơng vượt q 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Thời gian giải quyết cho vay của các tổ chức tín dụng được qui định cụ thể hơn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất phiền hà trong cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, chậm nhất là 10 ngày đối với cho vay ngắn hạn và 45 ngày đối với vay trung và dài hạn.

- Đưa ra các quy định khi khách hàng bị khó khăn về tài chính do ngun nhân khách quan, không trả đúng hạn nợ gốc và lãi thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay.

- Theo các quy định hiện hành, các đối tượng vay vốn không phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bao gồm:

+ Hộ gia đình nghèo vay vốn tại ngân hàng phục vụ người nghèo và vay tại các tổ chức tín dụng khác.

+ Hộ nông dân (khơng thuộc diện nghèo) vay tại các tổ chức tín dụng có mức vay dưới 5 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn tại các ngân hàng thương mại quốc doanh. + Ngoài ra, một số đối tượng cho vay khác theo các mục tiêu chỉ định được chính phủ qui định khơng phải thế chấp, cầm cố tài sản hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp, cầm cố như: cho vay vốn khắc phục bão lụt, thiên tai, cho vay đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, cho vay làm sàn nhà trên cọc ở đồng bằng sông Cửu Long, cho vay đóng mới tàu thuyền cơng suất lớn để thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ...

4 năm sau, NHNN đã ban hành Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Quyết định 127 đã có những thay đổi theo hướng nới lỏng hơn so với Quyết định 1627, cụ thể: đối tượng áp dụng, Quyết định 127 cho phép các tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài so với quy định trước đây chỉ cho phép pháp nhân, cá nhân nước ngồi được vay vốn. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được vay vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

2.2.2.2. Thành tựu đạt đƣợc

Trải qua quá trình phát triển hơn 20 năm của ngành ngân hàng sau ngày đổi mới, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng ngày càng đóng góp nhiều vào hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Chính sách tín dụng của NHNN nhà nước ngày càng thơng thống về điều kiện vay, mở rộng đối tượng cho vay, chủ thể vay. Trên cơ sở chính sách đó, các ngân hàng phát

triển đa dạng các sản phẩm tín dụng góp phần tạo nhiều cơ hội tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế (đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân).

2.2.2.3. Những hạn chế, tồn tại

Mặc dù hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm thơng thống hơn so với trước đây như: đối tượng, phạm vi khách hàng được mở rộng điều kiện cho vay cũng được nới lỏng, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh tế, phương thức cho vay được mở đa dạng và phong phú hơn song vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết, mức độ tự do hóa cịn chưa cao:

- Trên phương diện vĩ mơ, hoạt động tín dụng có tính thụ động, chưa chú trọng vấn đề phát triển thị trường, định hướng nền kinh tế.

- Hoạt động tín dụng vẫn cịn mang tính bao cấp: các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng ưu đãi trong vay vốn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Theo văn bản số 417/CV-NH14 của NHNN, chính phủ quyết định các DNNN vay vốn của các NHTMQD không phải thế chấp, không giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp mà căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị thua lỗ từ năm trước chưa được xử lý, nhưng có phương án kinh doanh có hiệu quả và được Bộ (đối với doanh nghiệp trung ương) hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) chấp thuận, và đơn vị cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, cam kết trả nợ vay đúng hạn thì ngân hàng cho vay tiếp. Như vậy, vơ hình chung, việc các ngân hàng thương mại quốc doanh được phép cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước mà khơng cần phải có thế chấp là một việc làm hồn tồn khơng phù hợp với những u cầu, địi hỏi của một khu vực ngân hàng lành mạnh. Rõ ràng là các ngân hàng thương mại quốc doanh ngày càng bị lạm dụng như là nơi trung chuyển tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế này có thể được đánh giá như là hoạt động bao cấp gián tiếp cho ngân sách Nhà nước. Kể từ năm 1997, tức là sau khi có quyết định nói trên, mức tăng tín dụng cho khu vực

DNNN nói chung đã tăng nhanh hơn một cách bất thường so với khu vực ngoài quốc doanh (trước đó, tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh đã giảm). Trong năm 1998, khu vực DNNN đã nhận khoản trên 75% tổng lượng tín dụng cho các khu vực kinh tế. Điều này thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa 2 khu vực DNNN và các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp quốc doanh được cấp tín dụng khi có phương án kinh doanh song thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN Việt Nam hiện nay lại rất kém hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn lại bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vốn. Như vậy, thực tế hiện nay đang phá vỡ tính ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đang ưu đãi khu vực kinh tế Nhà nước hơn là khu vực tư nhân và thể hiện sự bao cấp gián tiếp cho ngân sách Nhà nước. Kết quả của thực tế này là tín dụng ngày càng bị phân bổ sai; điều khơng tránh khỏi là q trình tăng trưởng kinh tế phải chịu những tác động tiêu cực.

Tuy nhiên, đến ngày 29/12/1999, chính phủ đã ban hành nghị định 178/1999/NĐ-CP về đảm bảo tiền vay của các TCTD. Nghị định 178 quy định những điều kiện cho vay khơng có đảm bảo, một trong những điều kiện đó là doanh nghiệp phải có lãi 2 năm liền. Ngoài ra, Nghị định này cũng đã hạn chế những lĩnh vực cho vay theo chỉ định của chính phủ. Nghị định 178 ra đời đã góp phần tạo mơi trường kinh doanh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, và đã hạn chế được những khoản vay không thu hồi được do sự hoạt động yếu kém của các DNNN, đảm bảo an tồn cho hoạt động tín dụng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)