Tự do hóa hoạt động của các định chế tài chính trung gian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 45)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2.2. Thực trạng q trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

2.2.3. Tự do hóa hoạt động của các định chế tài chính trung gian

2.2.3.1. Thành tựu đạt đƣợc

Cùng với tiến trình đổi mới kinh tế, thị trường tài chính của Việt Nam đã có những thay đổi đáng kể, việc chuyển đổi hệ thống ngân hàng từ một cấp chuyển sang hai cấp với ngân hàng Nhà nước giữ vai trị quản lý và hoạch định chính sách, cịn các ngân hàng thương mại được tự do thực hiện các dịch vụ tiền tệ và tín dụng trong

khuôn khổ các qui định của ngân hàng Nhà nước ban hành đã đánh dấu bước hoà nhập đầu tiên của hệ thống tài chính Việt Nam vào các tiêu chuẩn cơ bản của TTTC thế giới. Kể từ năm 1990, các qui định về lĩnh vực hoạt động của từng ngân hàng đã được bãi bỏ và các tổ chức tài chính có đủ điều kiện đều được phép tham gia vào hệ thống các ngân hàng thương mại ở Việt Nam. Cùng với các năm sau đó, thị trường liên ngân hàng ngoại tệ và vốn ngắn hạn đã được thiết lập giữa hệ thống các ngân hàng thương mại, nghiệp vụ bảo lãnh cho vay cùng các loại hình dịch vụ ngân hàng khác đã bắt đầu phát triển thể hiện một bước tiến lớn trong việc đổi mới nghiệp vụ hoạt động của các ngân hàng thương mại.

Nhờ kết quả của những nỗ lực đổi mới này, khu vực ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển nhanh chóng cùng với việc cho ra đời nhiều loại hình dịch vụ phù hợp với yêu cầu của thị trường. Tính cho đến nay, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam đã phát triển với: 5 ngân hàng thương mại quốc doanh, trong đó có 2 ngân hàng được chuyển sang mơ hình cơng ty trách nhiệm hữu hạn, 3 ngân hàng đã cổ phần hóa; 37 ngân hàng thương mại cổ phần; 5 Ngân hàng 100% vốn nước ngoài; 48 chi nhánh ngân hàng nước ngồi; 48 văn phịng đại diện ngân hàng nước ngồi; 5 ngân hàng liên doanh; 1 quỹ tín dụng nhân dân trung ương; 1046 quỹ tín dụng nhân dân.

Trong đó:

- Các ngân hàng thương mại quốc doanh: có quyền thực hiện tất cả các nghiệp vụ huy động vốn, cho vay bằng VNĐ và ngoại tệ, kinh doanh ngoại hối, thực hiện các dịch vụ thanh toán trong nước và quốc tế, kinh doanh vàng bạc, đá quý và cung cấp các dịch vụ tư vấn, thuê mua và bảo lãnh vay vốn...

- Các ngân hàng thương mại cổ phần: có cổ đơng lớn là các ngân hàng thương mại quốc doanh, các doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần. Đa số các ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập trong giai đoạn 1991 - 1993.

- Các ngân hàng 100% vốn nước ngoài: được thực hiện tất cả các nghiệp vụ kinh doanh theo quy định của Luật TCTD 2010.

- Các chi nhánh ngân hàng nước ngoài: các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam chủ yếu cung cấp các dịch vụ tín dụng và tiền tệ bằng ngoại tệ. Đặc biệt trong lĩnh vực tài trợ thương mại (cụ thể là xuất nhập khẩu), hoạt động kinh doanh bằng nội tệ vẫn còn bị hạn chế do các ngân hàng này chỉ được phép huy động một khối lượng giới hạn tiền gửi bằng VNĐ.

- Các ngân hàng liên doanh: 5 ngân hàng liên doanh cũng phải chịu các qui định hạn chế về lượng huy động tiền gửi bằng VNĐ giống như các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam.

Mặc dù hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần, 100% vốn nước ngoài, liên doanh hay chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam không được hưởng các quy chế ưu đãi như các ngân hàng thương mại quốc doanh. Nhưng trên thực tế, hoạt động của các khu vực ngân hàng này đã có những bước tiến đáng kể và thực sự là các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh một khi khu vực ngân hàng phải mở cửa theo cơ chế tự do cạnh tranh. Thị phần huy động vốn của các ngân hàng thương mại quốc doanh giảm dần qua các năm, từ 74,2% trong năm 2005 xuống còn 47,7% vào năm 2010; thay vào đó là sự gia tăng thị phần của các ngân hàng thương mại cổ phần, năm 2005 các ngân hàng thương mại cổ phần chiếm 17,8% thị phần nhưng sang năm 2010 đã tăng lên 43,4%. Tương tự, thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại quốc doanh giảm từ 74,2% năm 2005 xuống còn 49,3% vào năm 2010; thị phần tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng từ 16,4% năm 2005 lên 37,1% năm 2010.

Biểu đồ 2.6: Thị phần huy động vốn 8 8.1 8.8 8 7.5 8.9 11 8 8.1 8.8 8 7.5 8.9 11 17.8 23.0 33.1 35.9 42.8 43.4 45.2 74.2 68.9 58.1 56.1 49.7 47.7 43.8 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khối NHTM QD Khối NHTM CP Khối NHNN&LD

Nguồn: Cơng ty chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam

Biểu đồ 2.7: Thị phần tín dụng 9.4 9.4 16.4 74.2 9.3 23.7 67.0 9.0 33.9 57.1 10.5 33.8 55.7 9.2 36.7 54.1 13.6 37.1 49.3 11.3 39.9 48.8 0.0 10.0 20.0 30.0 40.0 50.0 60.0 70.0 80.0 90.0 100.0 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Khối NHTM QD Khối NHTM CP Khối NHNN&LD

Nếu so sánh chỉ tiêu huy động vốn và dư nợ tín dụng, ta thấy đến năm 2011 thì khối ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh đã từng bước vượt hơn ngân hàng thương mại quốc doanh. Đây là một kết quả tích cực trong q trình tự do hóa khu vực tài chính trung gian.

Bảng 2.3: Hoạt động tín dụng

ĐVT: ngàn tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Dƣ nợ tín dụng 1067,7 1339,3 1869,3 2336,6 2640,4

- Ngân hàng thương mại

quốc doanh 623,5 763,3 982,5 1151,9 1288,5 - Ngân hàng thương mại

ngoài quốc doanh 444,2 575,9 886,8 1184,7 1351,9

Nguồn: Báo cáo của IMF 9/2010, Cơng ty Chứng khốn Ngân hàng Ngoại thương và tính tốn của tác giả

Bảng 2.4: Huy động vốn

ĐVT: ngàn tỷ đồng

Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011

Huy động cả nƣớc 1123,2 1385,2 1799,2 2451,2 2718,4

- Ngân hàng thương mại

quốc doanh 652,6 777,1 894,2 1169,2 1326,6 - Ngân hàng thương mại

ngoài quốc doanh 470,6 608,1 905,0 1282,0 1391,8

2.2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, hoạt động của hệ thống các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam cũng mới chỉ giới hạn ở giai đoạn thận trọng thăm dò và tiếp tục nghiên cứu thị trường chứ chưa thực sự đưa ra chiến lược mở rộng hoàn toàn thị phần của Việt Nam. Với việc được quyền thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng đa năng ở Việt Nam, khả năng chiếm lĩnh thị phần từ các ngân hàng này là hồn tồn có thể. Trong khi đó, chúng ta dường như vẫn chưa nắm bắt được chiến lược phát triển dài hạn của các ngân hàng này trên TTTC của Việt Nam để đưa ra những giải pháp đối phó thích hợp và chấp nhận được.

Có thể nhận thấy, chính sự can thiệp sâu của Nhà nước đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại quốc doanh cùng với cơ chế cho vay vượt mức đối với các cổ đơng chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần là hình ảnh trái ngược đối với chính sách cho vay được thẩm tra thận trọng của các ngân hàng nước ngoài. Cho đến nay, tổng dư nợ của các ngân hàng thương mại quốc doanh vẫn chiếm tới trên 70% tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Tuy nhiên, phần nhiều trong số đó được dành cho các DNNN và chủ yếu theo chỉ đạo của Nhà nước. Ngoài ra, các DNNN vẫn tiếp tục nhận được các nguồn vốn vay ưu đãi, cho vay không cần thế chấp và được dễ dàng vay vốn ngoại tệ, đổi lại, các ngân hàng thương mại quốc doanh được Nhà nước cho phép khoanh nợ trong trường hợp khách hàng chưa có khả năng thanh tốn đã càng làm tăng tâm lý ỷ lại của các ngân hàng thương mại. Điều này cũng được coi là nguyên nhân làm giảm khả năng cạnh tranh của các ngân hàng Việt Nam trước các đối tác nước ngoài.

Ngoài ra, sự phân biệt đối xử trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại quốc doanh đối với khu vực kinh tế tư nhân, hộ gia đình cũng là những kiềm chế và chưa tự do hóa trong hoạt động của các định chế tín dụng trong nước. Hoặc các quy định khống chế các ngân hàng có nợ quá hạn dưới 5% tổng dư nợ tín

dụng mới được thành lập các cơng ty chứng khốn hoặc được phép thực hiện các giao dịch chứng khoán cũng là những yêu cầu quá chặt chẽ.

2.2.4. Tự do hóa thị trƣờng chứng khốn

2.2.4.1. Diễn biến tự do hóa thị trƣờng chứng khốn

Cùng với công cuộc đổi mới sâu rộng nền kinh tế, kinh tế Việt Nam đã chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường nhiều thành phần và cùng với đó là hàng loạt các vấn đề không năng động và hiệu quả đối với khu vực các DNNN. Khơi phục lại uy tín của hệ thống ngân hàng và giảm thiểu các khoản chi ngân sách đã trở thành những ưu tiên hàng đầu của chính phủ. Để tăng cường hiệu quả và năng lực tài chính của khu vực các DNNN, Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các biện pháp đổi mới khu vực này trong đó có cả chính sách cổ phần hóa các DNNN.

Cùng với các nỗ lực cải cách khu vực DNNN, chính phủ cũng đẩy mạnh cơng tác phát triển thị trường vốn:

- Năm 1996, Chính phủ ban hành Nghị định 75/1996/NĐ-CP để thành lập Uỷ ban chứng khoán Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng các khung pháp lý cơ bản cho các hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam trong tương lai. Khi thị trường chứng khoán Việt Nam đi vào hoạt động, ngoài chức năng xây dựng và ban hành các văn bản, thông tư hướng dẫn chi tiết của Pháp lệnh, Nghị định của Chính phủ về chứng khốn và thị trường chứng khoán; xây dựng các chính sách, chiến lược, kế hoạch phát triển cho thị trường chứng khoán, Uỷ ban chứng khốn Nhà nước cịn có chức năng quản lý giám sát thị trường, đưa ra các quyết định một cách nhanh chóng làm tăng tính ổn định, vững chắc cũng như uy tín của Sở giao dịch chứng khốn và lịng tin cậy của cộng đồng đầu tư vào thị trường chứng khoán.

- Ngày 20/7/2000, Trung tâm giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khai trương và mở phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000. Việc thành lập Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp. HCM được thực hiện trên cơ sở nguyên tắc Nhà nước thống nhất quản lý mọi hoạt động giao dịch chứng khốn. Thơng qua

UBCKNN, các giao dịch được thực hiện trên nguyên tắc công khai thông tin, đảm bảo cơng bằng, an tồn và hiệu quả.

- Theo các qui định hiện hành, các nhà đầu tư nước ngồi đều được phép tham gia có giới hạn vào TTCK Việt Nam vừa với tư cách của nhà đầu tư và cũng vừa với tư cách của một trung gian tài chính.

- Theo các qui định của Nghị định số 48/1998/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 1998 của chính phủ về chứng khoán và thị trường chứng khoán và quyết định số 139/1999/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về tỷ lệ tham gia của các bên nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài được phép nắm giữ tối đa 20% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành, chứng chỉ quỹ đầu tư của một quỹ đầu tư chứng khoán và/hoặc 40% tổng số trái phiếu đang lưu hành của một tổ chức phát hành.

- Hiện nay, theo Quyết định số 55/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ thì các nhà đầu tư nước ngồi đã được phép nắm giữ tối đa 49% tổng số cổ phiếu đang lưu hành của tổ chức phát hành; đối với trái phiếu thì tổ chức phát hành có thể quy định tỷ lệ nắm giữa của nhà đầu tư nước ngoài. Các tổ chức kinh doanh nước ngoài muốn kinh doanh chứng khốn tại Việt Nam có thể thành lập cơng ty chứng khoán, quỹ đầu tư. Tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi trong cơng ty chứng khoán, quỹ đầu tư tối đa là 49%.

- Bên cạnh đó, ngày 20/4/2007, chính phủ đã ban hành nghị định 69/2007/NĐ- CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Theo nghị định 69, tổng mức sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư nước ngồi khơng vượt quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng; mức sở hữu cổ phần của một nhà đầu tư nước ngồi khơng phải là TCTD khơng vượt q 5% vốn điều lệ của một ngân hàng; mức sở hữu cổ phần của một tổ chức tín dụng nước ngồi khơng vượt q 10% vốn điều lệ của một ngân hàng; mức sở hữu cổ phần của nhà đầu tư chiến lược nước ngồi khơng vượt quá 15% vốn điều lệ của một ngân hàng (trường hợp đặc biệt Thủ tướng chính phủ căn cứ đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, quyết định mức sở hữu cổ phần

của một tổ chức tín dụng nước ngồi khơng vượt q 15%, nhưng khơng được vượt quá 20% vốn điều lệ của một ngân hàng).

Trước đó, mặc dù chưa có các qui định cụ thể về sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngồi vào TTCK thì đã có một số nhà đầu tư nước ngồi thông qua các quỹ đầu tư, bên cạnh việc đầu tư vào một số hạng mục cơng trình ở Việt Nam, cũng đã tiến hành đầu tư vào các cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần của Việt Nam với một tỷ lệ tối đa cho phép là 30% theo qui định của Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính ngày 23/5/1990. Bên cạnh đó, việc đầu tư vào các đợt phát hành trái phiếu có thể chuyển đổi và cổ phiếu của một số cơng ty được cổ phần hóa đã cho thấy thị trường vốn của Việt Nam cũng có một tiềm năng lớn dưới con mắt của các nhà đầu tư nước ngoài.

- Về quy định mua cổ phần của DNNN cổ phần hóa của nhà đầu tư nước ngồi, ngày 18/7/2011 chính phủ đã ban hành nghị định 59/2011/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Nghị định này hứa hẹn mở ra sự thay đổi lớn trong quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp 100% vốn nhà nước. Nghị định mới đã điều chỉnh mở rộng thêm cơ chế bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược trước cuộc đấu giá công khai, giá bán là giá thoả thuận hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược với nhau, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được duyệt; trường hợp thực hiện bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược sau khi bán đấu giá công khai ra cơng chúng như cơ chế hiện nay thì nghị định đã điều chỉnh giá bán là giá không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá cơng khai. Bên cạnh đó, Thủ tướng chính phủ cũng ban hành quyết định 88/2009/QĐ-TTg về việc ban hành Quy chế góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp Việt Nam, trong đó quy định: Đối với doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, nhà đầu tư nước ngồi góp vốn, mua cổ phần theo tỷ lệ tại phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, nhưng khơng vượt mức quy định nếu doanh nghiệp chuyển đổi

hoạt động trong các lĩnh vực mà pháp luật có quy định tỷ lệ mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài.

- Tháng 6/2011, Bộ Tài Chính đã ban hành thơng tư số 74/2011/TT-BTC về hướng dẫn giao dịch chứng khốn. Thơng tư 74 đã chính thức cho phép giao dịch mua chứng khốn ký quỹ. Ngồi ra, Thông tư 74 cũng đã từng bước cho phép nhà đầu tư

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)