Diễn biến tự do hóa lãi suất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 38)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

2.2. Thực trạng q trình tự do hóa tài chín hở Việt Nam

2.2.1.1. Diễn biến tự do hóa lãi suất

Từ khi bắt đầu chương trình đổi mới, NHNN đã chuyển từ cách điều hành can thiệp sâu trước đó sang tạo mức chủ động cao hơn cho các ngân hàng trong việc ấn định từng loại lãi suất cụ thể và giảm bớt những lệch lạc. Các mốc cụ thể là:

- Tháng 3/1989, NHNN nhất quán một mức lãi suất dương, tuy nhiên do không kiềm chế được lạm phát ( năm 1990 đến năm 1992 ) nên lãi suất âm vẫn xuất hiện.

- Tháng 10/1993, NHNN đã hạn chế được tính bao cấp hành chính và phức tạp trong chính sách lãi suất bằng việc loại bỏ các lãi suất cho vay cụ thể theo ngành, thay bằng lãi suất phân biệt theo cơ cấu kỳ hạn khoản vay (cơ chế lãi suất trần tín dụng) và đồng thời thi hành cơ chế lãi suất thoả thuận đối với những trường hợp cho vay từ nguồn phát hành kỳ phiếu. Thêm vào đó, NHNN đã ấn định lãi suất danh nghĩa ở mức làm cho lãi suất thực chủ yếu là dương, điều này cho thấy sự kiềm chế về tài chính đã được giảm thiểu.

- Tháng 1/1996, NHNN áp dụng cơ chế một trần lãi suất tín dụng, khống chế chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra, tự do hóa lãi suất đầu vào, trần lãi suất tín dụng trung - dài hạn được qui định cao hơn trần lãi suất tín dụng ngắn hạn. Tới thời điểm này, các ngân hàng mới thực sự có tính tự chủ trong các hoạt động của mình. Việc áp dụng mức chênh lệch lãi suất tiền gửi và cho vay ở mức 0,35%/ tháng không đem lại hiệu quả kinh tế và gây khó khăn phức tạp trong việc tính tốn và kiểm soát của NHNN.

- Tháng 1/1998, NHNN chỉ tập trung vào điều hành trần lãi suất tín dụng (bỏ mức chênh lệch khống chế), tiếp tục nâng cao một bước tính tự chủ của các ngân hàng.

- Tháng 8/2000, NHNN đã tiến một bước quan trọng trong việc chuyển đổi lãi suất sang cơ chế thị trường qua việc thực hiện cơ chế lãi suất cơ bản. Theo đó, NHNN tham khảo lãi suất của các NHTM chủ chốt để đưa ra lãi suất cơ bản và cho phép các NHTM được tự quyết định lãi suất cho vay trên cơ sở không vượt quá biên độ mà

NHNN khống chế. Tuy nhiên, thực chất cơ chế này vẫn cịn là một hình thức lãi suất trần.

- Ngày 30/5/2002, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Cơ chế lãi suất thoả thuận là cơ chế lãi suất thị trường theo đó, lãi suất được hình thành và biến động chủ yếu do quan hệ cung - cầu vốn thị trường, sự kiểm soát lãi suất của NHNN được thực hiện thông qua việc điều hành các công cụ của chính sách tiền tệ tác động lên cung - cầu vốn để hướng lãi suất thị trường biến động phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ. Rõ ràng đây là một bước chuyển đổi quan trọng, mạnh mẽ và cần thiết trong chính sách tín dụng, phù hợp với nguyên tắc thị trường, nhằm đảm bảo nguồn lực tài chính được phân bổ một cách hiệu quả hơn.

- Ngày 16/5/2008, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành quyết định số 18/2008/QĐ-NHNN về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này thì các TCTD được tự do ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất cho vay, lãi suất huy động) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng nhưng lãi suất này không được vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Đây có thể xem là một bước thụt lùi trong tiến trình tự do hóa lãi suất, nhưng nó lại hết sức cần thiết trong bối cảnh kinh tế Việt Nam bị lạm phát cao và chịu áp lực suy giảm kinh tế từ cuộc khủng hoảng tài chính ở Mỹ năm 2008.

- Ngày 14/4/2010, Thống đốc NHNN Việt Nam đã ban hành thông tư số 12/2010/TT-NHNN để hướng dẫn TCTD cho vay bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng theo lãi suất thỏa thuận. Điều 1 của Thông tư này cho phép TCTD thực hiện cho vay bằng đồng Việt Nam theo lãi suất thỏa thuận đối với khách hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, đầu tư phát triển và đời sống có hiệu quả. Như vậy, sau hơn 2 năm tăng cường kiểm soát lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất kinh doanh, hỗ trợ kinh tế tăng trưởng, NHNN Việt

Nam đã chính thức nối lại tiến trình tự do hóa lãi suất, góp phần thức đẩy lưu thông tiền tệ được ổn định.

2.2.1.2. Thành tựu đạt đƣợc

Cơ quan quản lý của Việt Nam đã từng bước điều hành lãi suất theo hướng thị trường góp phần giúp dịng vốn trong nền kinh tế vận hành hiệu quả. Lãi suất hợp lý giúp các tổ chức tín dụng thu hút vốn tốt hơn từ khu vực dân cư và tổ chức kinh tế. Từ đó, các tổ chức kinh tế có thể tiếp cận được vốn phục vụ sản xuất kinh doanh. Lãi suất thị trường cũng giúp hạn chế các hình thức tín dụng khác như h (hụi), cho vay nặng lãi.

2.2.1.3. Những hạn chế, tồn tại

- Về thực chất, cơ chế lãi suất cơ bản vẫn còn sự can thiệp hành chính của Nhà nước, thể hiện ở việc khống chế biên độ. Trên thực tế, lãi suất cho vay và huy động của TCTD tại các thành thị về cơ bản đã thực hiện theo cơ chế lãi suất thoả thuận; đối với địa bàn nông thôn lãi suất cho vay đã sát biên độ, làm cho lãi suất nhiều khi không phản ánh đúng cung - cầu vốn thị trường, các TCTD gặp trở ngại trong việc huy động và cho vay vốn.

- Do việc khống chế biên độ làm cho các TCTD không thể phản ứng kịp thời để phòng tránh rủi ro về lãi suất và thanh khoản khi lãi suất thị trường tiền tệ trong và ngoài nước biến động theo hướng tăng, chênh lệch lãi suất cho vay và huy động bị thu hẹp do lãi suất huy động tăng nhưng lãi suất cho vay không tăng.

- Cơ chế lãi suất có sự kiểm sốt bằng cơng cụ hành chính khơng phù hợp với yêu cầu của việc phát huy và khai thác nguồn vốn nội lực đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước, vì với tư cách là "hàng hóa", nó vận hành theo quan hệ cung - cầu, nếu lãi suất thấp việc huy động vốn sẽ khó khăn.

Những tác động tích cực của cơ chế điều hành lãi suất theo hướng thị trường và hạn chế của cơ chế lãi suất cơ bản thời gian qua cho thấy rằng việc chuyển sang thực hiện cơ chế lãi suất cho vay thoả thuận là điều cần thiết.

2.2.2. Tự do hóa hoạt động tín dụng

2.2.2.1. Diễn biến tự do hóa hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng của NHNN Việt Nam theo đuổi các mục tiêu: đẩy mạnh huy động vốn để cho vay; đổi mới cơ cấu tín dụng theo hướng giảm bớt tín dụng ngắn hạn, nâng dần tỷ lệ cho vay trung và dài hạn; mở rộng tín dụng cho mọi thành phần kinh tế; tín dụng khơng chỉ dành riêng cho khu vực quốc doanh và dân cư; nâng cao tính hiệu quả của tín dụng và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro trong tín dụng.

Kết quả các năm vừa qua đã cho thấy cơng tác tín dụng đã đạt được một số kết quả tích cực nhất định. Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ đã giảm, đồng thời tỷ trọng tín dụng đối với khu vực DNNN cũng giảm.

Bảng 2.2: Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dƣ nợ của các ngân hàng trên địa bàn TPHCM (%) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Tỷ trọng tín dụng ngắn hạn so với tổng dư nợ tín dụng 60,78 58,81 55,89 57,97 57,20 49,78 Tỷ trọng tín dụng trung, dài hạn so với tổng dư nợ tín dụng

39,22 41,19 44,11 42,03 42,80 50,22

Nguồn: Cục thống kê Thành phố Hồ Chí Minh

Quy chế tín dụng ngày càng phù hợp với nền kinh tế thị trường, "thơng thóang hơn". Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ban hành về Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng, với nhiều điểm mới:

- Đối tượng áp dụng được cụ thể hơn trước: các tổ chức tín dụng được thành lập và thực hiện nghiệp vụ cho vay theo qui định của Luật các tổ chức tín dụng. Khách

hàng vay tại tổ chức tín dụng, bao gồm: các pháp nhân là: doanh nghiệp Nhà nước, hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, cơng ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các pháp nhân, cá nhân là người nước ngồi và các tổ chức khác có đủ các điều kiện qui định tại Điều 94 của Bộ Luật dân sự, cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân.

- Đối tượng cho vay được mở rộng bao gồm giá trị vật tư, hàng hóa, máy móc, thiết bị và các khoản chi phí hợp lý, trong đó tiền thuế xuất khẩu, lãi tiền vay trung dài hạn trong thời gian tài sản cố định đang được thi công cũng được xem xét cho vay, trước đây khơng có qui định này.

- Thời hạn cho vay cũng qui định cụ thể hơn, bao gồm cho vay ngắn hạn tối đa đến 12 tháng, cho vay trung hạn từ trên 12 tháng đến 60 tháng, cho vay dài hạn từ trên 60 tháng trở lên.

- Quy chế cịn quy định một số hình thức cho vay đặc thù như: cho vay ngoại tệ, cho vay ưu đãi, cho vay đầu tư xây dựng cơ bản theo kế hoạch của Nhà nước, cho vay ủy thác cho chính phủ và tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước...

- Lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thoả thuận phù hợp với qui định của NHNN tại thời điểm cho vay.

- Giới hạn cho vay so với tài sản làm bảo đảm tiền vay và không vượt quá 15% vốn tự có của tổ chức tín dụng.

- Thời gian giải quyết cho vay của các tổ chức tín dụng được qui định cụ thể hơn nhằm hạn chế tới mức thấp nhất phiền hà trong cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng, chậm nhất là 10 ngày đối với cho vay ngắn hạn và 45 ngày đối với vay trung và dài hạn.

- Đưa ra các quy định khi khách hàng bị khó khăn về tài chính do ngun nhân khách quan, khơng trả đúng hạn nợ gốc và lãi thì tổ chức tín dụng xem xét cho gia hạn nợ vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, miễn giảm lãi tiền vay.

- Theo các quy định hiện hành, các đối tượng vay vốn không phải áp dụng các biện pháp bảo đảm bao gồm:

+ Hộ gia đình nghèo vay vốn tại ngân hàng phục vụ người nghèo và vay tại các tổ chức tín dụng khác.

+ Hộ nông dân (khơng thuộc diện nghèo) vay tại các tổ chức tín dụng có mức vay dưới 5 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp Nhà nước vay vốn tại các ngân hàng thương mại quốc doanh. + Ngoài ra, một số đối tượng cho vay khác theo các mục tiêu chỉ định được chính phủ qui định không phải thế chấp, cầm cố tài sản hoặc dùng tài sản hình thành từ vốn vay để thế chấp, cầm cố như: cho vay vốn khắc phục bão lụt, thiên tai, cho vay đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, cho vay làm sàn nhà trên cọc ở đồng bằng sơng Cửu Long, cho vay đóng mới tàu thuyền cơng suất lớn để thực hiện chương trình đánh bắt hải sản xa bờ...

4 năm sau, NHNN đã ban hành Quyết định 127/2005/QĐ-NHNN ngày 03/02/2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng ban hành theo Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN. Quyết định 127 đã có những thay đổi theo hướng nới lỏng hơn so với Quyết định 1627, cụ thể: đối tượng áp dụng, Quyết định 127 cho phép các tổ chức tín dụng cho vay đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài so với quy định trước đây chỉ cho phép pháp nhân, cá nhân nước ngồi được vay vốn. Bên cạnh đó, các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài được vay vốn để thực hiện các dự án sản xuất kinh doanh ở nước ngoài.

2.2.2.2. Thành tựu đạt đƣợc

Trải qua quá trình phát triển hơn 20 năm của ngành ngân hàng sau ngày đổi mới, hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng ngày càng đóng góp nhiều vào hiệu quả hoạt động của bản thân ngân hàng nói riêng và sự phát triển kinh tế nói chung. Chính sách tín dụng của NHNN nhà nước ngày càng thơng thống về điều kiện vay, mở rộng đối tượng cho vay, chủ thể vay. Trên cơ sở chính sách đó, các ngân hàng phát

triển đa dạng các sản phẩm tín dụng góp phần tạo nhiều cơ hội tiếp cận vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế (đặc biệt là thành phần kinh tế tư nhân).

2.2.2.3. Những hạn chế, tồn tại

Mặc dù hoạt động tín dụng đã có nhiều điểm thơng thống hơn so với trước đây như: đối tượng, phạm vi khách hàng được mở rộng điều kiện cho vay cũng được nới lỏng, thời hạn cho vay phù hợp với chu kỳ hoạt động kinh tế, phương thức cho vay được mở đa dạng và phong phú hơn song vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết, mức độ tự do hóa còn chưa cao:

- Trên phương diện vĩ mơ, hoạt động tín dụng có tính thụ động, chưa chú trọng vấn đề phát triển thị trường, định hướng nền kinh tế.

- Hoạt động tín dụng vẫn cịn mang tính bao cấp: các doanh nghiệp Nhà nước được hưởng ưu đãi trong vay vốn hơn so với các doanh nghiệp tư nhân. Theo văn bản số 417/CV-NH14 của NHNN, chính phủ quyết định các DNNN vay vốn của các NHTMQD không phải thế chấp, không giới hạn theo tỷ lệ vốn điều lệ của doanh nghiệp mà căn cứ vào hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đặc biệt, các doanh nghiệp bị thua lỗ từ năm trước chưa được xử lý, nhưng có phương án kinh doanh có hiệu quả và được Bộ (đối với doanh nghiệp trung ương) hoặc UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (đối với doanh nghiệp địa phương) chấp thuận, và đơn vị cam kết sử dụng vốn đúng mục đích, cam kết trả nợ vay đúng hạn thì ngân hàng cho vay tiếp. Như vậy, vơ hình chung, việc các ngân hàng thương mại quốc doanh được phép cấp tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước mà khơng cần phải có thế chấp là một việc làm hồn tồn khơng phù hợp với những u cầu, địi hỏi của một khu vực ngân hàng lành mạnh. Rõ ràng là các ngân hàng thương mại quốc doanh ngày càng bị lạm dụng như là nơi trung chuyển tín dụng cho các doanh nghiệp Nhà nước. Thực tế này có thể được đánh giá như là hoạt động bao cấp gián tiếp cho ngân sách Nhà nước. Kể từ năm 1997, tức là sau khi có quyết định nói trên, mức tăng tín dụng cho khu vực

DNNN nói chung đã tăng nhanh hơn một cách bất thường so với khu vực ngồi quốc doanh (trước đó, tín dụng cho các doanh nghiệp quốc doanh đã giảm). Trong năm 1998, khu vực DNNN đã nhận khoản trên 75% tổng lượng tín dụng cho các khu vực kinh tế. Điều này thể hiện rõ sự bất bình đẳng giữa 2 khu vực DNNN và các doanh nghiệp tư nhân. Các doanh nghiệp quốc doanh được cấp tín dụng khi có phương án kinh doanh song thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNNN Việt Nam hiện nay lại rất kém hiệu quả. Trong khi đó, các doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ hoạt động kinh doanh có hiệu quả hơn lại bị hạn chế tiếp cận với các nguồn vốn. Như vậy, thực tế hiện nay đang phá vỡ tính ổn định của hệ thống ngân hàng Việt Nam, đang ưu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)