Nhóm giải pháp phát triển ngành ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 76)

CHƢƠNG 2 : THỰC TRẠNG TỰ DO HĨA TÀI CHÍN HỞ VIỆT NAM

3.2 Các nhóm giải pháp đẩy mạnh tự do hóa tài chính

3.2.3. Nhóm giải pháp phát triển ngành ngân hàng

Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian có vai trị rất quan trọng cho sự phát triển của hệ thống tài chính nói riêng và cho nền kinh tế nói chung. Phát triển ngành ngân hàng có vai trị to lớn trong q trình tự do hóa tài chính, đảm bảo cho q trình tự do hóa tài chính được thành công, tận dụng cơ hội cũng như ngăn ngừa những rủi ro của quá trình này mang lại. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay, để phát triển ngành ngân hàng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

- Tái cấu trúc ngành ngân hàng:

+ NHNN hoàn thiện và đưa vào thực hiện các tiêu chuẩn quản trị mới, các quy định về an tồn và phịng tránh rủi ro theo hướng tiếp cận nhanh thơng lệ quốc tế; tăng cường vai trị giám sát của NHNN trong việc thực hiện các tiêu chuẩn này.

+ Xây dựng cơ chế, chính sách để các NHTM có đủ điều kiện phát triển nhanh và cạnh tranh có hiệu quả trong nước và quốc tế; đồng thời, khuyến khích các ngân hàng mở rộng địa bàn hoạt động phục vụ nông nghiệp và nông thôn.

+ Thực hiện cổ phần hóa các NHTM Nhà nước, nâng cao tiềm lực tài chính, khả năng quản trị, chất lượng các dịch vụ, sức cạnh tranh và hiệu quả hoạt động để NHTM Nhà nước thực sự là nòng cốt trong hoạt động của hệ thống NHTM cả nước.

+ Bổ sung hoàn thiện thể chế để các NHTM cổ phần nâng cao chất lượng quản trị, hoạt động minh bạch, thực sự là ngân hàng đại chúng; quy định mức vốn tối thiểu và lộ trình thực hiện phù hợp với quy mơ và địa bàn hoạt động.

+ Xây dựng phương án xử lý cụ thể để giảm nhanh các ngân hàng yếu kém kéo dài theo các phương án thích hợp với chi phí ít nhất, bảo đảm an tồn hệ thống, khơng làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế vĩ mơ, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người gửi tiền và xử lý nghiêm những cá nhân có sai phạm.

+ Kiện tồn và phát huy hiệu quả hoạt động của TCTD ở nông thôn. Việc thành lập mới các NHTM và các định chế tài chính, kể cả thành lập mới các hợp tác xã tín dụng ở địa bàn nơng thơn phải được thẩm định chặt chẽ, theo đúng quy định của pháp luật.

+ Phối hợp có hiệu quả việc cơ cấu lại hệ thống ngân hàng, các TCTD với việc cơ cấu lại và phát triển mạnh các phân khúc TTTC như TTCK, thị trường trái phiếu, thị trường bảo hiểm và các quỹ đầu tư theo những tiêu chuẩn quản lý phù hợp với thông lệ quốc tế để đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế; thực hiện cơng khai, minh bạch và kiểm sốt chặt chẽ hoạt động của các định chế tài chính này.

- Nhà nước cần từng bước tách bạch hoạt động quản lý và kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng, tiến đến bãi bỏ cơ chế cho vay theo chỉ định. Nhà nước cần xóa bỏ các ưu đãi với các NHTM nhà nước, đồng thời tạo tính độc lập trong hoạt động kinh doanh của các ngân hàng này. Khi đó, các DNNN sẽ khơng cịn được hưởng ưu đãi tín dụng của các NHTM Nhà nước, buộc các DNNN phải cải thiện hiệu quả hoạt động. Bên cạnh đó, việc xóa bỏ những ưu đãi sẽ buộc các NHTM Nhà nước hoạt động hiệu quả hơn để cạnh tranh với các NHTM cổ phần và các ngân hàng nước ngoài.

- NHNN phải hoàn thiện năng lực giám sát các hoạt động của hệ thống ngân hàng.

+ NHNN cần hoàn thiện những quy định về năng lực tài chính của các NHTM như: quy định về vốn pháp định, hệ số an toàn vốn theo chuẩn mực quốc tế, quy định về các tỷ lệ khả năng chi trả, khả năng thanh khoản, quy định về phân loại nợ theo chuẩn mực quốc tế và áp dụng thống nhất trong ngành ngân hàng… Bên cạnh đó là những quy định yêu cầu các ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá, dự báo rủi ro.

+ NHNN cần hoàn thiện quy định về hoạt động báo cáo thống kê hoạt động ngân hàng để nâng cao khả năng giám sát từ xa đối với các ngân hàng.

+ NHNN phải nâng cấp hoạt động công nghệ thông tin để đáp ứng yêu cầu hoạt động giám sát.

- NHNN cần củng cố và tăng cường cơ chế thị trường trong hoạt động ngân hàng. Lãi suất sẽ do thị trường quyết định trên cơ sở cung cầu vốn trong nền kinh tế. Thị trường ngoại hối, vàng thực hiện theo cơ chế thị trường đảm bảo yêu cầu chống đô la hóa, vàng hóa của chính phủ. Phát triển thị trường ngoại hối theo hướng đa dạng hóa sản phẩm, quản lý bằng các quy định mang tính thị trường thay cho mệnh lệnh hành chính như hiện nay. Cụ thể là: tháo gỡ những quy định về lãi suất tính giá kỳ hạn ngoại tệ theo hướng cho các NHTM tự quyết định; cho phép hoạt động trở lại các sản phẩm quyền chọn ngoại tệ.

- Bản thân các NHTM cần kiện toàn về tổ chức và hoạt động phù hợp với pháp luật và mang lại hiệu quả cao nhất. Cụ thể là tuân thủ những nguyên tắc quản lý:

+ Phân cấp quản lý rõ ràng từ HĐQT đến Ban điều hành, các cấp lãnh đạo phòng ban/chi nhánh. HĐQT phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về hoạt động của NHTM và giám sát hoạt động của Ban điều hành.

+ Ban lãnh đạo cần đảm bảo các hoạt động của NHTM nhất quán với chiến lược kinh doanh, hạn mức rủi ro và chính sách rủi ro đã được HĐQT phê duyệt.

+ NHTM phải tổ chức các bộ phận quản lý rủi ro độc lập có đầy đủ thẩm quyền, vị trí, tính độc lập, nguồn lực và quyền tiếp cận HĐQT.

+ NHTM phải xây dựng và thực hiện hệ thống thang bảng lương gắn với quản lý rủi ro, hiệu quả hoạt động và đáp ứng yêu cầu thu hút nguồn nhân lực tốt.

3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển thị trƣờng chứng khốn

Ở các nước phát triển, thị trường chứng khốn có vai trị rất lớn trong việc tạo ra nguồn vốn dài hạn tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tài trợ vốn cho các hoạt động của chính phủ. Một thị trường chứng khoán phát triển tốt sẽ giúp việc lưu thơng vốn trong nền kinh tế có hiệu quả, góp phần thu hút nguồn vốn quốc tế. Thị trường chứng khoán Việt Nam sau hơn 10 năm hình thành và phát triển vẫn cịn nhiều hạn chế nhất định, địi hỏi những giải pháp mang tính chiến lược nhằm tận dụng cơ hội khi Việt Nam gia nhập kinh tế thế giới.

- Tái cấu trúc thị trường chứng khoán một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch, đồng bộ và thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

+ Phân định từng thị trường để quản lý: thị trường niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn, thị trường niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, thị trường UPCOM, thị trường OTC, thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ phái sinh. Tiếp tục hoàn thiện thị trường giao dịch cổ phiếu các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM) để khắc phục những khó khăn về tính thanh khoản của thị trường này.

+ Thực hiện việc sáp nhập 2 sở giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội; đồng thời cổ phần hóa Sở giao dịch chứng khốn, trong đó Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (51%). Cho phép đại diện các cơng ty chứng khốn, tổ chức niêm yết, một số chuyên gia kinh tế tham gia vào HĐQT của sở giao dịch chứng khốn. Khi đó, Sở giao dịch chứng khốn là cơng ty cổ phần đại chúng, hoạt động sẽ năng động và minh bạch vì mục tiêu phát triển của thị trường chứng khoán.

+ Tái cấu trúc đối với các cơng ty chứng khốn theo hướng nâng cao yêu cầu vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty, nguồn nhân lực, song song với việc sáp nhập, mua lại,… để giảm bớt số lượng các cơng ty chứng khốn, hướng một số cơng ty chứng khốn phát triển thành tập đoàn, các nhà tạo lập thị trường.

+ Phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường bao gồm: NHTM, cơng ty chứng khốn, công ty bảo hiểm, quỹ đầu tư, công ty tài chính,… Sự năng động và minh bạch của thị trường chứng khốn phụ thuộc khơng nhỏ vào hoạt động của các nhà tạo lập thị trường.

- Hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của thị trường chứng khoán.

+ Sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông sáng lập,…

+ Xem xét sửa đổi các văn bản pháp lý theo hướng nâng cao tỷ lệ sở hữu cổ phần của các nhà đầu tư đối với một công ty đại chúng ở những lĩnh vực mà nhà nước không cần nắm cổ phần chi phối và bảo hộ.

+ Cho phép thành lập công ty chứng khốn 100% vốn nước ngồi như ngành ngân hàng nhằm thúc đẩy cạnh tranh.

+ Xây dựng cơ chế phối hợp chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa có hiệu quả, chống sự chồng chéo lẫn nhau. Để làm được việc này, trước hết các Bộ và cơ quan ngang Bộ cần có cơ chế phối hợp cơng tác. Phối hợp tốt hai chính sách này sẽ góp phần thúc đẩy thị trường chứng khốn phát triển.

- Tạo hàng hóa tốt cho thị trường chứng khoán.

+ Tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN để tạo ra những loại cổ phiếu có chất lượng cho thị trường.

+ Chính phủ nên xem xét nâng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào các ngân hàng lên 30% để cải thiện năng lực tài chính, cơng nghệ cho các ngân hàng trong nước.

- Tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, tung tin đồn gây bất lợi cho thị trường tài chính, mua bán nội gián, hành vi làm giá chứng khoán, vi phạm quy định về an tồn tài chính,…

- Các cơng ty chứng khốn phải tăng cường năng lực quản trị về kinh doanh, tài chính và quản lý rủi ro. Song song đó là tăng cường hiện đại hóa hệ thống cơng nghệ thơng tin, xây dựng chiến lược nhân sự để đáp ứng tốt yêu cầu phát triển của thị trường.

3.3 Các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong q trình tự do hóa tài chính 3.3.1. Nhóm giải pháp ổn định vĩ mơ 3.3.1. Nhóm giải pháp ổn định vĩ mô

- Tăng cường tính kỷ luật của chính sách tài khóa. Kỷ luật tài khóa cần phải được khơi phục, biểu hiện là thâm hụt ngân sách tính theo GDP giảm dần trong những năm kế tiếp. Trong dài hạn cần có một giới hạn về mức thâm hụt ngân sách tính theo GDP, đảm bảo tính hiệu quả của khu vực tài chính cơng và phù hợp với chủ trương chung: tư nhân hóa một số thủ tục hành chính cơng (cơng chứng, chứng thực,… ), huy động nguồn lực tư nhân vào các dự án công,…

+ Để giảm sức ép lên chi ngân sách, nhà nước cần rút khỏi các hoạt động kinh tế một cách vững chắc, thơng qua hình thức bán tài sản trong các DNNN (q trình cổ phần hóa). Mục tiêu của việc bán tài sản thực chất là nhằm giảm sức ép lên chi ngân sách trong tương lai, hoặc những rủi ro liên quan đến tài chính (DNNN phá sản hoặc làm ăn kém hiệu quả, đòi hỏi nhà nước giải cứu). Ngoài ra, thu hẹp khu vực DNNN cũng góp phần cải thiện mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm do hiện tượng đầu tư quá mức và kém hiệu quả của khu vực kinh tế này. Bên cạnh đó, hệ thống doanh nghiệp trong nước sẽ có điều kiện cạnh tranh bình đẳng hơn, minh bạch hơn và tránh được những rủi ro đạo đức kinh doanh.

+ Tách bạch dần hoạt động của NHNN khỏi ảnh hưởng trực tiếp của chính phủ. Có nghĩa là tạo ra sự độc lập ở mức độ nhất định giữa chính sách tiền tệ của NHNN và chính sách tài khóa của chính phủ. Mục đích của giải pháp này là tránh việc chính phủ tài trợ cho thâm hụt ngân sách bằng cách phát hành tiền. Như vậy, nhiệm vụ của NHNN lúc này là sử dụng hợp lý các cơng cụ hiện có sao cho ổn định được kinh tế vĩ mô.

- Về chính sách tiền tệ, NHNN cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

+ Quyết định mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với từng thời kỳ, nhưng vẫn đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, tập trung ưu tiên vốn tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong đó, nhu cầu vốn cho khu vực nông nghiệp, nông thôn phải được đảm bảo, và là ưu tiên hàng đầu vì khu vực này tạo ra những sản phẩm mang lợi thế quốc gia cần được ưu tiên phát triển.

+ Trước mắt, NHNN ổn định lãi suất ở mức độ hợp lý gắn với mục tiêu đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền. Xây dựng mối quan hệ giữa lãi suất đồng Việt Nam và các ngoại tệ khác theo hướng nâng cao sức hấp dẫn của đồng Việt Nam. Song song đó, NHNN cần thiết lập hành lang pháp lý phù hợp và tăng cường thanh tra, giám sát tạo điều kiện phát triển thị trường tiền tệ một cách lành mạnh. NHNN cần nhận

thức đúng đắn hơn vai trò của thị trường vốn liên ngân hàng, xem những bất ổn trên thị trường này như là dấu hiệu, chỉ báo để thay đổi chính sách. NHNN có thể thơng qua thị trường vốn liên ngân hàng để điều tiết lãi suất phù hợp (bài học kinh nghiệm của Nhật Bản). Nếu NHNN xem một NHTM nào đó vay vốn trên thị trường liên ngân hàng cao là sự bất ổn của riêng ngân hàng đó mà khơng xem đó là bất ổn của cả thị trường thì sẽ dẫn đến các NHTM tìm cách để khơng cơng khai mức lãi suất thực giao dịch. Do vậy, NHNN sẽ khơng có những thơng tin cần thiết để điều hành lãi suất.

+ Bên cạnh đó, NHNN cần tập trung sự quan tâm vào thị trường ngoại tệ và vàng. Về thị trường vàng, theo quan điểm cá nhân, tơi cho rằng NHNN nên hình thành khái niệm vàng tiền tệ và luật hóa các quy định liên đến khái niệm này. Sự nhập nhằng trong chính sách về thị trường ngoại tệ và vàng hiện nay là có nhiều quan điểm khơng thống nhất trong vấn đề xem vàng là tiền tệ hay là hàng hóa. Lịch sử ra đời và phát triển của tiền tệ cho thấy vàng cũng có vai trị là một loại tiền tệ. Căn cứ vào tình hình thực tế hiện nay, có thể phân vàng ra thành vàng trang sức (xem là hàng hóa) và vàng tiền tệ (quy định tiêu chuẩn về hàm lượng vàng, mẫu mã, và đặc biệt là thương hiệu của loại vàng đó). Trên cơ sở đó, NHNN thống nhất quy định về cơ quan, tổ chức phát hành loại vàng tiền tệ đó như là một cơ quan độc quyền phát hành tiền vàng như là sự độc quyền phát hành tiền của NHNN. NHNN quản lý thị trường vàng tiền tệ này bằng hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu. Ngồi ra, NHNN có thể tiến tới huy động loại vàng này trong dân bằng cách phát hành trái phiếu vàng như trái phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ. Đối với thị trường ngoại tệ, NHNN tiếp tục mở lại việc cho phép thực hiện các công cụ phái sinh ngoại tệ nhằm tăng tính thanh khoản cho thị trường này. Hiện tại, NHNN lo ngại các NHTM dùng các sản phẩm phái sinh để lách quy định về tỷ giá nên NHNN còn hạn chế cho phép giao dịch các sản phẩm phái sinh. Vấn đề là NHNN phải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp thực hiện tự do hóa tài chính ở việt nam trong điều kiện hội nhập (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)