1.3 CÁC VẤN ĐỀ KẾ TOÁN MỸ VỀ PHỤC HỒI KINHDOANH
1.3.2 Điều kiện áp dụng kế toán tái hoạt động
Doanh nghiệp áp dụng kế toán tái hoạt động khi phục hồi kinh doanh từ phá sản nếu thỏa mãn hai điều kiện sau:
1. Giá trị tổ chức lại của doanh nghiệp phục hồi ngay trước ngày phê duyệt nhỏ hơn số tổng cộng của tất cả nợ phải trả sau khi nộp đơn và yêu cầu thanh toán đƣợc phép, điều này đơi khi cịn được gọi là ―bảng cân đối kế toán mất
khả năng thanh toán‖, và
2. Số người nắm giữ cổ phiếu biểu quyết ngay trước khi phê duyệt nhận ít hơn 50% cổ phiếu biểu quyết của doanh nghiệp phục hồi.
1.3.2.1 Giá trị tổ chức lại
Giá trị tổ chức lại của doanh nghiệp được xác định trong kế hoạch tổ chức lại theo quy trình Chương 11 và thường xấp xỉ giá trị hợp lý của doanh nghiệp không xét đến nợ phải trả. Giá trị tổ chức lại xấp xỉ giá trị mà một người sẵn sàng mua sẽ trả để lấy tài sản của doanh nghiệp ngay sau khi tái cấu trúc. Các điều kiện trong kế hoạch làm cơ sở để tổ chức lại được xác định sau khi việc đàm phán ưng thuận mở rộng giữa các bên có lợi ích liên quan dưới sự giám sát và phê duyệt của Tòa án.
Giá trị tổ chức lại là cơ sở để xác định giá trị mà các chủ nợ và cổ đông nhận được. Giá trị tổ chức lại thường được xác định là một khoảng giá trị thay vì một giá trị chính xác; tuy nhiên, doanh nghiệp sẽ chọn một giá trị trong khoảng đó để sử dụng cho việc áp dụng kế toán tái hoạt động. Mặc dù một số phương pháp có thể sử dụng để xác định giá trị tổ chức lại, nhưng thường sử dụng phương pháp chiết khấu dòng tiền.
Giá trị tổ chức lại sử dụng trong kế toán phá sản khác với giá trị doanh nghiệp trong kinh doanh (còn được gọi như là ―giá trị thị trường vốn đầu tư‖, ―tổng
vốn đầu tư‖, hoặc ―giá trị doanh nghiệp‖). Giá trị doanh nghiệp của một công ty thể hiện giá trị hợp lý của nợ dài hạn và lợi ích vốn chủ sở hữu. Trong hầu hết thủ tục phá sản, một chuyên gia định giá sẽ xác định giá trị doanh nghiệp của đơn vị phục hồi kinh doanh. Giá trị doanh nghiệp có thể là cơ sở bắt đầu cho giá trị tổ chức lại, bằng cách cộng thêm nợ phải trả thay vì nợ dài hạn.
1.3.2.2 Cổ phiếu
Một trong các nhân tố xác định có áp dụng kế tốn tái hoạt động hay khơng là đánh giá tỷ lệ phần trăm cổ phiếu của doanh nghiệp được nắm giữ bởi nhóm cổ đơng trước khi phục hồi với tỷ lệ phần trăm cổ phiếu được nắm giữ bởi nhóm cổ đơng sau khi phục hồi kinh doanh. Điều kiện áp dụng là ngưỡng 50% đối với cổ phiếu biểu quyết liên quan đến thay đổi trong lợi ích biểu quyết tại mức 50% và khơng có một bên duy nhất nào đạt dược quyền kiểm sốt. Khi tính tốn, các cơng cụ pha lỗng, như là chứng quyền và quyền chọn thường khơng liên quan. Ví dụ, cổ đơng hiện hữu ngay trước khi phục hồi kinh doanh có 100% lợi ích biểu quyết có thể nhận một ít hoặc khơng cổ phiếu biểu quyết trong doanh nghiệp phục hồi bởi vì các trái chủ hoặc chủ nợ khác nhận vốn chủ sở hữu trong trao đổi nợ của doanh nghiệp, quy định trái chị và chủ nợ khác nắm giữ hơn 50% lợi ích biểu quyết trong doanh nghiệp phục hồi. Trong trường hợp này, cổ đông hiện hữu trước đây nắm giữ 100% lợi ích biểu quyết bây giờ sẽ ít hơn 50% lợi ích biểu quyết mới, và giả định giá trị tổ chức lại không đủ để đáp ứng tất cả yêu cầu thanh toán được phép và nợ phải trả sau khi nộp đơn, thì doanh nghiệp nên áp dụng kế toán tái hoạt động.