Ở giai đoạn ban đầu, pháp luật phá sản nói riêng và pháp luật kinh doanh nói chung của Việt Nam phần lớn đều được ―vay mượn‖ tự pháp luật của Pháp. Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nước ta chưa có về pháp luật cơng ty và phá sản. Những quy định về giải quyết tình trạng mất khả năng thanh tốn, tình trạng vỡ nợ đã có trong Bộ luật Thương Mại Trung Kỳ 1942 và Bộ luật Thương mại Sài Gòn 1972. Bộ luật Thương mại Trung Kỳ 1942 không quy định về ―phá sản‖ nhưng trong pháp luật hiện hành của Việt Nam mà áp dụng hai thủ tục khánh tận và thanh toán tư
pháp để xử lý tình trạng mất khả năng thanh tốn của người mắc nợ. Người vỡ nợ bị
xem như tội phạm và có thể phải chịu hình phạt và cấm một số quyền, chẳng hạn như người khánh tận bị tước quyền bầu cử, bị cấm một số hành vi kinh doanh, án khánh tận được ghi vào lý lịch tư pháp của người vỡ nợ4. Quyển 5, Bộ luật Thương mại Sài Gịn 1972 cũng có quy định về ―Khánh tận, phá sản và thanh toán tư pháp‖. Các phạm trù nói trên được sử dụng trên nên tảng của pháp luật thời Pháp và thuật ngữ ―phá sản‖ khác với khái niệm phá sản trong pháp luật hiện hành của Việt Nam5.
Trong thời kỳ đất nước bị chia cắt, Miền Bắc xây dựng nên kinh tế theo mơ hình kế hoạch hóa tập trung, với sự tồn tại độc tơn của kinh tế xã hội chủ nghĩa, cho nên khơng có kinh tế tư nhân, cơng có nền sản xuất hàng hóa, khơng có cạnh tranh, khơng có hiện tượng phá sản như quan niệm truyền thống và khơng có pháp luật pháp sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Một thời gian dài sau khi chúng ta giải phóng Miền Nam, mơ hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung của đất nước ta thống nhất cũng không cần luật phá sản. Nhưng từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường thì hiện
4 Phạm Duy Nghĩa, 2010. Giáo trình Luật kinh tế, Tái bán lần 1, 2010, trang 394.
tượng các chủ thể kinh doanh bị thua lỗ, mất khả năng thanh toán cũng xuất hiện và từ đó xuất hiện nhu cầu điều chỉnh pháp luật đối với hiện tượng này. Một số đạo luật quan trọng về kinh doanh đã được ban hành như là Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1987, Luật Công ty 1990, Luật Doanh nghiệp tư nhân 1990. Các đạo luật này đều ghi nhận việc chấm dứt tồn tại của doanh nghiệp thơng qua hình thức giải thể và phá sản, song chưa có quy định nào về cách thức giải quyết về tình trạng cơng ty, doanh nghiệp tư nhận bị lâm vào tình trạng phá sản.
Cuối năm 1993, Luật phá sản doanh nghiệp được ban hành và chính thức có liệu lực áp dụng từ ngày 01/07/1994. Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 đánh dấu sửa đời của pháp luật phá sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, tuy nhiên, đạo luật này có khá nhiều hạn chế, bất cập thể hiện ngay trong các điều luật và qua thực tiễn thi hành. Số lượng doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản hàng năm trong suốt thời gian áp dụng Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 là quá ít. Cụ thể từ khi pháp luật phá sản 1993 có hiệu lực cho đến ngày 31/12/2003 tồn ngành tòa án chỉ thụ lý 159 vụ việc yêu cầu tuy bố phá sản và chỉ mới tuyên bố phá sản 51 doanh nghiệp. Trong suốt nhiều năm, rất nhiều tỉnh thành vẫn chưa thụ lý vụ việc yêu cầu tuyên bố phá sản nào.
Sự kém hiệu quả về hiệu lực thực tế cùng với những hạn chế, bất cập của Luật Phá sản doanh nghiệp 1993 đã đòi hỏi Việt Nam phải ban hành đạo luật phá sản mới vào năm 2004. Tuy nhiên, qua mấy năm thực hiện Luật phá sản 2004 vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế và đặc biệt là câu hỏi về tính hiệu qua trong thực tế của đạo luật này. Hàng năm, tính trên phạm vi cả nước, số vụ việc phá sản cịn q ít và chưa phản ánh đúng thực trạng khó khăn về tài chính và tình trạng mất khả năng thanh toán của các doanh nghiệp đang tồn tại. Trong khi đó, năm 2008 Anh Quốc có tới 67.428 vụ phá sản, cịn theo số liệu của Tòa án Mỹ, năm 2009 do tác động cảu khủng hoảng tài chính có tới 1.402.816 vụ nộp đơn xin phá sản ở Mỹ. Tuy nhiên quy mơ và trình độ của nền kinh tế Việt Nam không thể so sánh với Anh và Mỹ, ở nước ta pháp luật phá sản dường như vẫn chưa trở thành một công cụ để xử
lý hiện tượng mất khả năng thanh toán, một số vấn đề tất yếu của nền kinh tế thị trường.