1.2 Thu hút khách hàng tiền gửi cá nhân
1.2.3.3 Nhân tố khách quan từ môi trường:
Lạm phát làm giảm sức mua đồng tiền. Lạm phát tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nó làm xói mịn giá trị sức mua lên mỗi đơn vị tiền tệ. Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằng cách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc đảm bảo bằng một giá trị hiện vật chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng.
Sự ổn định về chính trị có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của người
gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư. Tính chất ổn định về chính trị có ảnh hưởng rất lớn vào tâm lý của người gửi tiền. Như tin tức về vụ thâu tóm Ngân hàng Sacombank, vụ gian lận trong kinh tế của ông Nguyễn Đức Kiên trong thời gian qua và những hậu quả kế tiếp của vụ này. Trong những ngày đầu số người rút tiền tại các ngân hàng ngày càng đông, khiến căng thẳng thanh khoản tăng cao, Ngân hàng nhà nước phải bơm thêm 13.000 tỉ đồng và kèm theo cam kết cuả Thống đốc NHNN rằng nhà nước sẵn sàng đảm bảo có đủ tiền mặt để trả cho các khách hàng nào muốn
rút tiền. Tâm lý lo sợ làm mọi người bớt kinh doanh và đầu tư, khiến nền kinh tế càng co cụm, GDP giảm sút, thất nghiệp tăng. Giá vàng tại Việt Nam tăng mạnh vì người tiêu dùng cho rằng giữ vàng an toàn hơn là giữ tiền tại các ngân hàng. Vì vậy, một quốc gia mà có nền chính trị ổn định thì người dân sẽ tin tưởng vào sự tồn tại bền vững của hệ thống ngân hàng của quốc gia đó và kết quả là họ sẽ tìm đến ngân hàng là nơi gửi nguồn vốn nhàn rỗi của họ để sinh lời thông qua lãi suất.
Môi trường kinh tế được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu
nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp … Sự phát triển hay khơng phát triển của nền kinh tế có tác động rất lớn đến khả năng huy động của các ngân hàng. Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn vốn gửi tại ngân hàng càng cao và ngược lại, khi nền kinh tế không ổn định người dân sẽ tìm kiếm đến các cơng cụ đầu tư khác mà không chịu ảnh hưởng nhiều của sự mất giá của đồng tiền như vàng, bất động sản…
Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các quy định của Chính phủ, của NHNN cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của
các NHTM. Sự thay đổi trong chính sách tài chính, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước và các chính sách giật cục của Chính Phủ trong thời gian qua có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng thương mại. Như chính sách về trần lãi suất huy động, trần lãi suất cho vay, các quy định liên quan đến hạn chế cho vay vàng...
Mơi trường văn hóa là yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói
quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hóa của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức giữ tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đã quá quen thuộc, nhưng ở các nước đang phát triển như Việt Nam thì người dân có thói quen giữ tiền mặt hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh … làm cho lượng vốn huy động vào ngân hàng còn hạn chế.
Đặc điểm địa phương, dân cư: thể hiện qua các số liệu như số lượng dân cư,
phân bố địa lý, mật độ dân số, độ tuổi trung bình … là các yếu tố rất đáng quan tâm đối với các NHTM nhằm xác định cơ cấu nhu cầu ở từng thời kỳ và dự đoán biến động trong tương lai.
Hoạt động huy động vốn của ngân hàng chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố. Mỗi loại nguồn vốn chịu tác động khác nhau của những yếu tố đó. Do vậy, ngân hàng cần phải nghiên cứu đặc điểm riêng của từng loại nguồn vốn để có chính sách huy động phù hợp, đảm bảo mục tiêu mà ngân hàng đề ra.