2.1 Giới thiệu khái quát về tỉnh Bình phước
2.1.1.2 Điều kiện xã hội
Dân số tỉnh Bình Phước là 873.598 người, là tỉnh thưa dân nhất ở Vùng Đông Nam Bộ và cũng là tỉnh đơ thị hóa thấp, 16,5% (có 144.242 người), 83,5% tổng dân số nơng thơn (có 729.356 người). Tỷ lệ dân số nam giới cao hơn bình thường, chiếm 50,6% và nữ chiếm 49,4% tổng dân số (Bình thường tỷ lệ này, là 49/51%. Tỷ trọng dân số có khả năng lao động chiếm 67,1%, tỷ trọng dân số phụ thuộc chiếm 32,9%, cho thấy: dân số tỉnh Bình Phước chuẩn bị bước vào thời kỳ “cơ cấu dân số vàng”. Đây là lợi thế có thể khai thác lực lượng lao động trẻ tạo ra năng suất lao động cao. Số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 58,9% tổng dân số. Số lao động có việc làm chiếm 97,7% lực lượng lao động, trong khi số lao động thất nghiệp chỉ chiếm 2,3% lực lượng lao động. Tỷ lệ thấp so với trong nền kinh tế bình thường (theo Luật Ohkun). Lực lượng lao động của Bình Phước ở nam giới cũng cao hơn nữ giới (46,8% nữ giới so với 53,2% nam giới). Lao động ở khu vực nông thôn chiếm gần 4/5 tổng lực lượng lao động trên địa bàn tỉnh.
Trình độ học vấn của lực lượng lao động của tỉnh Bình Phước thấp, chỉ có 17,0% đã tốt nghiệp phổ thơng trung học trở lên; có 58,7% số người đủ chưa tốt nghiệp THCS và 83,0% số người đủ 15 tuổi trở lên chưa tốt nghiệp Trung học phổ thơng. Trình độ chuyên môn kỹ thuật của Bình Phước thấp so với trong vùng Đông Nam Bộ, chiếm 89,3% so với 84,4% của vùng Đông Nam Bộ. Trình độ chun mơn kỹ thuật chênh lệch lớn giữa hai khu vực nông thôn và thành thị (91,3% chưa qua đào tạo ở nông thôn so với 79,9% ở thành thị). Tỷ lệ được đào tạo từ trình độ trung cấp trở lên ở thành thị lớn gần gấp 3 lần ở nông thôn (15,8% ở thành thị so với 5,4% ở nông thôn).