Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 15

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn để tài trợ các dự án đầu tư tại TP hồ chí minh của ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 25 - 29)

1.2. HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG 9-

1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến huy động vốn của NHTM 15

1.2.4.1. Nhân tố chủ quan

Đứng ở góc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố chủ quan ln là những nhân tố đóng vai trị quyết định. Có thể kể ra sau:

Chi phí huy động vốn

- Một là lãi suất huy động: Lãi suất huy động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các chủ thể kinh tế. Người gửi muốn một lãi suất cao, người vay lại muốn lãi suất thấp. Là trung gian đóng vai trị cầu nối giữa hai đối tượng trên, ngân hàng phải tìm cách điều chỉnh mức lãi suất sao cho hợp lý nhất đối với các bên , trong đó điều quan trọng là phải đảm bảo lợi ích của ngân hàng. Vì vậy trong huy động vốn, mỗi ngân hàng đều cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được những nguồn vốn sao cho chi phí huy động vốn bình quân là nhỏ nhất và sử dụng số vốn đó để cho vay với một mức lãi suất chấp nhận được trên thị trường.

Mặt khác, cũng với một mức chi phí trả lãi bình qn, sự đa dạng hoá trong lãi suất cho phù hợp với mỗi hình thức huy động vốn là cần thiết. Sự đa dạng

hoá lãi suất làm cho tăng tính hiệu quả của chính sách lãi suất mà ngân hàng đưa ra. Nếu có chính sách lãi suất phù hợp, hiệu quả, ngân hàng sẽ tối thiểu hóa được chi phí trong khi vẫn hồn thành kế hoạch về nguồn vốn.

- Hai là các chi phí khác : Bên cạnh chi phí chính là lãi suất, trong q trình huy động vốn cịn có các chiphí khác như tiền thưởng cho cán bộ huy động, chi phí in ấn phát hành, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch quảng cáo,… Tuy chi phí này chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nhưng nếu tiết kiệm được cũng góp phần giảm bớt gánh nặng cho ngân hàng.

Chiến lược kinh doanh:

NHTM cần phải xác định rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của ngân hàng mình nhằm định vị được chỗ đứng hiện tại của ngân hàng, đồng thời có những dự đốn sự thay đổi của môi trường để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, trong đó phát triển quy mơ và chất lượng nguồn vốn là một bộ phận quan trọng.

- Quy mô vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu được coi là đệm chống đỡ sự sụt giảm giá trị tài sản của NHTM. Để đảm bảo mức độ an toàn tối thiểu, cần có quy định giới hạn giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động nhằm tạo một khoảng cách an toàn trong hoạt động của ngân hàng. Trong mối tương quan giữa vốn chủ sở hữu và vốn huy động, nếu chênh lệch đó càng lớn thì hệ số an toàn của ngân hàng ngày càng thấp.

- Thương hiệu: đó chính là uy tín của ngân hàng được tạo dựng qua nhiều năm, có đội ngũ lãnhđạo và nhân viên chuyên nghiệp, năng động, nhiệt tình, sáng tạo, thương hiệu của ngân hàng được nhiều khách hàng biết đến và tin tưởng thì việc huy động vốn sẽ rất thuận lợi. Uy tín bao gồm uy tín của ngân hàng trong toàn hệ thống, của các thành viên trong hội đồng quản trị, ban giám đốc. Sự nổi tiếng của ngân hàng là tài sản quý trong công tác huy động vốn vì trong lịng thị trường ngân hàng đã tạo một hình ảnh riêng, khi đó khách hàng sẽ tin tưởng vào

ngân hàng, giúp ngân hàng có khả năng ổn định khối lượng vốn huy động, tiết kiệm chi phí huy động (thực tế khi ngân hàng có tiếng tăm, họ dễ dàng thu hút vốn hơn các ngân hàng khác ngay cả khi lãi suất tiền gửi của ngân hàng đưa ra có thấp hơn).

- Chính sách thu hút khách hàng: mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt, các tổ chức tài chính phi ngân hàng cũng được phép huy động vốn trên thị trường sẽ làm cho thị phần của các ngân hàng giảm đi. Do vậy, các NHTM muốn thu hút được vốn cần phải tăng cường các giải pháp và chính sách linh hoạt nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng về chất lượng, chủng loại, dịch vụ ngân hàng, kích thích nhu cầu của khách hàng để đạt mức sử dụng sản phẩm của ngân hàng cao nhất. Cần phải xác định rằng ngay khi ngân hàng tạo ra được một sản phẩm được xã hội ưa chuộng thì trong thời gian ngắn gần như lập tức, các ngân hàng khác cũng có thể tạo ra sản phẩm đó để cạnh tranh. Do vậy, các ngân hàng phải luôn luôn cải tiến và nâng cao năng lực cạnh tranh mới giữ vững được vị trí trong thị trường.

- Chính sách đãi ngộ nhân viên: Một chính sách khuyến khích nhân viên sẽ tạo động lực cho cả một tập thể đồn kết và cùng nhau tiến lên. Chính sách này khơng chỉ đánh giá trên tiền lương, thưởng tốt mà cịn là mơi trường làm việc chuyên nghiệp và cơ hội thăng tiến cho mỗi cá nhân có khả năng. Với sự cam kết về chính sách tốt sẽ giữ được nhân viên gắn bó lâu dài và cống hiến hết khả năng cho ngân hàng.

Cơ sở vật chất, kỹ thuật

- Công nghệ: Trong lĩnh vực tài chính đặc biệt là ngân hàng thì cơng nghệ đóng vai trị then chốt trong việc duy trì và phát triển hệ thống ngân hàng. Một ngân hàng có được hệ thống cơng nghệ phát triển đồng nghĩa với ưu thế cạnh tranh trong thị trường về tính nhanh nhạy và chính xác. Do vậy, ưu tiên phát triển cơng nghệ là một trong những yêu cầu quan trọng trong chiến lược phát triển ngân hàng.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: một NHTM có trụ sở kiên cố, bề thế, mạng lưới các chi nhánh, điểm giao dịch thuận lợi cùng các trang thiết bị và công nghệ hiện đại... sẽ là một trong những yếu tố tạo uy tín cho khách hàng gửi tiền vào ngân hàng.

1.2.4.2. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngồi ngân hàng, nhưng khơng có nghĩa là nó khơng quan trọng. Bất kỳ một ngân hàng nào cũng không được xem nhẹ nhân tố này. Đó là:

Mơi trường kinh tế

- Lạm phát: làm giảm sức mua của đồng tiền. Lạm phát tác động tiêu cực đến việc huy động vốn của ngân hàng. Nó làm xói mịn giá trị sức mua lên mỗi đơn vị tiền tệ. Ngân hàng chỉ có thể khắc phục tác động này bằng cách duy trì một mức lãi suất thực dương hoặc đảm bảo bằng một giá trị hiện vật (chẳng hạn như tiền gửi tiết kiệm được đảm bảo bằng vàng).

- Môi trường kinh tế: được hiểu là các yếu tố như tốc độ tăng trưởng kinh tế, thu nhập quốc dân, tỷ lệ thất nghiệp... có ảnh hưởng rất lớn đến nguồn tiền gửi tại các NHTM. Môi trường kinh tế ổn định thì nguồn tiền gửi tại các ngân hàng sẽ được tăng cao. Ngược lại, nếu môi trường kinh tế không ổn định, nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội sẽ được chuyển thành các dạng đầu tư khác có giá trị ổn định và bền vững hơn như vàng, nhà đất...

- Sự thay đổi trong chính sách tài chính, tiền tệ và các qui định của Chính phủ, của NHNN cũng gây ảnh hưởng tới khả năng thu hút vốn và chất lượng nguồn vốn của các NHTM.

- Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và các dịch vụ như máy rút tiền tự động ATM, thẻ tín dụng, hệ thống thanh tốn điện tử... ngày càng tiện lợi, hoàn hảo sẽ giúp cho người gửi tiền, phương thức thanh tốn khơng bằng tiền mặt được sử dụng phổ biến hơn, qua đó cung cấp một lượng vốn đáng kể cho ngân hàng.

Mơi trường chính trị, xã hội

- Sự ổn định về chính trị: có tác động rất lớn vào tâm lý và niềm tin của người gửi tiền. Nền chính trị quốc gia ổn định, người dân sẽ tin tưởng gửi tiền vào hệ thống ngân hàng nhiều hơn, ngân hàng sẽ là cầu nối hữu hiệu giữa tiết kiệm và đầu tư.

- Mơi trường văn hóa xã hội: là các yếu tố quyết định đến các tập quán sinh hoạt và thói quen sử dụng tiền của người dân. Tùy theo đặc trưng văn hoá của mỗi quốc gia, người dân có tiền nhàn rỗi sẽ quyết định lựa chọn hình thức gửi tiền ở nhà, gửi vào ngân hàng hay đầu tư vào lĩnh vực khác. Ở các nước phát triển, việc thanh tốn khơng dùng tiền mặt và sử dụng các dịch vụ ngân hàng đã khá quen thuộc, nhưng ở những nước đang phát triển như Việt Nam, người dân có thói quen giữ tiền hoặc tích trữ dưới dạng vàng, ngoại tệ mạnh... làm cho lượng vốn được thu hút vào ngân hàng còn hạn chế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn để tài trợ các dự án đầu tư tại TP hồ chí minh của ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)