Hoạt động tài trợ của Ngân hàng đối với các dự án đầu tư: 21-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn để tài trợ các dự án đầu tư tại TP hồ chí minh của ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 31 - 35)

1.3. MỐI LIÊN HỆ GIỮA HUY ĐỘNG VỐN VÀ TÀI TRỢ CÁC DỰ

1.3.2. Hoạt động tài trợ của Ngân hàng đối với các dự án đầu tư: 21-

Các Ngân hàng TMCP huy động vốn rồi đem cho vay, trong đó việc cho vay đối với các dự án đầu tư là thực hiện vai trò tài trợ. Tài trợ các dự án đầu tư cóý nghĩa rất to lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn.

1.3.2.1 Sự cần thiết của việc cho vay các dự án đầu tư

Xét về mặt bản chất, việc cho vay dự án đầu tư đã làm nảy sinh một mối quan hệ tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng, mối quan hệ này chỉ được hình thành trên cơ sở sự thoả thuận giữa các bên dựa trên nguyên tắc cùng có lợi. Như vậy có thể nói việc tham gia vào quan hệ tín dụng này là hồn tồn tự nguyện và nó đem lại lợi ích cho cả đôi bên. Mặt khác, ngân hàng và các doanh nghiệp (những khách hàng thường xuyên và chủ yếu) là hai chủ thể quan trọng hàng đầu trong nền kinh tế quốc dân, việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hai chủ thể này chắc chắn sẽ có những tác động tích cực đối với sự phát triển chung của toang bộ nền kinh tế. Như vậy có thể khẳng định rằng việc mở rộng quy mô và nâng cao hiệu quả cho vay dự án đầu tư là cần thiết và khách quan, nó đem lại những lợi ích nhất định cho cả ba chủ thể : Ngân hàng (người cho vay); doanh nghiệp (người đi vay) và nền kinh tế quốc dân.

Đối với ngân hàng:

-Trong các tài sản của các ngân hàng thương mại thì khoản mục cho vay bao giờ cũng chiếm tỷ trọng cao nhất và là khoản mục mang lại thu nhập chủ yếu cho ngân hàng. Thu nhập từ tiền cho vay thể hiện dưới dạng lãi tiền vay và phụ thuộc chủ yếu vào thời hạn của khoản vay. Thời hạn cho vay càng dài thì lãi suất càng cao và do đó thu nhập của ngân hàng càng lớn. Chính vì vậy nếu các ngân hàng có thể mở rộng cho vay nhất là cho vay trung và dài hạn đối với các dự án đầu

tư thì sẽ có điều kiện kiếm lời nhiều hơn. Tuy nhiên cũng phải nói thêm rằng các khoản cho vay có thời hạn càng dài thì càng tiềmẩn một tỷ lệ rủi ro cao và đó là lý do vì sao khi mở rộng quy mơ các ngân hàng thường chú trọng đến việc nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả dự án.

-Khơng chỉ có vậy, việc đáp ứng tốt nhu cầu của các khách hàng cũng là một thứ vũ khí cãnh tranh lợi hại của các ngân hàng. Khả năng mở rộng các khoản vay dài hạn còn thể hiện tiềm lực vốn của ngân hàng, chất lượng tín dụng cao phần nào thể hiện năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của cán bộ và nhân viên ngân hàng. đồng thời việc mở rộng tín dụng trung và dài hạn đặc biệt là với các dự án đầu tư xin vay của các doanh nghiệp sẽ tạo điều kiện đẩy mạnh tín dụng ngắn hạn cũng như các dịch vụ ngân hàng khác bởi khi được vay vốn các doanh nghiệp sẽ có điều kiện đầu tư đổi mới công nghệ, máy móc thiết bị, tăng năng lực sản xuất điều đó khiến cho nhu cầu vốn lưu động lại tăng cao và các dịch vụ ngân hàng như dịch vụ thanh toán, bảo lãnh, tư vấn... cũng sẽ tăng lên chắc chắn địa chỉ đầu tiên mà khách hàng tìm đến chính là ngân hàng và ngân hàng đã cho họ vay vẵn là sự lựa chọn được ưu tiên nhất.

Đối với doanh nghiệp:

-Trong mỗi nền kinh tế nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp ln là một địi hỏi cấp bách. Các doanh nghiệp mới được thành lập thì cần vốn để xây dựng cơ sở vật chất; nhà xưởng; kho bãi.. , mua sắm tài sản cố định và đáp ứng một phần vốn lưu động. Các doanh nghiệp đang hoạt động thì ln có nhu cầu đổi mới trang thiết bị; nâng cao trìnhđộ khoa học, cơng nghệ; tăng năng lực cạnh tranh; mở rộng sản xuất khi gặp cơ hội thuận lợi. Đặc biệt khi các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại hiệu quả kể cả trong thời điểm trước mắt cũng như lâu dài thì một nguồn vốn lớn và ổn định sẽ trở nên hết sức cần thiết. Tín dụng ngân hàng ln sẵn sàng đáp ứng nhu cầu cấp thiết ấy bởi nó có những uy điểm mà các nguồn vốn khác như phát hành cổ phiếu, trái phiếu... khơng có được.

-Trước hết việc sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng cho phép mở rộng quy mô sản xuất trong khi vẫn đảm bảo quyền kiểm sốt đối với doanh nghiệp của mình. Điều này sẽ khơng thể có được nếu nhà kinh doanh thực hiện biện pháp phát hành cổ phiếu để huy động vốn, khi đó quyền lực sẽ được san sẻ cho các cổ đông mới. Việc huy động bằng phát hành trái phiếu có thể khắc phục được nhược điểm này song lại vấp phải một vấn đề quan trọng khác đó là sự kém linh hoạt, khi cơ hội kinh doanh xuất hiện đòi hỏi doanh nghiệp phải nhanh chóng chớp lấy song việc phát hành trái phiếu đòi hỏi nhiều thủ tục và điều kiện khắt khe nên mất nhiều thời gian và có thể để lỡ mất cơ hội tốt. Tất cả các vấn đề trên có thể được khắc phục nếu doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn tín dụng ngân hàng.

-Một ưu điểm nữa của nguồn vốn tín dụng ngân hàng so với việc phát hành cổ phiếu và trái phiếu là khi sử dụng nguồn vốn này doanh nghiệp sẽ tránh được các chi phí phát sinh như : chi phí phát hành; chi phí bảo lãnh; đăng ký chứng khốn...Hơn nữa, có những doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ có thể sẽ khơng đủ điều kiện huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu.

Đối với nền kinh tế:

-Nền kinh tế của mỗi quốc gia trong thời kỳ nào cũng cần có nguồn vốn phục vụ đầu tư phát triển. Sự tham gia của vốn tín dụng ngân hàng sẽ góp phần giảm nhẹ gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, hơn thế nữa hiệu quả đạt được của các dự án đầu tư cũng sẽ cao hơn bởi lẽ khi cho vay một trong những yêu cầu đầu tiên mà ngân hàng đặt ra là an tồn. Chính vì vậy mà đối với mỗi dự án xin vay, ngân hàng phải xem xét rất kỹ tính khả thi của dự án để tránh những rủi ro có thể xảy ra và đề ra những biện pháp điều chỉnh kịp thời. Mặt khác không giống như nguồn vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng ngân hàng được giải ngân dựa trên nguyên tắc có hồn trả cả gốc và lãi, do đó người đi vay sẽ phải tính tốn làm sao để có thể sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất. Đây chính là

điểm ưu việt của nguồn vốn tín dụng ngân hàng so với nguồn vốn cấp phát từ ngân sách nhà nước.

1.3.2.2 Đặc điểm của hoạt động tài trợ dự án đầu tư:

Tài trợ dự án đầu tư là một mảng của tín dụng trung dài hạn, do đó nó mang những đặc điểm của tín dụng trung dài hạn, có thể kể đến như sau:

Thứ nhất : Độ rủi ro cao.

- Do khối lượng vốn đầu tư lớn, thời gian đầu tư dài, thu hồi vốn chậm nên độ rủi ro của một khoản tín dụng trung dài hạn là cao. Kết quả của một dự án đầu tư chịuảnh hưởng của nhiều yếu tố. Sự phân tích và xác định của ngân hàng về các rủi ro này là có hạn. Các ngân hàng cũng khơng thể khắc phục hết được các rủi ro này. Khi khoản cho vay dài hạn thời gian đầu tư dài, có rất nhiều sự thay đổi trong môi trường kinh tế: Như những thay đổi về chính sach, thị trường, thiên tai, chiến tranh…Khiến cho dự án bị thua lỗ hoặc khơng có khả năng thu hồi vốn.

Thứ hai : Lợi nhuận từ các khoản cho vay là lớn.

-Khi độ rủi ro của các dự án càng cao thì lợi nhuận kỳ vọng mà nhà đầu tư mong đợi càng nhiều. Khơng nằm ngồi quy luật này các khoản tín dụng trung dài hạn của ngân hàng thường mang lại cho ngân hàng các khoản thu nhập lớn. Biểu hiện cụ thể đó là lãi xuất các khoản cho vay tín dụng trung dài hạn rất cao. Có đặc điểm này là do để bù đắp cho những chi phí trong việc huy động những nguồn vốn phục vụ cho hoạt động cho vay trung dài hạn, chi phí bù đắp rủi ro.

Thứ ba : Vốn đầu tư lớn, thời gian dài, thu hồi vốn chậm.

- Nếu như tín dụng ngắn hạn tài trợ chủ yếu cho các tài sản lưu động của doanh nghiệp và được hoàn trả trong thời hạn ngắn(dưới 1năm) thì tín dụng trung dài hạn phần lớn tài trợ cho bất động sản, công cụ lao động, hay đổi mới công nghệ của doanh nghiệp. Do đó việc tài trợ này cịn địi hỏi một khối lượng vốn lớn, thời gian đầu tư dài. Những khoản tín dụng trung dài hạn này thì nguồn trả nợ gốc và lãi

chủ yếu dựa vào khấu hao và lợi nhuận của dự án đầu tư. Trong khi đó ngân hàng phải bỏ vốn trong suốt thời gian xây dựng dự án và chỉ tín hành thu hồi vốnđầu tư khi dự án đi vào hoạt động và đạt kết quản, dẫn đến thời hạn thu hồi vốn chậm.

1.3.2.3 Các hình thức tài trợ dự án:

Cho vay đồng tài trợ:

Là quá trình cho vay trung – dài hạn của một nhóm tổ chức tín dụng (từ 2 tổ chức tín dụng trở lên) cho một dự án, do một tổ chức tín dụng làm đầu mối, phối hợp với các bên đồng tài trợ để thực hiện, nhằm phân tán rủi ro của các tổ chức tín dụng.

Hình thức này được tập trung trong các trường hợp: Các dự án đầu tư đòi hỏi một khoản vốn lớn mà các ngân hàng riêng lẻ không đáp ứng hết được, ngân hàng thường chỉ được phép đầu tư vốn tới một mức độ nhất định so với tổng nguồn vốn của mình và khơng được đầu tư quá nhiều vốn vào một cơng ty để đảm bảo an tồn vốn tài sản. Thậm chí đối với một vài dự án ngân hàng có thể đáp ứng tồn bộ nhưng rủi ro quá lớn ngân hàng không muốn đảm nhận hết.

Cho vay trực tiếp theo dự án:

Đây là quá trình cho vay trung dài hạn phổ biến trong nền kinh tế thị trường – ngân hàng thương mại tiến hành mọi hoạt động và tự chịu trách nhiệm với từngdự án đầu tư của khách hàng mà họ đã lựa chọn để tài trợ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) huy động vốn để tài trợ các dự án đầu tư tại TP hồ chí minh của ngân hàng thương mại cổ phần và phát triển việt nam chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 31 - 35)