THỜI GIAN TỚI
3.1.1. Phân tích SWOT khi VPB phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới thời gian tới
3.1.1.1. Thuận lợi
VPB là một trong những ngân hàng liên doanh đầu tiên ở Việt Nam, hoạt động dưới sự tham gia góp vốn và kinh nghiệm điều hành từ cả 2 ngân hàng hoạt động lâu đời và có uy tín cao ở cả 2 quốc gia (BIDV – Việt Nam và Public Bank Berhad – Malaysia). BIDV là ngân hàng có quy mơ lớn thứ hai trong hệ thống các NHTM Việt Nam, có quan hệ tốt với các cơ quan bộ ngành. Hoạt động có hiệu quả trong nhiều năm liền, thương hiệu mạnh và ngày càng được nâng cao, đóng vai trị tiên phong trong việc thực thi chính sách tiền tệ của NHNN, Chính phủ. Bên cạnh đó, dưới sự hỗ trợ mạnh về kinh nghiệm quản trị điều hành, quản lý kinh doanh của Public Bank Berhad (tập đoàn được đánh giá là lớn thứ 3 Malaysia và đứng thứ 6 Đông Nam Á về quy mơ tổng tài sản), mơ hình hoạt động của VPB có sự chun nghiệp hơn, vừa phù hợp với mơi trường kinh doanh và pháp luật Việt Nam, vừa đổi mới và hướng theo thông lệ quốc tế.
VPB có nền tảng cơng nghệ tương đối, hiện đang được chú trong đầu tư nâng cấp, đổi mới. Hiện ngân hàng đã hình thành bước đầu hệ thống những sản phẩm dịch vụ bán chéo, có đội ngũ cán bộ trẻ và năng động, có trình độ, có tâm huyết được đào tạo bài bản từ nhiều nguồn khác nhau.
Ngồi ra, ngân hàng cịn có mối quan hệ tốt với các công ty, đối tác liên doanh. Đây là cơ hội mở rộng nền khách hàng và bán chéo các sản phẩm bán lẻ.
3.1.1.2. Khó khăn
Sản phẩm, dịch vụ cũng chưa thật sự đa dạng, thiếu tiện ích, sức cạnh tranh thấp. Các cơ chế, chính sách vẫn còn đang xây dựng và nhiều sản phẩm giai đoạn đầu áp dụng và thí điểm nên cịn gặp nhiều trở ngại, chưa đồng bộ trên tồn hệ
thống. Chưa có hệ thống đánh giá hiệu quả sản phẩm, khách hàng và kênh phân phối để có giải pháp tối ưu hố trong việc bán các sản phẩm dịch vụ NHBL.
Năng lực, hiệu quả hoạt động kinh doanh các đơn vị trực thuộc còn thấp do vậy số lượng sản phẩm bán chéo chưa đa dạng.
Cơ sở hạ tầng, công nghệ vẫn chưa đồng bộ vẫn còn thấp thua so với một số ngân hàng bạn. Các kênh phân phối chưa đa dạng, hiệu quả cịn thấp. Hệ thống thơng tin cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm, phát triển kinh doanh chưa đầy đủ.
Đội ngũ cán bộ chuyên về bán lẻ còn mỏng và còn thiếu kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng mềm của cán bộ còn yếu, chưa được đào tạo theo chuẩn mực hoạt động bán lẻ. vẫn chưa có các cơng cụ để đánh giá thực hiện công việc của từng cá nhân. Năng lực quản trị rủi ro, năng lực kiểm soát và tự kiểm sốt các hoạt động bán lẻ cịn chưa cao để phòng tránh các rủi ro đạo đức và rủi ro tác nghiệp, chưa đáp ứng được yêu cầu trong thời kỳ hội nhập.
3.1.1.3. Cơ hội
Hội nhập quốc tế giúp Việt Nam tiếp cận nền khoa học cũng như công nghệ hiện đại, đặc biệt là công nghệ quản lý ngân hàng cũng như kinh nghiệm phát triển ngân hàng bán lẻ. Ngoài ra, hội nhập quốc tế cịn góp phần mở rộng thị trường trong nước và khu vực.
Trong điều kiện nền KT mở, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài chính ngày càng sâu rộng, trình độ dân trí ngày càng cao, thu nhập của người dân tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ đang trong độ tuổi lao động cao, tiếp cận nhanh với các dịch vụ ngân hàng…càng tạo ra nhu cầu thị trường phát triển ngân hàng bán lẻ tăng nhanh, đặc biệt là ở thành thị. Đó là nhu cầu về những dịch vụ liên quan đến tài khoản thanh toán, rút tiền tự động, dịch vụ kiều hối đặc biệt là nhu cầu về giao dịch cổ phiếu, tư vấn đầu tư, ủy thác đầu tư, tín dụng tiêu dùng…
Xu hướng phát triển mạnh mẽ của thị trường thương mại điện tử và sự hỗ trợ của Chính phủ cho các hoạt động thanh tốn khơng dùng tiền mặt là cơ sở để phát triển các kênh phân phối hiện đại của ngân hàng. Phương thức trả lương qua tài
khoản NH ở các doanh nghiệp đang được Nhà nước khuyến khích và triển khai thực hiện.
3.1.1.4. Thách thức
Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của VPB là các NH nước ngoài, các NH TMCP khác và các tổ chức phi tài chính. Các NH có yếu tố nước ngồi hạn chế về mạng lưới hoạt động, chưa am hiểu thị trường bản địa, mặc dù có những lợi thế về cơng nghệ, trình độ nhân sự, nhưng đến nay thị phần hoạt động tiền gửi của nhóm chi nhánh NH nước ngoài chỉ chiếm khoản 10% tổng huy động tiền gửi của toàn hệ thống. Thị phần cho vay cũng chiếm thị phần nhỏ, tổng dư nợ cho vay của nhóm NH này tăng nhưng tăng với tốc độ chậm hơn các NH trong nước. Đây là thách thức để VPB nỗ lực hơn nữa nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng phục vụ, học hỏi kinh nghiệm quản trị để tiến tới đáp ứng nhu cầu phục vụ ngày một cao của khách hàng.
Nền kinh tế đất nước đang tăng trưởng chậm lại, thị trường bất động sản, vàng, ngoại tệ, chứng khoán, diễn biến thất thường sẽ có nhiều khách hàng gặp khó khăn và dẫn tới phá sản. Các đối thủ cạnh tranh trở nên đa dạng hơn và mạnh mẽ hơn về thị phần và các nguồn lực hoạt động. Do đó rất khó tạo ra sự khác biệt về việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ bán lẻ.
Khách hàng ngày càng có sức mạnh lớn với các ngân hàng, có xu hướng giảm lòng tin và thay đổi ngân hàng khi mà thị trường đã vào trạng thái bão hoà.
Chính sách của chính phủ và NHNN thường xuyên thay đổi. Luật lệ thay đổi theo chiều hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế.
3.1.2. Định hướng phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của VPB đến năm 2015. 2015.
Để đạt được mục tiêu phát triển an toàn – chất lượng – hiệu quả - bền vững, theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, VPB xác định hoạt động NHBL có vai trị quan trọng, tạo nền tảng bền vững cho sự phát triển dài hạn của VPB. Theo đó, cần thiết phải có sự chuyển dịch mạnh mẽ trong hoạt động ngân hàng bán lẻ của VPB, theo hướng gia tăng hoạt động NHBL cả về quy mô, hiệu quả và chất lượng; xác định
đây là một hoạt động kinh doanh cốt lõi, cần tiếp tục đầu tư, tạo ra đột phá trong hoạt động NHBL thời gian tới.
3.1.2.1. Tầm nhìn
Đến năm 2020, VPB trở thành ngân hàng bán lẻ dẫn đầu về thị phần và chất lượng dịch vụ trên thị trường Việt Nam.
3.1.2.2. Sứ mệnh
Đối với khách hàng: Giữ vững và phát huy lượng khách hàng truyền thống bên cạnh việc khai thác lượng khách hàng tiềm năng. Cam kết cung cấp sản phẩm dịch vụ bán lẻ phù hợp nhất với từng nhu cầu tài chính cá nhân của khách hàng.
Đối với nhân viên: Cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện, cơ hội phát triển nghề nghiệp và lợi ích xứng đáng cho mọi nhân viên.
3.1.2.3. Mục tiêu chiến lược
Đến 2015, VPB trở thành NHLD có quy mơ huy động vốn dân cư lớn nhất, tín dụng bán lẻ và thu dịch vụ bán lẻ lớn nhất trong số các NHLD đang hoạt động trên thị trường Việt Nam.
Đến 2020, VPB trở thành NHLD bán lẻ dẫn đầu về thị phần và chất lượng dịch vụ trên thị trường Việt Nam, ngang tầm với các ngân hàng thương mại khu vực Đông Nam Á; Cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng bán lẻ đồng bộ, đa dạng, chất lượng tốt nhất phù hợp với các phân đoạn khách hàng mục tiêu.
3.1.2.4. Mục tiêu cụ thể
Bảng 3.1: Các chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh NHBL giai đoạn 2013-2015 tại VPB
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2013 2014 2015
1 Huy động vốn dân cư Triệu
USD 240 270 300 2 Dư nợ TDBL Triệu USD 250 280 320 3 Doanh thu sản phẩm, dịch vụ khác Triệu USD 10 18 30 4 Số lượng KHCN Ngàn KH 30 60 100 5 Tỷ trọng TNR từ NHBL/ % 38 42 47
Tổng TN từ HĐKD 6 Tỷ trọng HĐV dân cư/Tổng HĐV % 58 68 72 7 Tỷ trọng TDBL/Tổng DNTD % 19 22 30 8 Tỷ lệ nợ xấu TDBL % <3 <3 <2.5 9 Tổng số chi nhánh CN 10 14 25 10 Tổng số PGD PGD 3 20 35
11 Tổng số máy ATM Máy 10 34 60
“Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của VPB giai đoạn 2010-2015”