Tổng quan về ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 39)

5. Kết cấu của Luận văn:

2.1 SƠ LƢỢC VỀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ACB

2.1.1 Tổng quan về ACB

Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cấp ngày 24/04/1993, và Giấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.HCM cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động, là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường và trụ sở chính đặt tại 442 Nguyễn Thị Minh Khai Q.3 TP.HCM.

- 2011 TIÊU NĂM ng) CN/PGD NHÂN VIÊN 2008 7.766 105.306 180 6.598 2009 10.106 167.881 237 6.409 2010 11.377 205.102 280 6.869 2011 13.845 281.032 325 7.479

– 2011)

Qua bảng 2.1 cho thấy, tổng tài sản của ngân hàng có xu hướng tăng, điều này đảm bảo cho độ an toàn trong hoạt động huy động vốn để đầu tư cũng như cấp tín dụng cho khách hàng. Để thấy rõ hơn, cần nhìn lại những thành tựu mà ACB đã đạt được trong những năm qua:

2.1.2. Những thành tựu đạt được:

Trong hoạt động, ACB luôn tuân thủ pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước, bảo toàn và phát triển vốn. Và ACB cũng đã khẳng định được vị trí là một thương hiệu mạnh trong và ngoài nước.

Năm 2007 : ACB là đơn vị đầu tiên và duy nhất trong ngành ngân hàng Việt Nam được Hội đồng tư vấn doanh nghiệp (BAC) của Hiệp hội ASEAN tặng giải thưởng “Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc nhất” trong lĩnh vực phát triển đội ngũ lao động ; “Huân chương lao động hạng Nhì“ do Chủ tịch nước trao tặng; Cờ Thi Đua do NHNN Việt Nam trao tặng; cờ thi đua của Chính Phủ vì đã hồn thành xuất sắc tồn diện nhiệm vụ cơng tác, dẫn đầu phong trào thi đua yêu nước năm 2007 của NHNN Việt Nam;

Năm 2008 : ACB đạt danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2008 – Best Bank in Viet Nam 2008” do tạp chí Euromoney trao tặng (Euromoney là tạp chí nổi tiếng của Anh, nhà tổ chức bình chọn các giải thưởng dành cho các ngân hàng và định chế tài chính tốt nhất trong ngành tài chính trên tồn thế giới); Danh hiệu “Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất năm 2008” do người tiêu dùng bình chọn trong chương trình bình chọn “Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2008” và vị trí số 1 trong Top 10 “Ngân hàng thương mại được hài lịng nhất Việt Nam” do nhóm chun gia tài chính ngân hàng thuộc báo Sài Gòn Tiếp Thị tổ chức.

Năm 2009 : Huân chương lao động hạng Nhì do Chủ tịch nước trao tặng và Cờ thi đua của NHNN Việt Nam vì đã có thành tích xuất sắc trong cơng tác từ năm 2003 - 2007 góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc; “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do các tạp chí: The Banker, Global Finance, Asiamoney, FinanceAsia và Euromoney bình chọn; Danh hiệu "Doanh nghiệp tiêu biểu trên Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội năm 2009" do Báo Đầu Tư Chứng Khoán & Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội tổ chức bầu chọn. Đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008.

Song song với các thành tích đạt được trong kinh doanh, ACB cịn được cơng nhận là doanh nghiệp tích cực hoạt động xã hội và có nhiều đóng góp cho sự phát triển chung của cộng đồng. Điển hình là cơng tác tài trợ cho các đối tượng thuộc diện chính sách người nghèo, ủng hộ đồng bào bị thiên tai, chất độc màu da cam trong và ngồi nước, tài trợ các chương trình liên quan đến giáo dục : đóng góp xây dựng trường học và tài trợ học bổng cho học sinh, sinh viên nghèo….

Năm 2010: Một lần nữa ngân hàng TMCP Á Châu được công nhận là “Ngân hàng vững mạnh nhất Việt Nam năm 2010” của tạp chí The Asian Banker; danh hiệu “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” do Tạp chí Finance Asia, Global Finance; danh hiệu “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam” của Tạp chí Asiamoney; danh hiệu “Ngân hàng có dịch vụ thanh tốn vượt trội năm 2010” của Tạp chí Asset, bằng khen “ Dịch vụ tin và dùng của Việt Nam” do thời báo kinh tế Việt Nam bình chọn.

Năm 2011: ACB tiếp tục được vinh danh nhận giải thưởng “ Ngân hàng tốt nhất Việt Nam” (Best Domestic Bank in Vietnam) do bởi các tạp chí uy tín trao tặng là Global Finance, EuroMoney, AsiaMoney và Finance Asia, The Asset và World Finance.

2.1.3 Sơ đồ tổ chức ACB

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB

2.1.4.1 Hoạt động của các NHTM trong giai đoạn từ 2009 - 2011

Sau những ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2008 - 2009, kinh tế Việt Nam năm 2010 - 2011 đã có những chuyển biến tích cực, song nhìn chung vẫn chưa thực sự ổn định và còn tiềm ẩn nhiều yếu tố bất lợi tác động đến kinh tế trong nước.

năm 2010 cao hơn mức 5,3% của năm 2009. Tuy nhiên, vẫn có những yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của ACB nói riêng cụ thể như:

Chính sách cân đối vĩ mô căng thẳng như chỉ số CPI trong năm 2010 (11,8%) tăng cao so với mục tiêu của Chính phủ, cán cân vãng lai thâm hụt khoảng 10% so với GDP đã gây sức ép lên tỷ giá hối đoái và làm giảm dự trữ ngoại hối. Trong khi đó tiền đồng mất giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp bằng cách ba lần hạ giá tiền đồng so với USD. Tình trạng hai tỷ giá và hai lãi suất, tỷ giá USD trên thị trường cao hơn giá niêm yết tại ngân hàng có lúc đến 10%. Tương tự là lãi suất, tháng 11-12/2010 trong khi lãi suất niêm yết ở mức 12%/năm thì chi phí huy động thực ở mức 14 – 17%/năm. Liên quan đến vấn đề nợ và đầu tư kém hiệu quả của Tập đồn Cơng nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) đã làm xấu đi hình ảnh thị trường tài chính Việt Nam.

Những thay đổi chính sách như chính sách tiền tệ và tài khóa khơng ăn khớp với nhau giữa hai mục tiêu tăng trưởng và chống lạm phát. Hoạt động của hệ thống ngân hàng chịu tác động mạnh bởi hàng loạt quy định pháp lý theo hướng thắt chặt, tiêu biểu là:

+ Các tỷ lệ bảo đảm an tồn mới theo Thơng tư 13/2010/TTNHNN và Thơng tư 19/2010/TTNHNN;

+ Hoạt động kinh doanh liên quan đến vàng bị thu hẹp và hạn chế: Đóng cửa các trung tâm giao dịch vàng, chấm dứt kinh doanh vàng trên tài khoản ở nước ngoài; thu hẹp hoạt động huy động và cho vay vàng theo Thơng tư 22/2010/TTNHNN.

Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại đã phải tham gia vào cuộc đua quyết liệt huy động vốn từ các tổ chức kinh tế và dân cư (đặc biệt ở các tháng cuối năm) để duy trì thị phần và đảm bảo thanh khoản, đã xuất hiện tình trạng vượt rào về lãi suất. Kết quả là tính ổn định của huy động tiền gửi khách hàng tiếp tục thấp đi và thu nhập

lãi của các ngân hàng giảm, bao gồm ACB, bị ảnh hưởng khá nghiêm trọng. Chính những khó khăn trên đã ảnh hưởng đến niềm tin vào hệ thống ngân hàng:

Những lo ngại về sự ổn định của kinh tế vĩ mơ đã tác động đến uy tín của các ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, bao gồm ACB, với việc các tổ chức đánh giá tín nhiệm lớn trên thế giới như Fitch Ratings và Moody’s lần lượt hạ định mức tín nhiệm các ngân hàng được xếp hạng (theo sau định mức tín nhiệm quốc gia).

Rủi ro vận hành gia tăng cũng là điều đã được ACB dự báo trước vào dịp cuối năm 2009. Các vụ án liên quan đến hoạt động tài chính tiền tệ có dấu hiệu gia tăng. Tính đến 31/12/2010, tổng dư nợ tín dụng của ngành ngân hàng tăng 29,8% so với cuối năm 2009; huy động vốn từ nền kinh tế tăng 27,3%; tổng phương tiện thanh toán tăng 25,4% so với cuối năm 2009.

Sang năm 2011 là một năm có nhiều sự kiện quan trọng, nhiều thay đổi và xáo trộn trong hoạt động của các NHTM Việt Nam. Với mục tiêu hàng đầu giữ vững tăng trưởng, ngăn chặn lạm phát trong khi bối cảnh nền kinh tế Việt Nam lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế vĩ mơ nói chung và gây khơng ít ảnh hưởng cho hoạt động của ngân hàng. Mặc dù các biện pháp kiềm chế lạm phát và ổn định vĩ mơ được Chính phủ tập trung triển khai mạnh nhưng tính chung cả năm 2011, lạm phát vẫn ở mức cao 18,58%.

Lãi suất huy động của ngân hàng năm 2011 bị khống chế ở mức trần 14%/năm, tuy nhiên lãi suất cho vay theo cơ chế thỏa thuận (tại Thông tư 12/2010/TT-NHNN ngày 14/04/2010), khiến lãi suất cho vay tăng cao có thời điểm lên đến 25%/năm. Những diễn biến lãi suất là một trong những nguyên nhân dẫn đến khó khăn chung cho hoạt động tín dụng năm 2011. Để hạn chế lạm phát và kích thích sản xuất, bằng Nghị quyết 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ, Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 và văn bản số 2956/NHNN-CSTT ngày 14/04/2011, NHNN nỗ lực hướng dịng tín dụng vào các khu vực sản xuất như: nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ

trợ, kinh doanh xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm tăng trưởng tín dụng từ 25% xuống dưới 20%... nhưng để làm được điều này là thật không đơn giản. Bởi lẽ, nếu ngân hàng tập trung vốn cho vay sản xuất mà so sánh lãi vay với lợi nhuận của doanh nghiệp, thì nếu lãi vay bình qn là 18%/năm địi hỏi lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được phải cao hơn con số đó mới có khả năng trả nợ vay ngân hàng. Trong lúc mọi chi phí đầu vào đều tăng cao thì để doanh nghiệp đạt được mức lợi nhuận như vậy là điều không dễ dàng. Với mức lãi suất cho vay phi sản xuất kinh doanh khoảng 25%/năm vẫn có nhiều khách hàng cá nhân đủ năng lực đi vay và ngân hàng thu được lãi nhiều hơn, nên các ngân hàng vẫn còn cho vay khu vực này hơn.

Để hạn chế tín dụng tập trung vào lĩnh vực bất động sản, trong văn bản số 2956/NHNN-CSTT (về việc kiểm sốt hoạt động tín dụng năm 2011), Ngân hàng Nhà nước yêu cầu TCTD gửi báo cáo kinh doanh bất động sản để tránh việc chuyển từ cho vay phi sản xuất qua cho vay sản xuất, cụ thể là các TCTD phải thống kê 7 hạng mục, gồm: (1) xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất; (2) xây dựng khu đô thị; (3) xây dựng văn phòng, cao ốc cho thuê; (4) xây dựng, sửa chữa và mua nhà để ở kết hợp với cho thuê mà các khoản cho vay này khách hàng trả nợ bằng các nguồn thu nhập không phải là tiền lương; (5) xây dựng, sửa chữa nhà và mua nhà để bán, cho thuê; (6) mua quyền sử dụng đất, (7) đầu tư kinh doanh bất động sản khác.

Trong mơi trường kinh doanh khó khăn như thế, ACB đã nỗ lực vượt qua thử thách và nắm bắt cơ hội để đạt được chỉ tiêu kết quả kinh doanh mà cổ đông đã đề ra từ đầu năm.

2.1.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB năm 2011 - Huy động vốn - Huy động vốn

Tuy là một NHTMCP lớn và đã tạo được uy tín trên thị trường nhưng ACB vẫn gặp phải khơng ít trở ngại trong việc huy động vốn. Việc quy định trần lãi suất VND là 14%/năm từ năm 2010 chuyển qua nhưng đến 2011 lãi suất đã diễn biến phức tạp và

căng thẳng hơn nhiều so với năm 2010. Hiện tượng vượt trần lãi suất gây khó khăn trong hoạt động của các ngân hàng hoạt động đúng nghĩa. Vì vậy tiếp tục công tác tiếp thị, quảng bá và nâng cao chất lượng phục vụ đối với khách hàng cũng như việc nâng cao uy tín và thương hiệu của ACB trong hệ thống ngân hàng là việc làm hết sức cần thiết.

Năm 2011, tổng huy động vốn từ nền kinh tế của ACB đạt 234.502 tỷ đồng, tăng 51.372 tỷ đồng, tương ứng tăng 28,05% so với cuối năm 2010, mức tăng thấp hơn so với năm 2010. Điều này chứng tỏ việc huy động vốn trên thị trường ngày càng khó khăn. Mặc dù không đạt chỉ tiêu đề ra từ đầu năm, huy động từ tiền gửi của khách hàng phải đạt 198.000 tỷ đồng nhưng trong tổng vốn huy động thì tiền gửi của khách hàng, chiếm tỷ trọng hơn 69% tổng vốn huy động năm 2011 và đạt 142.218 tỷ đồng (tương đương 70% kế hoạch). ACB với phương châm hoạt động là “Ngân hàng của mọi nhà” đối tượng khách hàng được ACB chú trọng nhất vẫn là khách hàng cá nhân nên đã đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi nhằm thu hút lượng tiền gửi khách hàng cá nhân, bên cạnh đó ACB ln duy trì hình ảnh và thương hiệu mạnh để tạo uy tín đối với khách hàng gửi tiền. Chính vì vậy mà lượng tiền gửi khách hàng ln cao hơn về số tuyệt đối lẫn tương đối so với các thành phần kinh tế khác. Chiếm 24,28% tổng vốn huy động là phát hành trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi.

Bảng 2.2: Vốn huy động của ACB năm 2009 – 2011 (Đvt: tỷ đồng) (Đvt: tỷ đồng) Chỉ tiêu Số tiền 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2009 2010 2011 ± ∆ % ± ∆ % Các khoản nợ Chính phủ và NHNN 10.257 9.451 6.530 -806 -7,86 -2.921 -30,91 Tiền gửi và vay các

TCTD khác 10.450 28.130 34.714 17.680 169,19 6.584 23,41 Tiền gửi của KH 86.919 106.936 142.218 20.017 23,03 35.282 32,99 Vốn tài trợ ủy thác

đầu tư, cho vay

TCTD chịu rủi ro 270 379 332 109 40,37 -47 -12,40 Trái phiếu và CCTG 26.583 38.234 50.708 11.651 43,83 12.474 32,63 Tổng vốn huy động 134.479 183.130 234.502 48.651 36,18 51.372 28,05

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2009-2011)

- Hoạt động tín dụng

Vốn tín dụng của ACB ln đóng vai trị quan trọng trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế, góp phần nhất định trong việc phát triển của nhiều vùng, địa phương trên cả nước. Mặt khác, Ngân hàng TMCP Á Châu luôn bám sát và thực hiện nguyên tắc huy động vốn là để cho khách hàng vay nên chú trọng đến kế hoạch cân đối giữa nguồn vốn huy động và sử dụng vốn sao cho khơng q ít để tránh dư thừa vốn hoặc thiếu thanh khoản, đồng thời chênh lệch lãi suất đầu vào và đầu ra là tối ưu nhằm tối đa hóa lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, bên cạnh việc duy trì tăng trưởng tín dụng dưới 20% cũng như quy định dư nợ cho vay trong lĩnh vực phi sản xuất so với tổng dư nợ

tối đa đến 31/12/2011 là 16% đã ảnh hưởng khơng nhỏ tới hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như ACB nói riêng. Cụ thể dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế thể hiện như sau:

Bảng 2.3: Dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế của ACB năm 2009 – 2011

(Đvt: tỷ đồng) Thành phần kinh tế Số tiền So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 2009 2010 2011 ± ∆ % ± ∆ % DN Nhà nước 4.378 5.017 6.036 639 14,60% 1.019 20,31% Công ty CP,TNHH, DNTN 34.253 48.979 60.728 14.726 42,99% 11.749 23,99% Công ty nước ngoài 693 594 712 -99 -14,29% 118 19,87% Cá nhân 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37% Tổng cộng 62.358 87.195 102.809 24.837 39,83% 15.614 17,91%

Biểu 2.1 Tỷ trọng dƣ nợ cho vay theo thành phần kinh tế của ACB 7,02% 5,75% 5,87% 54,93% 56,17% 59,07% 1,11% 0,68% 0,69% 36,94% 37,39% 34,37% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00% 2009 2010 2011 Năm %

Doanh nghiệp Nhà nước Cơng ty CP,TNHH,DNTN Cơng ty có vốn nước ngồi Cá nhân

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ năm 2009 – 2011)

Qua bảng 2.3 và biểu 2.1 cho thấy tổng quan tình hình hoạt động tín dụng của ACB năm 2011: cụ thể dư nợ cho vay năm 2010 đạt 87.195 tỷ đồng, tăng 24.837 tỷ đồng tương ứng tăng 39,83% so với năm 2009 trong khi đó dư nợ cho vay năm 2011 đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 15.614 tỷ đồng tương ứng tăng 17,91% so với năm 2010. Như vậy tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay năm 2011 đã giảm 21% so với năm 2010. ACB đã thực hiện tốt chỉ thị tăng trưởng dư nợ không quá 20%/năm của NHNN. Nếu phân loại dư nợ theo thành phần kinh tế thì dư nợ cho vay doanh nghiệp mà chủ yếu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)