Chính sách tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74)

5. Kết cấu của Luận văn:

2.3 ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.3.1.6 Chính sách tín dụng

Có thể nói chính sách tín dụng là một cơng cụ điều tiết hoạt động tín dụng của ACB. Cụ thể chính sách tín dụng thể hiện định hướng hoạt động cấp tín dụng cũng như khẩu vị cấp tín dụng của ACB trong từng thời kỳ. Ví dụ để xét cấp tín dụng một khách hàng, chính sách đã lượng hóa và phân loại khách hàng khác nhau từ nhóm cấp tín dụng bình thường, nhóm hạn chế cấp tín dụng, nhóm kiểm sốt đặc biệt, nhóm khơng cấp tín dụng giúp kiểm sốt và phê duyệt tín dụng phù hợp định hướng chính sách tín dụng của ACB (hiện ACB đang thực hiện theo “ Định hướng chính sách và hoạt động

tín dụng số 100/NVCV – CSTD.12 ngày 11/02/2012”) và tuân theo quy định của

NHNN.

Nhóm xét duyệt bao gồm: đối tượng khách hàng, ngành nghề kinh doanh, tình hình tài chính, nguồn trả nợ, vị trí địa lý, tài sản đảm bảo và tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo.

+ Theo đối tượng khách hàng: Khách hàng được phân nhóm theo các tiêu chuẩn như: cá nhân là khách hàng có nghề nghiệp, thu nhập ổn định, có địa vị xã hội và khơng có khả năng dùng địa vị xã hội tác động trực tiếp lên việc thực hiện quyền của ACB, quan hệ xã hội lành mạnh, lịch sử uy tín tốt, có năng lực hành vi dân sự, có lịch sử tín dụng tốt và có thái độ hợp tác với ACB.

+ Theo ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay các doanh nghiệp, cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa xã hội, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ

+ Theo tình hình tài chính: Các chỉ số tài chính trọng yếu là các chỉ số giúp đánh giá mức độ hợp lý của nguồn trả nợ, độ ổn định và chủ động tài chính, khả năng trả nợ cho ngân hàng.

+ Nguồn trả nợ: Nguồn trả nợ này dựa trên mức độ ổn định lĩnh vực ngành nghề khách hàng kinh doanh, khả năng xác thực và chắc chắn của dịng tiền.

+ Vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay các khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần trụ sở hoạt động của chi nhánh/ phòng giao dịch ngân hàng, tạo điều kiện cho ACB trong việc kiểm sốt tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như kiểm tra mục đích sử dụng vốn.

+ Theo tài sản đảm bảo: Các loại tài sản thế chấp/cầm cố phân loại theo khả năng thanh khoản, sự ổn định về giá trị, khả năng quản lý tài sản và tính pháp lý trong sở hữu tài sản.

+ Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo: tỷ lệ cho vay tùy thuộc vào kết quả đánh giá khách hàng thuộc phân nhóm nào, theo cấp phê duyệt tín dụng, theo sự ổn định về giá trị tài sản bảo đảo, thanh khoản khác nhau sẽ có tỷ lệ cho vay khác nhau.

+ Theo sản phẩm tín dụng: việc phân nhóm các sản phẩm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, tài sản đảm bảo, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu và các chính sách, chỉ đạo của chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ACB trong từng thời kỳ.

+ Theo kỳ hạn và loại tiền: được quy định dựa trên tính thanh khoản và quản lý rủi ro trong từng thời kỳ.

+ Kênh phân phối: kênh phân phối được phân thành cấp hạn mức phê duyệt bình thường, khơng tăng hạn mức phê duyệt, giảm hạn mức phê duyệt và ngưng cấp hạn mức phê duyệt phụ thuộc năng lực cán bộ, quản lý rủi ro tín dụng.

Đối với khoản vay ngắn hạn (≤ 12 tháng): lãi suất được áp dụng theo công bố của ACB vào từng thời điểm nhận nợ sử dụng vốn vay và được điều chỉnh định kỳ 03 tháng 01 lần theo công bố lãi suất của ACB tại thời điểm đó.

Đối với khoản vay trung dài hạn (> 12 tháng): lãi suất được áp dụng theo công bố của ACB vào thời điểm nhận nợ sử dụng vốn vay và được điều chỉnh khi có cơng bố lãi suất mới của ACB. Cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi đã tạo một thế cân bằng về lãi suất cho khách hàng lẫn ngân hàng, trong đó lợi ích của khách hàng và ngân hàng là như nhau. Khi lãi suất tiền gửi của ACB tăng / giảm thì lãi suất cho vay cũng tăng / giảm theo. Chính sách lãi suất như vậy được công bố ngay từ đầu khi NVTD tư vấn hồ sơ vay cho khách hàng và được quy định cụ thể trong hợp đồng tín dụng.

Mặc dù vậy cơ chế lãi suất tín dụng thả nổi của ACB có thể khiến khách hàng lo ngại khi lãi suất tăng quá cao mà khơng có giới hạn cụ thể về biên độ cũng như thời hạn thay đổi lãi suất, dẫn đến số tiền trả nợ vượt quá dự kiến gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng.

Tuy nhiên chính sách lãi suất thả nổi cũng khó thuyết phục các khách hàng khó tính khi muốn kiểm sốt dịng tiền của mình trong tương lai, vì vậy để có thể cạnh tranh được ACB cần điều chỉnh chính sách lãi suất cho vay sao cho có thể thỏa mãn tối đa nhu cầu đa dạng khách hàng.

0 5 10 15 20 25 Thán g 01 Thán g 02 Thán g 03 Thán g 04 Thán g 05 Thán g 06 Thán g 07 Thán g 08 Thán g 09 Thán g 10 Thán g 11 Thán g 12 ACB SACOMBANK TECHCOMBANK EXIMBANK

( Nguồn: Thông tin ngân hàng cạnh tranh nội bộ ACB năm 2011)

Nhìn vào bảng so sánh lãi suất một số ngân hàng cho thấy trong giai đoạn 6 tháng đầu năm, mặt bằng lãi suất của các ngân hàng đều tăng trong đó Techcombank có mức tăng thấp nhất, tăng cao nhất là ACB và Eximbank. Trong 6 tháng cuối năm, mặt bằng lãi suất các ngân hàng có xu hướng giảm nhẹ và Eximbank có lãi suất cạnh tranh nhất, riêng hai tháng cuối năm ACB có mức lãi suất thấp nhất. Nhìn một cách tổng quan biểu đồ cho thấy ngân hàng Eximbank có lãi suất cạnh tranh nhất trong 4 ngân hàng TMCP đối với sản phẩm cho vay nhà. Trong khi đó, ACB cho vay lãi suất đối với sản phẩm sản xuất kinh doanh cũng khá cạnh tranh so với các các ngân hàng khác ngồi Sacombank. Để có thể đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng cũng như tăng dư nợ tín dụng cá nhân, ngồi yếu tố tăng cường cơng tác chăm sóc tốt khách hàng, ACB cần chú trọng đến lãi suất cho vay để có thể có tính cạnh tranh so với các ngân hàng thương mại cổ phần khác. Bởi vì khi đi vay, hầu hết khách hàng đều muốn biết tiền lãi hàng tháng phải trả là bao nhiêu so với thu nhập mà khách hàng có khả năng trả nợ hay không và so với ngân hàng khác có cao hơn khơng.

Biểu 2.12 So sánh lãi suất một số ngân hàng năm 2011 đối với sản phẩm cho vay sản xuất kinh doanh.

0 5 10 15 20 25 30 Tháng 01 Tháng 02 Tháng 03 Tháng 04 Tháng 05 Tháng 06 Tháng 07 Tháng 08 Tháng 09 Tháng 10 Tháng 11 Tháng 12 ACB SACOMBANK TECHCOMBANK EXIMBANK

(Nguồn: Thông tin ngân hàng cạnh tranh nội bộ ACB năm 2011)

2.3.1.7 Quy trình thẩm định, phê duyệt tín dụng

- Quy trình thẩm định tín dụng: Hiện ACB đang thực hiện thẩm định tín dụng theo quyết định số 503/NVQĐ-KCN.11 ngày 05/05/2011 về việc ban hành “Thủ tục phối hợp tác nghiệp tín dụng khách hàng cá nhân” QP – 7.25 như sau:

STT Các bước thực hiện Nội dung thực hiện Nhân viên thực hiện

Hồ sơ, chứng từ

1

Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ vay

- Tiếp nhận hồ sơ vay; - Hướng dẫn các điều kiện, thủ tục, hồ sơ vay vốn cho KH.

- Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân (PFC)

- Sổ theo dõi.

- Phiếu hẹn xác minh

2

Xác minh thực tế - Xác minh hiện trạng thực tế của BĐS;

- Nhân viên định giá tài sản

- Bảng kiểm tra và thu thập thông tin.

- Định giá giá trị BĐS. - Bảng định giá TSĐB

3

Thẩm định hồ sơ vay -Thẩm định các điều kiện vay vốn; - Thẩm định nguồn thu nhập của KH dùng để trả nợ. - Nhân viên phân tích tín dụng (CA)

- Thu thập hồ sơ vay vốn theo quy định của NH.

4

Trình ký hồ sơ vay - Lập tờ trình, đề xuất ý kiến và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Thơng báo kết quả xét duyệt hồ sơ vay cho KH.

- PFC, CA - Toàn bộ hồ sơ vay. - Tờ trình cho vay. 5 Thủ tục đảm bảo tiền vay - Lập hợp đồng và trình ký, - Thực hiện công chứng/chứng thực, đăng ký giao dịch đảm bảo (nếu có); - Yêu cầu KH bàn giao bản chính hồ sơ TSĐB cho NH. - Nhân viên pháp lý chứng từ - Tờ trình đã được duyệt; - Hợp đồng tín dụng - Giấy xác nhận tình trạng nhà, đất. - Biên bản nhận TSĐB

cho KH.

- Chuyển tồn bộ hồ sơ sang phịng quản lý tín

dụng để nhập kho hồ sơ TSĐB và để lưu giữ hồ sơ vay.

dịch vụ khách hàng

- Phiếu chuyển khoản hoặc giấy lĩnh tiền mặt.

- Bản chính hồ sơ tài sản đảm bảo; Hồ sơ tín dụng.

7

Theo dõi sau cho vay - Tiến hành kiểm tra sau cho vay theo quy định của NH.

- PFC - - Báo cáo kiểm tra

- sau cho vay.

8 Tất toán khoản vay - Đến ngày đáo hạn của HĐTD, yêu cầu KH nộp tiền để tất toán hợp đồng; Hạch tốn thu nợ, lãi và phí; - Đề nghị P.QLTD giải chấp và bàn giao lại hồ sơ TSĐB cho KH - Lập thông báo giải chấp, xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (nếu có); - Chuyển hồ sơ tất toán sang P.QLTD lưu trữ - Nhân viên dịch vụ khách hàng - Chứng từ nộp tiền tất tốn. - Hồ sơ trình giải chấp. - Biên bản trả TSĐB. - Thông báo giải chấp, xóa

đăng ký GDĐB. - Hồ sơ tất tốn

- Phê duyệt tín dụng:

Việc xét duyệt tín dụng được thực hiện theo cơ chế chuyên viên (cấp bậc xét duyệt thấp nhất) -> ban tín dụng chi nhánh -> ban tín dụng khu vực → ban tín dụng hội sở → hội đồng tín dụng. Tùy theo số tiền vay và xếp loại khách hàng mà hồ sơ tín dụng được phê duyệt theo quy trình như trên. Do đó, quy trình phê duyệt tín dụng khá rõ ràng và minh bạch. Tách bạch các chức năng tiếp thị, quan hệ khách hàng, thẩm định rủi ro độc lập, quyết định tín dụng và quản lý nợ cùng với việc phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn, đảm bảo tính độc lập, khách quan.

2.3.2 Những tồn tại và nguyên nhân

Qua phân tích các chỉ tiêu định tính và định lượng chứng minh những kết quả đạt được của hoạt động phát triển tín dụng cá nhân của ngân hàng. Tuy nhiên bên cạnh đó, ACB vẫn cịn tồn tại những vấn đề cần khắc phục để có thể củng cố vị trí bán lẻ hàng đầu trong hệ thống NHTM Việt Nam.

2.3.2.1 Những tồn tại:

- Về nợ quá hạn tín dụng cá nhân

Bảng 2.12 Nợ quá hạn và tỷ lệ tăng nợ quá hạn năm 2009 - 2011

Chỉ tiêu 2009 2010 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Tổng dư nợ 52.787 87.195 102.809 34.408 65,18% 15.614 17,91% Dư nợ cá nhân 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37% Nợ quá hạn 201 218 601 17 8,46% 383 175,69%

Mặc dù dư nợ tín dụng cá nhân trong năm 2011 tăng 8,37% so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng nợ quá hạn khá cao so với tốc độ tăng trưởng dư nợ tương đương 175,69% so với năm 2010. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn chung là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, cịn có yếu tố chủ quan về phía khách hàng cũng như ngân hàng đã làm tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.

Về phía khách hàng, có thể liệt kê những lý do như sử dụng tiền vay ngân hàng khơng đúng mục đích, khách hàng có ý thức trả nợ kém hoặc khách hàng lừa đảo ngân hàng như làm giả hồ sơ vay hoặc cố tình chứng minh thu nhập cao hơn so với thực tế. (Nguồn: Báo cáo tình hình nợ quá hạn hàng tháng tại ACB).

Về phía ngân hàng như chính sách lãi suất cho vay cho vay trung dài hạn khá cao so với các ngân hàng khác, điều này cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng; năng lực của nhân viên phân tích tín dụng cịn hạn chế trong việc thẩm định và phát hiện rủi ro; công tác kiểm tra, giám sát mục đích sử dụng vốn vay cịn hạn chế,…

- Về sản phẩm tín dụng

Các sản phẩm tín dụng của ngân hàng vẫn cịn mang tính truyền thống và có xu hướng bão hịa, chưa phân đoạn khách hàng và chưa tạo ra được sự khác biệt hoàn toàn, nổi trội hơn so với các ngân hàng khác. Ít có sản phẩm đặc thù cho từng phân đoạn khách hàng. Hiện ACB chưa có sản phẩm được thiết kế riêng cho các phân đoạn khác nhau; sản phẩm riêng cho nhóm khách hàng VIP là rất hạn chế. Trong khi đó Sacombank đã có sản phẩm tín dụng hướng đến những khách hàng rất cụ thể (cho vay người Hoa -> cho vay tiểu thương không cần thế chấp, thu nợ trực tiếp tại địa điểm kinh doanh và chấp nhận trả góp linh hoạt ngày /tuần / tháng hay cho vay hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp…). Khi nhắc đến sản phẩm cho vay mua xe, đối thủ cạnh tranh của ACB đó là Techcombank. Ngân hàng này đã có chiến lược phát triển sản phẩm cho vay mua xe ô tô bằng cách thưởng hoa hồng cho các nhà buôn ô tô, hay Sacombank liên kết với

Trường Hải Auto với sản phẩm cho vay mua xe và thế chấp chính xe mua ngày càng trở nên thịnh hành.

Đối với khoản vay mua nhà thế chấp bằng bất động sản thì thời hạn cho vay tối đa chỉ là 10 năm, trong khi đó Eximbank có các sản phẩm nhà như: “An cư lạc nghiệp”có thời hạn cho vay lên đến 25 năm, sản phẩm “An gia hạnh phúc” có thời hạn cho vay lên đến 15 năm với phương thức trả nợ linh hoạt có thể ân hạn trả nợ vay tối đa 02 năm. Đặc điểm sản phẩm của Eximbank cạnh tranh rất cao so với sản phẩm cho vay mua nhà của ACB.

- Về chính sách tín dụng

Khách hàng hay than phiền về chính sách tín dụng bảo thủ của ACB:

+ Khách hàng cho rằng: “ACB cho vay luôn nắm đàng cán, cịn khách hàng ln nắm đàng lưỡi”, ACB định giá trị tài sản thường khoảng 70 – 80% giá trị thị trường và tỷ lệ cho vay dao động từ 70 – 85% giá trị định giá. Tỷ lệ cho vay trên tài sản đảm bảo chưa có tính cạnh tranh, Sacombank cho vay có thể lên đến 100% giá trị tài sản đảm bảo đang thế chấp tại ngân hàng. ACB nhận tài sản đảm bảo có tính chất phân loại và giới hạn số tiền vay dựa trên phân loại đó và tài sản đảm bảo chính là bất động sản, các tài sản khác được xem là tài sản thế chấp kèm theo.

+ Số tiền cho vay sản xuất kinh doanh tối đa chỉ 1,5 lần doanh thu bình quân tháng. Số tiền cho vay khá thấp so với nhu cầu thực tế của khách hàng. Đối với phân đoạn khách hàng có thu nhập từ lương, khách hàng có thu nhập đối với cho vay tiêu dùng tín chấp thì áp dụng với đối tượng có thu nhập trên 6 triệu đồng đối với Khu vực Tp.HCM và Hà Nội; trên 4 triệu đồng đối với các khu vực khác và yêu cầu thu nhập chuyển khoản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)