Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 65)

5. Kết cấu của Luận văn:

2.2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI ACB

2.2.2 Thực trạng phát triển tín dụng cá nhân tại ACB

2.2.2.1 Dư nợ tín dụng cá nhân

Bảng 2.5 Dƣ nợ tín dụng cá nhân ACB năm 2009 – 2011

Chỉ tiêu/năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 ± ∆ % ± ∆ % Dư nợ doanh nghiệp 29.753 54.590 67.476 24.837 83,48% 12.886 23,61% Dư nợ cá nhân 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37% Tổng dư nợ 52.787 87.195 102.809 34.408 65,18% 15.614 17,91%

Biểu 2.3 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân năm 2009 – 2011 56,36 62,61 65,63 43,64 37,39 34,37 0,00 10,00 20,00 30,00 40,00 50,00 60,00 70,00 2009 2010 2011

% Dư nợ doanh nghiệp

Dư nợ cá nhân

(Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB từ 2009 – 2011)

Như đã phân tích tại phần thực trạng hoạt động tín dụng năm 2011, hoạt động tín dụng nói chung của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn (khó khăn huy động vốn, khống chế tỷ lệ tăng trưởng dư nợ cho vay phi sản xuất kinh doanh). Riêng ACB tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng năm 2011 đạt con số dưới 20%. Trong đó đóng góp vào tăng trưởng tín dụng là tăng trưởng dư nợ của khách hàng doanh nghiệp đạt 67.476 tỷ đồng, tăng 12.886 tỷ đồng tương ứng tăng 23,61% so với năm 2010. Mặc dù tỷ lệ tăng trưởng năm 2011 giảm so với năm 2010 nhưng dư nợ đối với khách hàng doanh nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao tương đương 65,63% trong tổng dư nợ.

Đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong năm 2011 có tăng trưởng so với năm 2010 nhưng tốc độ tăng trưởng đã giảm đáng kể so với năm 2010. Cụ thể dư nợ cho vay cá nhân năm 2010 đạt 32.605 tỷ đồng, tăng 9.571 tỷ đồng tương ứng tăng 41,55% so với năm 2009. Dư nợ cho vay năm 2011 đạt 102.908 tỷ đồng, tăng 2.728 tỷ đồng tương ứng chỉ tăng 8,37% so với năm 2010. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân tăng chậm lại và tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ giảm dần từ năm 2009. Với định hướng phát triển tín dụng cá nhân đã được

đặt ra trong chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ, sự gia tăng đáng kể dư nợ tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng của hệ thống là kết quả cần đạt được. Tuy nhiên, bối cảnh nền kinh tế Việt Nam trong năm 2011 với lạm phát tăng cao, NHNN có chính sách điều tiết bằng cách hạn chế tín dụng phi sản xuất và tập trung vào tín dụng sản xuất khiến cho việc tăng trưởng dư nợ tín dụng cá nhân khơng thuận lợi. Do đó mức tăng trưởng tín dụng cá nhân khơng thực sự mạnh mẽ và tốc độ tăng có xu hướng giảm nhanh. Điều này cho thấy hoạt động tín dụng cá nhân cần được đánh giá lại để có giải pháp phát triển tốt hơn trong tương lai nếu định hướng chiến lược của ACB vẫn tập trung phát triển ngân hàng bán lẻ.

- Tình hình dư nợ cá nhân theo thời hạn vay

Bảng 2.6 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo thời hạn vay

Đvt: %

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010 Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % Dư nợ Tỷ lệ % ± ∆ % ± ∆ % Ngắn hạn 10.698 57% 13.373 58% 20.059 62% 2.675 25% 6.686 50% Trung dài hạn 8.071 43% 9.662 42% 12.546 38% 1.591 20% 2.884 30% Tổng dư nợ 18.769 100% 23.035 100% 32.605 100% 4.266 23% 9.570 42%

(Nguồn: Báo cáo tài chính ACB năm 2009 – 2011)

Dư nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay tại ACB trong ngắn hạn chiếm từ 57 – 62% tổng dư nợ. Dư nợ tín dụng cá nhân trung dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn và có tốc độ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ ngắn hạn.

Trong năm 2011, dư nợ ngắn hạn tăng tuyệt đối là 6.686 tỷ đồng tương đương với mức tăng 50% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011, tình hình kinh tế

Việt Nam vẫn trong tình trạng lạm phát cao, chính phủ có chính sách ưu tiên vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và hạn chế tín dụng phi sản xuất. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, ACB đã tập trung vốn chủ yếu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân, hộ gia đình như cho vay trong lĩnh vực thương mại, ngành nghề xuất nhập khẩu, thu mua và chế biến nơng thủy sản. Chính điều này đã làm cho cơ cấu dư nợ cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn dư nợ cho vay trung dài hạn. Điều này cịn được thể hiện qua dư nợ tín dụng cá nhân phân theo khu vực.

Biểu 2.4 Tỷ trọng dƣ nợ tín dụng cá nhân theo thời hạn vay

57,00% 58,06% 61,52% 43,00% 41,94% 38,48% 0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Cho vay ngắn hạn Cho vay trung dài hạn

- Tình hình dư nợ cá nhân phân theo khu vực

Bảng 2.7 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo khu vực (năm 2009 – 2011)

Khu vực Số tiền tỷ đồng So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 ± ∆ % ± ∆ % Thành phố HCM 14.956 21.195 22.379 6.239 41,71 1.184 5,59 Miền Tây Nam Bộ 1.025 1.314 1.617 288 28,09 303 23,11 Miền Đông Nam Bộ 1.122 2.024 1.745 902 80,38 -279 -13,80 Khu vực miền Trung 1.192 1.649 2.607 458 38,40 958 58,07 Khu vực miền Bắc 4.739 6.423 6.985 1.684 35,53 562 8,75 Tổng dư nợ 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55 2.728 8,37

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB từ năm 2009 – 2011)

Biểu 2.5 Dƣ nợ tín dụng cá nhân theo khu vực năm 2009 – 2011

0,00% 10,00% 20,00% 30,00% 40,00% 50,00% 60,00% 70,00%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Thành phố Hồ Chí Minh Miền Tây Nam Bộ Miền Đông Nam Bộ Khu vực miền Trung Khu vực miền Bắc

Dư nợ tín dụng cá nhân qua các năm 2009 - 2011 chiếm tỷ trọng cao tập trung vào hai khu vực phát triển nhất là khu vực Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực miền Bắc. Dư nợ tại khu vực Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009 chiếm 64,93% tổng dư nợ đạt 14.956 tỷ đồng, dư nợ năm 2010 đạt 21.195 tỷ đồng tương đương 65% tổng dư nợ, năm 2011 dư nợ đạt 22.379 tỷ đồng chiếm 63,33% tổng dư nợ. Khu vực miền Bắc có dư nợ cao đứng sau khu vực TP HCM cụ thể năm 2009 chiếm 20,57%, năm 2010 chiếm 19,70% và năm 2011 chiếm 19,77% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Hai khu vực này với thế mạnh là kinh doanh bất động sản và sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, trong năm 2011, hai khu vực này có tốc độ tăng trưởng thấp nhất so với khu vực miền Tây và miền Trung. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi chính sách tín dụng đã tập trung vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh nhiều hơn phi sản xuất kinh doanh.

- Tình hình cho vay theo từng sản phẩm:

Bảng 2.8 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2009 – 2011

Sản phẩm tỷ đồng Số tiền 2010/2009 So sánh 2011/2010 So sánh 2009 2010 2011 ± ∆ % ± ∆ % Nhà 10.098 12.941 12.568 2.843 28,15% -373 -2,88% Sản xuất KD 7.717 12.587 15.104 4.870 63,11% 2.517 20,00% Tín chấp 583 816 979 233 39,97% 163 19,98% Tiêu dùng 1.680 2.109 2.056 429 25,54% -53 -2,51% Vàng 626 4 3 -622 -99,36% -1 -25,00% Khác 2.330 4.148 4.623 1.818 78,03% 475 11,45% Tổng dư nợ 23.034 32.605 35.333 9.571 41,55% 2.728 8,37%

Biểu 2.6 Dƣ nợ tín dụng cá nhân của ACB theo sản phẩm năm 2011 Nhà 36% Sản xuất kinh doanh 42% Tín chấp 3% Tiêu dùng 6% Vàng 0% Khác 13% Nhà

Sản xuất kinh doanh Tín chấp

Tiêu dùng Vàng Khác

(Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB ngày 31/12/2011)

Cơ cấu dư nợ tín dụng cá nhân phân theo nhu cầu vay vốn trong những năm qua cho thấy ACB tập trung phần lớn vào cho vay đối với sản phẩm nhà và cho vay sản xuất kinh doanh với tỷ lệ dư nợ chiếm trên 35% dư nợ tín dụng cá nhân riêng cho vay tiêu dùng chiếm 6% tổng dư nợ và cho vay tín chấp chiếm khoảng 3%.

+ Cho vay bất động sản

Trong giai đoạn năm 2009 - 2011, cơ cấu dư nợ cho vay bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, biến động trong khoảng từ 36% đến 44% tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Tuy nhiên có xu hướng giảm dần qua các năm. Do tác động của nền kinh tế, thị trường bất động sản gặp khó khăn, đồng thời cũng tuân thủ chỉ đạo của Chính phủ về ưu tiên cho vay sản xuất kinh doanh nên hoạt động cho vay kinh doanh bất động sản đã dừng lại. Tuy nhiên, khi kinh tế hồi phục, thị trường bất động sản phát triển là điều kiện tốt để ACB mở rộng hoạt động cho vay sản phẩm nhà. Việt Nam với kết cấu dân số trẻ nên nhu cầu mua nhà để ổn định cuộc sống là nhu cầu thiết yếu. Do đó ACB đưa

ra nhiều sản phẩm nhà như cho vay mua bất động sản thế chấp bằng động sản, cho vay xây dựng/sửa chữa nhà và cho vay mua nhà dự án để đáp ứng các nhu cầu vốn của khách hàng.

“Cho vay mua nhà dự án” là gói sản phẩm đặc thù được xây dựng bởi những tiêu chí riêng, với điều kiện tiên quyết là liên kết với các chủ đầu tư dự án bất động sản để phối hợp trong việc ngân hàng cho vay khách hàng mua bất động sản, và chủ đầu tư quản lý bất động sản hình thành trong tương lai để làm tài sản đảm bảo cho chính khoản vay của khách hàng.

Các thành phố lớn – nơi tập trung đông dân cũng là các địa bàn phát triển cho vay bất động sản mạnh mẽ nhất là TP. Hồ Chí Minh - địa bàn dẫn đầu về số lượng dự án liên kết với chủ đầu tư và có dư nợ cho vay mua nhà dự án cao nhất, từ đó cho thấy tiềm năng phát triển sản phẩm cho vay mua nhà khi mà tốc độ đơ thị hóa ngày càng tăng nhanh. Hiện tại, ACB đã liên kết với các chủ đầu tư có tiềm lực của các dự án bất động sản xếp vào hàng cao cấp như Saigon Pearl, Phú Mỹ Hưng, Riveria,.. ACB cũng đang trong giai đoạn tìm kiếm nhiều dự án liên kết, cung cấp cho khách hàng có mức thu nhập trung bình khá. Do tác động của nền kinh tế, lạm phát, lãi suất tăng cao khiến bất động sản cao cấp có tính thanh khoản kém, chủ đầu tư và cả ngân hàng chủ trương hạn chế đầu tư vốn vào phân khúc bất động sản cao cấp mà chuyển sang thực hiện các dự án bất động sản trung cấp trở xuống để đáp ứng nhu cầu thực sự về nhà ở. Vì vậy, ACB cũng có chuyển hướng tích cực sang cho vay phân khúc này để có thể đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ACB trên thị trường.

+ Cho vay sản xuất kinh doanh:

Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh chiếm tỷ trọng 33% tổng dư nợ tín dụng cá nhân năm 2009. Năm 2010, tỷ trọng dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh 38% và năm 2011 là 42% tổng dư nợ. Dư nợ cho vay sản xuất kinh doanh từ năm 2009 đến 2011 có

sự tăng trưởng cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối, cho thấy mảng cho vay sản xuất kinh doanh được ngân hàng tập trung phát triển cao. Hỗ trợ vốn kinh doanh cho đối tượng hộ kinh doanh cá thể được ngân hàng tập trung khai thác. Ngoài khu vực thành phố Hồ Chí Minh, tỷ lệ cho vay sản xuất kinh doanh đã được mở rộng ở cả khu vực miền Đông Nam Bộ và miền Tây Nam Bộ, tùy thuộc vào lĩnh vực ngành nghề kinh doanh mà ngân hàng có chính sách ưu tiên khác nhau như kinh doanh lĩnh vực trồng trọt cà phê, cao su, chăn nuôi thủy sản,….

+ Vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng:

Dư nợ cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng năm 2011 đã giảm 2,51% so với năm 2010. Do sản phẩm cho vay tiêu dùng nằm trong lĩnh vực dư nợ phi sản xuất kinh doanh nên việc giảm dư nợ cho vay tiêu dùng, ACB đã thực hiện đúng chỉ đạo của NHNN.

Đây là sản phẩm tín dụng hỗ trợ nguồn vốn giúp khách hàng mua sắm vật dụng gia đình, sửa xe cơ giới, thanh tốn học phí, đi du lịch, chữa bệnh, ma chay, cưới hỏi, … và các nhu cầu thiết yếu khác trong cuộc sống. Khi tình hình kinh tế phát triển, nhu cầu nâng cao cuộc sống là điều tất yếu. Hiện ACB đã có quy định cụ thể về sản phẩm cho vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng như sau:

* Đối tượng và điều kiện: Cá nhân người Việt Nam

Có thu nhập ổn định, đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân hàng.

Có tài sản thế chấp cầm cố (nhà, đất, sổ tiết kiệm, …) dùng để đảm bảo thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được người thân có tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh.

Không nợ quá hạn tại ACB và các Tổ chức tín dụng khác tại thời điểm vay vốn * Đặc tính sản phẩm:

Thời hạn cho vay: tối đa 84 tháng Loại tiền vay: VNĐ, Vàng, Ngoại tệ.

Lãi suất: theo quy định của ACB trong từng thời kỳ.

Mức cho vay: theo nhu cầu thực tế của khách hàng, khả năng trả nợ, trị giá tài sản đảm bảo nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng.

Phương thức trả nợ: trả lãi hàng tháng và trả vốn vào cuối kỳ (nếu vay ngắn hạn); hoặc trả dần (vốn + lãi) hàng tháng: vốn gốc trả đều nhau hoặc tăng dần 20%/năm.

Phương thức giải ngân: thanh tốn trực tiếp cho bên bán hoặc thơng qua Ngân hàng. Nếu khách hàng vay Vàng có thể trả bằng VNĐ theo giá quy đổi là giá Vàng do ACB bán ra tại thời điểm trả nợ. Khách hàng sử dụng sản phẩm vay trả góp sinh hoạt tiêu dùng tại ACB giúp khách hàng nhanh chóng giải quyết các nhu cầu tiêu dùng cấp bách, cải thiện đời sống và có cơ hội tiếp cận các dịch vụ tài chính của ngân hàng.

Với những đặc điểm của sản phẩm cho vay tiêu dùng trên đã đem lại cho khách hàng những tiện ích tối ưu cũng như giúp ngân hàng tăng dư nợ. Cụ thể tại biểu 2.4 cho thấy dư nợ đối với sản phẩm cho vay tiêu dùng cá nhân chiếm 6% dư nợ tín dụng cá nhân năm 2011.

+ Cho vay khơng cần tài sản đảm bảo (tín chấp)

Chính sách phát triển tín dụng cá nhân của ACB là phát triển chiều rộng đi đôi với chiều sâu tức tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng đó phải là dư nợ có chất lượng, càng

giảm thiểu nợ xấu càng tốt. Vì vậy chính sách tín dụng của ACB đã đưa ra những hàng rào kỹ thuật để được vay tín chấp, khách hàng cần đủ những điều kiện sau:

* Đối tượng và điều kiện:

Cá nhân người Việt Nam có hộ khẩu thường trú/KT3 tại nơi đăng ký vay và đang công tác tại đơn vị thuộc một trong các loại hình sau: Cơng ty Nhà nước, Liên doanh, Nước ngoài, Cổ phần, TNHH Việt Nam, Cơ quan hành chánh sự nghiệp, Tổ chức hiệp hội nước ngồi, Văn phịng đại diện Cơng ty nước ngoài, Hợp tác xã.

Từ 22 tuổi trở lên, thời hạn vay không quá 55 đối với nữ và 60 đối với nam. Thu nhập ròng hàng tháng: từ 6.000.000 đồng trở lên tại Khu Vực Tp.HCM và Hà Nội; 4.000.000 đồng trở lên tại các tỉnh hoặc thành phố khác.

Thâm niên công tác 24 tháng trở lên và tối thiểu 12 tháng tại đơn vị hiện tại. Có điện thoại cố định tại nơi cư trú

* Đặc tính sản phẩm:

Thời hạn vay: 12 – 60 tháng.

Số tiền vay: tối đa 10 lần thu nhập ổn định hàng tháng, tối đa 500 triệu đồng, tùy theo nhu cầu và thu nhập của khách hàng.

Lãi suất: theo quy định của ACB trong từng thời kỳ. Hiện nay, ACB áp dụng mức lãi suất cho vay tiêu dùng tín chấp tối đa là 15%/năm.

Phương thức trả nợ: trả góp (vốn + lãi) cố định. Hàng tháng ACB tự động trừ tài khoản tiền gửi thanh toán của người vay tại ACB để thu nợ. Góp phần trong những sản phẩm giúp tăng trưởng cho dư nợ tín dụng cá nhân là sản phẩm cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu (Trang 54 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)